Tính sáng tạo của sinh viên Việt Nam

Chào các bạn,

Câu hỏi Nghiên Cứu Xã Hội tuần này là:

So với sinh viên trong vùng Đông Nam Á (ASEAN), tính sáng tạo của sinh viên đại học Việt Nam:

1. Rất cao
2. Hơi cao
3. Trung bình
4. Hơi thấp
5. Rất thấp

Các bạn trả lời hăng hái nhé.

Chúc mọi người một tuần làm việc tốt.

Mến,

Hoành

8 thoughts on “Tính sáng tạo của sinh viên Việt Nam”

  1. theo em thì….
    tính sáng tạo của chúng ta ở mức trung bình so vs asean
    còn nếu em so vs các nơi # thì mình chỉ hơi thấp và rất thấp thôi
    vì sn mình k có điều kiện thực hành nhiều
    lí thuyết là 9 nên k đc thường xuyên áp dụ ngvào thực tế >>> 0 có sáng tạo 😐

    Like

  2. Tính sáng tạo của người Việt Nam thì chắc chắn là không thấp. Nhưng tính sáng tạo của sinh viên Việt Nam thì lại rõ là không cao.

    Tôi nghĩ vấn đề là ở thói quen học hành: học cái được dạy (học bị động) chứ không phải là đi tìm kiếm kiến thức và rèn luyện khả năng làm việc cho mình (học chủ động). Đối với học sinh tiểu học thì có thể đổ tội cho cách dạy của thầy cô, nhưng lên đến sinh viên đại học rồi, tôi nghĩ các bạn sinh viên nên dũng cảm nhận lấy trách nhiệm này cho mình. Thầy cô, trường lớp có thể đóng vai trò hỗ trợ quan trọng, nhưng không phải yếu tố quyết định trong kiến thức và thành quả mà sinh viên đạt được, đặc biệt là về tính sáng tạo …

    Tuy nhiên so sánh cụ thể với SV asean thì tôi không có cơ sở để đánh giá. Thế nên lần này xin phép anh Hoành không biểu quyết vậy! 😀

    Like

  3. Hi chị Tâm Nhân,

    Em lại có quan điểm ngược lại với chị đó :D.

    Em cho rằng tính sáng tạo của người Việt Nam mình thấp so với cả Asean và các nước nói chung. Em chỉ lấy một ví dụ là khi nhìn vào các sản phẩm bao bì, nhãn mác của Việt Nam, rồi xem cách các doanh nhân Vn kinh doanh (sản xuất, tạo sản phẩm mới) thì mới thấy là chúng ta nghèo nàn về ý tưởng như thế nào.

    Đấy là chưa muốn so sánh với Trung Quốc, dù họ chỉ bắt chước thôi nhưng tài bắt chước và khả năng sáng tạo các sản phẩm rẻ tiền mà lại rất đắt khách của họ cũng đáng học tập lắm.

    Còn đối với sinh viên thì em lại lạc quan hơn 🙂 Ai cũng phải công nhận là nền giáo dục của chúng ta đã làm cùn tính sáng tạo và suy nghĩ độc lập của người học đi rất nhiều, mà 12 năm ngồi trên ghế nhà trường, cái kiểu suy nghĩ đó ăn sâu vào từ bé thì những người mà bứt phá ra được cũng phải mất nhiều công lắm 😦

    Em nghĩ một phần nhờ có Internet mà các bạn trẻ ngày nay được tiếp cận với thế giới nhanh hơn, cập nhật thông tin và văn hóa từ bên ngoài nên có cách nhìn rộng mở hơn. Nhờ đó mà khi có một môi trường tốt (ví dụ như tham gia các cuộc thi khu vực và quốc tế, hay có ý tưởng kinh doanh) thì khả năng sáng tạo của các bạn cũng không thua kém gì so với các nước Asean cả.

    Chia sẻ với chị một vài suy nghĩ của em 🙂

    E Hòa

    Like

  4. Câu trả lời sau một tuần là:

    Rất thấp……….24.8%
    Rất cao………..24%
    Hơi cao……….20.8%
    Trung bình……20.8%
    Hơi thấp………..9.6%

    Like

  5. Anh đồng ý nhận thức của Khánh Hòa về tính sáng tạo rất thấp của nước Việt Nam so với tất cả các nước trên thế giới.
    Giới sinh viên bị cô lập khỏi tiến trình(dòng chảy) kiến thức quốc tế .Em có thể tham khảo thêm ở bài (các vấn đề giáo dục và giải pháp….)nơi trang phản biện ĐCN ,để hiểu chính xác chỉ số sáng tạo của sinh viên VN là số (không) so với Nam Hàn có hơn một trăm ngàn bằng sáng chế ,theo thống kê của 2006.
    Em mỗi ngày một thông minh. !

    Like

  6. Theo em thì sự sáng tạo của SV Việt Nam :

    1. Lý thuyết : rất giỏi – thể hiện sự chém gió công phu cực cao

    2. Thực tiễn hay có dự án cụ thể : Bế tắc, vì nhà trường đâu có dạy ??? Bản thân nhà trường không có khuyến khích tư duy thực tiễn mà toàn để các thầy chém gió giỏi dạy thôi !

    Like

  7. Xin chào cả nhà,
    Sự sáng tạo của người Việt nói chung,của sinh viên Việt Nam nói riêng nhìn chung không cao là bởi nhiều lí do ,theo nhận định của nguyên Phó Thủ tướng nước CHXHCNVN Vũ Khoan thì ” hay loay hoay “cải tiến ” , làm tắt , không coi trọng nghiêm ngặt quy trình công nghệ. Trong một xã hội công nghiệp và “hậu công nghiệp”, những khuyết tật ấy sẽ là những vật cản ghê gớm”
    Theo thinh_hoa thì,trong Nhà trường phổ thông hiện nay,tình trạng học sinh mất kiến thức căn bản không phải là hiếm nếu không nói là nhiều.Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến tính sáng tạo của Sinh viên sau này.Phần lớn ,ngay từ khi còn học phổ thông,một số em đã có thói quen xấu là không chịu chủ động nghiên cứu bài vở.Học xong hôm nay thì hôm sau kiểm tra lại cứ y như là bài chưa được học vậy.Mọi bài tập trong SGK đều được giải sẵn ở các loại sách tham khảo nên các em không chịu độc lập suy nghĩ mà luôn ỷ lại,và – dĩ nhiên tính sáng tạo ở một số em phải nói là không có chứ không phải là thấp.
    Phần lớn,HS vào mạng không phải là để học hỏi mà là để chơi các trò chơi vớ vẩn,quên cả học hành ,thậm chí còn bỏ giờ ,trốn tiết ,vv.đã có những trường hợp một học sinh giỏi mà do ghiền NRET toqứi mức học hành sa sút và phải bỏ học…
    @ Xin lỗi ,chẳng hay Phan Quang với Quang Phan là một hay hai người đây ạ ?cảm ơn anh nhiều nhé!

    Like

  8. Thinh Hoa à . Đừng giả bộ nghe . Quang Phan hay Phan Quang cũng một trái tim thôi nha , Anh đâu có ám ảnh em đến thế ?hì hì .
    Em à. Lời phản hồi của em đúng với cách suy nghĩ của em (cũng như cách nói của một ai đó ). Chính Leonasaya là người nói đúng hơn hết ,giúp anh hoc cách lắng nghe và tự hỏi. (chẳng có điều gì phải lý luận dài dòng hết.)

    (Phân lớn ngay từ còn học phổ thông,một số em có thói quen xấu không chịu nguyên cứu bài vở …..không chịu độc lâp suy nghĩ mà ỷ lại ) Thinh Hoa ơi ! đúng vây sao em ?

    Phần nhỏ các em vào mạng cũng tìm thấy sự bổ ích cho trí nảo,ta không nói đến phần lớn tuổi trẻ hư hỏng và sa dọa từ đâu mà có trong hệ quả xã hội.

    Đàn con cháu của anh ,từ 7 tuổi đã biết tìm đến vi tính trong những bài hoc giáo duc ,lớn hơn một chút đã thuộc lòng những kiến thức khai phá, và phát triển tư duy tích cực từ đó.
    Là những thành viên ưu tú xây dựng xã hội tiến bộ .

    Ta không nói đến phần nhỏ trụy lac trong môi trường văn minh .Ta nên đánh giá sự tiến hóa của xã hội dựa trên nền tảng giáo dục thức thời .dựa trên quy lực phát triển của cộng đồng thế giới .Muốn thế ,đừng bảo thủ các quan điểm lac hậu.

    Hẹn gặp em, Thinh Hoa.

    Phan Quang.

    Like

Leave a comment