Thứ bảy, 14 tháng 11 năm 2009

Bài hôm nay

Di sản Thế giới – Vịnh Hạ Long, Nhạc Xanh, Video, Văn Hóa, chị Trần Lê Túy-Phượng.

Cửa đóng cửa mở , Danh ngôn, song ngữ, chị Huỳnh Huệ.

Nói không kịp lúc , Danh ngôn, song ngữ, chị Thùy Trang .

Ngưỡng Mộ Người Nhân Ái , Danh ngôn , song ngữ, chị Kiêm Yến.

Đất Khát Mưa , Thơ, Teen Talk, chị Phan Nguyên.

Em cầm trên tay một đóa hoa rừng, Thơ, chị Hoàng Thiên Nga.

Hà Nội Phố, Hà Nội Mùa Đông!, Chuyện Phố, Nước Việt Mến Yêu, chị Thanh Mai.

The way the brave live , Trà Đàm, Teen Talk, song ngữ, anh Quan Jun.

Hồi ký của Y Ngông Niê Kdăm, Văn Hóa, Chứng Nhân, chị Linh Nga Niê Kdăm.

Triết lý Việt – Phù Đổng Thiên Vương, Trà Đàm, Văn Hóa, anh Trần Đình Hoành.

.
Tin sáng quốc tế, anh Nguyễn Minh Hiển tóm tắt và nối links.

Kỷ lục kéo xe buýt 2 tầng, nặng 7 tấn bằng đuôi tóc – Một người đàn ông 59 tuổi đã lập được kỷ lục thế giới mới khi dùng đuôi tóc kéo được chiếc xe buýt 2 tầng, nặng 7 tấn đi xa hơn 21m trong Ngày kỷ lục thế giới 12/11.

Vụ sáp nhập lớn nhất ngành hàng không thế giới – Ngày 12/11, hãng hàng không Anh British Airways (BA) và hãng hàng không Tây Ban Nha, Iberia, đã thỏa thuận sáp nhập, tạo thành công ty hàng không lớn thứ hai của châu Âu về vốn cổ phần và lớn thứ 3 thế giới về thu nhập.

Nga: Nổ kho vũ khí ở miền Trung, ít nhất 35 người mất tích – Theo hãng tin Nga Interfax, một loạt vụ nổ đã xảy ra liên tiếp tại một kho chứa vũ khí ở thành phố Ylyanovsk thuộc miền Trung nước Nga vào lúc 4g chiều 13-11 (giờ địa phương). Thông tin ban đầu cho biết khoảng 35 người đã mất tích sau loạt vụ nổ.

Thông điệp liên bang của Nga: “Cải tổ là chìa khóa sống còn” – Trong thông điệp liên bang thường niên hôm qua, Tổng thống Nga Dmitry Medvedev vẽ ra tưởng tượng của ông về tương lai đất nước, nhấn mạnh “đổi mới” là chìa khóa sống còn của quốc gia này.

Ông Obama bắt đầu công du châu Á – Tổng thống Mỹ Barack Obama đã tới Nhật Bản chiều nay 13-11, bắt đầu chuyến công du bốn nước châu Á nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Mỹ sẽ tịch biên các tài sản liên quan tới chính phủ Iran – Các công tố viên liên bang tại New York hôm qua đã thực hiện các bước đi pháp lý để tiến tới việc tịch biên 4 nhà thờ Hồi giáo và 1 tòa nhà chọc trời cao 36 tầng vì nghi ngờ có liên hệ với chính phủ Iran.

Bình Nhưỡng cảnh báo Seoul “đùa với lửa thì phải trả giá đắt!” – Hai ngày sau vụ đụng độ trên biển Hoàng Hải, căng thẳng giữa hai miền Triều Tiên vẫn chưa hạ nhiệt.

Nổ bom tại cơ quan tình báo Pakistan, 7 người chết – Ít nhất 7 người thiệt mạng và 35 người bị thương trong một vụ nổ bom sáng nay 13-11 bên ngoài trụ sở cơ quan tình báo Pakistan ở thành phố Peshawar, tây bắc Pakistan.

Căng thẳng Thái Lan – Campuchia: nhiều nguyên nhân sâu xa – Ngày 10-11, cựu thủ tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra đã đến Campuchia để đảm nhận chức cố vấn kinh tế cho chính quyền của Thủ tướng Hun Sen. Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia Đông Nam Á học tại Trường đại học New South Wales thuộc Học viện Quốc phòng Úc, đã nhận định về sự kiện này như sau.

Campuchia và Thái Lan trục xuất quan chức sứ quán – Quan hệ giữa Campuchia và Thái Lan xung quanh việc cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra có vẻ căng thẳng thêm khi có những động thái mới xuất hiện từ hai phía. Xem tiếp»

Campuchia bắt một người Thái “làm gián điệp”– Cảnh sát Campuchia ngày 13-11 thông báo đã bắt giữ một kỹ sư người Thái, cáo buộc người này làm gián điệp cho Thái Lan và sẽ đưa ra xét xử.

Bão tuyết hoành hành miền bắc Trung Quốc – Ít nhất 10 người chết và hơn 100 người bị thương sau những đợt bão tuyết kéo dài từ ngày 9-11 đến nay ở miền bắc Trung Quốc. Nguồn tin từ Cơ quan Dịch vụ thông tin đường cao tốc Trung Quốc cho biết nhiều khu vực đã bị mất điện kéo dài, giao thông bị gián đoạn nghiêm trọng.

“Điều tôi lo ngại nhất là những thế hệ tương lai ở đất nước này sẽ lãng quên quá khứ” – Nhật hoàng Akihito tâm sự trong lễ kỷ niệm 20 năm ngày lên ngôi, ngày 12-11. Ông nhắc lại những ký ức đau buồn trong chiến tranh giữa Nhật Bản với Trung Quốc và các nước châu Á khác.

Mỹ: 4.000 người chết do cúm A/H1N1 – Cúm A/H1N1 đã cướp đi sinh mạng của gần 4.000 người Mỹ, trong đó có 540 trẻ em, theo báo cáo mới nhất của ngành y tế Mỹ.

Nạn buôn lậu ngà voi toàn cầu gia tăng – Nạn buôn lậu ngà voi quốc tế gia tăng rất mạnh trong năm 2009 với sự tham gia của các nhóm tội phạm có tổ chức, và thị trường tiêu thụ lớn nhất là Trung Quốc, theo báo cáo của Mạng lưới giám sát buôn bán động thực vật hoang dã Traffic.

Đấu khẩu quanh chuyện: ai sạch, ai bẩn? – Cuộc bầu cử tổng thống ở Ukraine ngày 17-1-2010 đến nay đã có 18 ứng viên. Tranh cử cũng bắt đầu và đã xuất hiện những màn đấu khẩu tưng bừng.

Xin hãy giữ lời hứa – “Xin hãy giữ lời hứa, hãy hành động đi”. Nhóm tình nguyện viên của Tổ chức phi chính phủ Oxfam Hong Kong đã có một hành động đầy ấn tượng giữa trời tuyết trắng ở ngoại ô Bắc Kinh (Trung Quốc) ngày 12-11 khi đặt những chén cơm trắng trên tấm biểu ngữ màu hồng mang tên Obama.

APEC: cam kết tiếp tục kích thích kinh tế – Trong cuộc họp tại Singapore, bộ trưởng tài chính của các nền kinh tế thành viên APEC đã ra tuyên bố kêu gọi điều chỉnh tỉ giá hối đoái “theo hướng thị trường”. Reuters bình luận tuyên bố này phản ánh mong muốn Trung Quốc nâng giá đồng nhân dân tệ, điều Mỹ luôn đòi hỏi Trung Quốc.

.

Tin sáng quốc nội, anh Nguyễn Minh Hiển tóm tắt và nối links.

Mỹ thúc đẩy tìm kiếm quân nhân mất tích – Trong nỗ lực thúc đẩy việc tìm kiếm quân nhân mất tích trong chiến tranh (MIA) tại Việt Nam, trợ lý bộ trưởng quốc phòng phụ trách vấn đề tù binh chiến tranh (POW) và MIA Bob Newberry đã tới Hà Nội làm việc với các quan chức Việt Nam.

Không nên đánh thuế theo hạn mức đất Chiều qua, các đại biểu đã thảo luận tại tổ về Dự án Luật Thuế nhà, đất. Vấn đề được tranh luận gay gắt nhất là vấn đề thu thuế theo hạn mức đất và các điều kiện được miễn, giảm thuế nhà đất.

Quy định mới về bố trí tái định cư tại Đà Nẵng– UBND TP Đà Nẵng ngày 12.11 đã chỉ đạo các sở, ban, ngành liên quan chấn chỉnh một số tồn tại nảy sinh trong quá trình giải tỏa, đền bù, bố trí đất tái định cư.

Pháp là đối tác đặc biệt của Việt Nam – Nhận lời mời của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Cộng hòa Pháp Francois Fillon có chuyến thăm chính thức Việt Nam các ngày 12 và 13-11. Sáng 12-11, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã hội đàm với Thủ tướng Francois Fillon.

Yêu cầu xử lý những người có hành động thô bạo với ngư dân VN – Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Gia Khiêm vừa có công văn trả lời chất vấn của ông Nguyễn Minh Thuyết (đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn, phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng).

Đại biểu “truy” gì trong phiên chất vấn tới? – (Dân trí) – Đến thời điểm này đã có 230 câu hỏi của đại biểu gửi đến các thành viên Chính phủ, chuẩn bị cho phiên chất vấn tại Quốc hội tuần tới. Rất nhiều câu hỏi “truy” về những vấn đề thời sự như thủy điện miền Trung, điều hành tỷ giá tiền tệ…

Oái oăm “chuyện giấy tờ” Từ lâu, người ta đã hài hước hóa thủ tục hành chính bằng một cách thêm chữ “là” vào giữa chữ “hành chính”. Vì thế mới nảy sinh những câu chuyện rất nực cười nhưng nghe xong không thể cười nổi…

Chỉ hiệu quả khi tòa án độc lập xét xử – Ngày 12-11, Hội nghị chánh án các nước châu Á – Thái Bình Dương lần thứ 13 bế mạc sau bốn ngày làm việc. Tổng cộng có bảy chuyên đề đã được các chánh án, thẩm phán đến từ các nước tham gia thảo luận.

“Tuýt còi” lãi suất thỏa thuận để đầu tư tài chính, bất động sản – Thống đốc NHNN yêu cầu các tổ chức tín dụng không được thực hiện lãi suất thỏa thuận đối với các khoản cho vay để đầu tư bất động sản, tài sản tài chính (vàng, ngoại tệ, chứng khoán và các tài sản tài chính khác)

Rà soát và cắt giảm thủ tục hành chính -Việc cải cách thủ tục hành chính (CCTTHC) bước vào giai đoạn hai: rà soát và cắt giảm các thủ tục đã công bố trong giai đoạn 1. Thủ tướng bảo giai đoạn này là cốt tử. Một vài vị có trách nhiệm nêu vấn đề con người, sự bảo thủ… Về điểm sau, tôi không cho là như thế.

Chi 1 đồng trồng rừng, khỏi tốn 7 đồng giữ đê – Đó là khả năng hoàn toàn có thể xảy ra trong tương lai gần, nếu nước biển dâng cao 1m do biến đổi khí hậu.

Bình Định: Ngư dân “xẻ thịt” sà lan gặp nạn bán phế liệu – Trong những ngày qua, nhiều ngư dân ven biển Quy Nhơn (Bình Định) và huyện Sông Cầu (Phú Yên) đã ngang nhiên tiếp cận sà lan Bonggaya 93 bị bão số 11 đánh dạt vào khu vực hòn Ngang (thuộc Bãi Xép, phường Ghềnh Ráng, TP Quy Nhơn) “xẻ thịt” lấy sắt bán phế liệu.

Thủy điện ở Tây Nguyên tác động tiêu cực tới môi trường – Bộ trưởng Bộ Tài nguyên – môi trường Phạm Khôi Nguyên vừa có văn bản trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội Nguyễn Đình Xuân (Tây Ninh) về việc xây dựng thủy điện ồ ạt ở Tây nguyên và miền Trung.

Vn-Index tăng điểm 3 phiên liên tiếp – Mặc dù giảm điểm trong phần lớn thời gian giao dịch nhưng Vn-Index vẫn tăng nhẹ so với hôm qua. Nhóm cổ phiếu bất động sản có nhiều mã tăng mạnh.

Vàng giảm tiếp còn 2,545 triệu đồng/chỉ – Sáng nay 13/11, trước áp lực bán vàng chốt lỗ và vàng thế giới giảm mạnh, giá kim loại quý trong nước đã mất mốc 2,6 triệu đồng/chỉ, xuống còn 2,545 triệu đồng/chỉ. Giá vàng trong nước lại cao hơn thế giới 80.000 đồng/chỉ.

USD chưa “thất thế” trên thị trường tiền tệ – Chỉ trong vòng 3 tháng, đồng USD đã mất giá 15% so với đồng euro. Điều đáng nói là các ngân hàng trung ương ít tích lũy đồng bạc xanh, còn các cường quốc dầu lại đang có kế hoạch thay thế đồng USD trong giao dịch dầu mỏ.

“Xóa sổ” cửa hàng bán xăng dầu tự phát – Bộ Công thương vừa công bố để lấy ý kiến vào dự thảo thông tư về Quy chế đại lý kinh doanh xăng dầu.

Phá đường dây vận chuyển heroin – Rạng sáng nay (13.11), lực lượng phòng chống tội phạm về ma túy (PC17) Công an tỉnh Nghệ An phối hợp Cục Cảnh sát biển, Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan), Cục Hải quan Nghệ An và Hà Tĩnh đã phá thành công chuyên án 911T, bắt giữ hai người đang vận chuyển 20 bánh heroin từ Lào vào VN.

Quốc hội thảo luận dự án thủy điện Lai Châu – Hôm nay 13.11, Quốc hội (QH) bàn thảo về dự án xây dựng nhà máy thủy điện Lai Châu. Các đại biểu (ĐB) QH đồng tình với chủ trương xây dựng nhà máy nhưng lại băn khoăn về tính an toàn của dự án.

Kiến nghị tính định mức nước sạch theo nhân khẩu – Sáng 12-11, Bí thư Thành ủy TP.HCM Lê Thanh Hải và các đại biểu HĐND TP.HCM, thuộc đơn vị 5 đã có buổi tiếp xúc với cử tri quận 5, chuẩn bị cho kỳ họp HĐND TP sắp tới.

Thu phí ôtô để bớt kẹt xe – Các nhà khoa học đồng tình phương án thu phí tự động ôtô vào trung tâm TP.HCM. 400.000 ôtô hiện có ở TP.HCM đã chiếm hơn một nửa diện tích đường phố. Nếu không có giải pháp đồng bộ, trong đó có việc hạn chế ôtô vào nội thành, thì sẽ không còn đường mà đi. Bước đầu phương án này sẽ thí điểm tại hai quận.

Kiểm tra việc chấp hành quy định quản lý ngoại hối – Trước tình hình thị trường ngoại hối biến động mạnh, Ngân hàng Nhà nước – Chi nhánh Hà Nội quyết định thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành Ngân hàng – Công an – Quản lý thị trường, kiểm tra việc thực hiện các quy định của Nhà nước về quản lý ngoại hối.

Không thể coi cầu Long Biên như cây cầu cũ, hỏng – “Cầu Long Biên là biểu tượng đẹp trong tâm thức người dân Việt Nam, là lịch sử hơn 100 năm của dân tộc nên không thể ứng xử chỉ đơn giản như một công trình giao thông, một cây cầu cũ hỏng…” – Nhà sử học Dương Trung Quốc bày tỏ quan điểm.

Một mẹ Việt Nam anh hùng thọ 117 tuổi – Đó là mẹ Trần Thị Viết, sinh năm 1892, có 7 người con và một cháu nội hy sinh trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

Vắt sức trẻ em: giải quyết thế nào? – Nhiều trẻ vị thành niên mỗi ngày đang phải mài mòn tuổi thơ của mình trong những xưởng may từ sáng sớm tới tối khuya. Điều này trở thành chuyện bình thường trong khi Luật lao động quy định trẻ em 15 tuổi không làm quá 7giờ/ngày. Tại sao?

Nghi án dùng “thuật thôi miên” trộm cắp ở chợ – Một nhóm đối tượng chuyên dùng “thuật thôi miên” để trộm cắp tiền và tài sản của các tiểu thương trên địa bàn TP Đà Nẵng vừa bị phát hiện và bắt giữ.

Trở lại trường trong tiêu điều – Bước vào lớp, cô giáo Thanh hỏi lớp có bao nhiêu bạn nhà bị chìm trong nước lũ, cả 45 học sinh đồng loạt giơ tay.

Một sinh viên nhận giấy khen vì học vượt – Trường ĐH Bách khoa (ĐHQG TP.HCM) vừa tổ chức lễ trao bằng thạc sĩ cho 228 học viên cao học (29 chuyên ngành), bằng kỹ sư chất lượng cao PFIEV cho 59 sinh viên, bằng kỹ sư cho 839 sinh viên hệ đại học chính quy (11 chuyên ngành).

Chuyển trường vẫn được nới điểm ưu tiên – Chiều 12 – 11, TS Lê Thị Thanh Thu – phó hiệu trưởng, chủ tịch hội đồng tuyển sinh ĐH Mở TP.HCM – cho biết sau hai ngày kiểm tra toàn bộ số hồ sơ thí sinh hệ CĐ mà Trường ĐH Phan Thiết đã tuyển vượt, hôm nay Trường ĐH Mở TP.HCM sẽ có báo cáo gửi Bộ GD – ĐT về kết quả kiểm tra.

Hội thi hùng biện tiếng Anh TP.HCM 2009 – Sở GD-ĐT TP.HCM vừa công bố việc tổ chức hội thi hùng biện tiếng Anh lần 1 năm 2009.

Thông tin thi, tuyển sinh sẽ được gửi qua email – Mỗi Sở Giáo dục và Đào tạo tại địa phương thiết lập một địa chỉ nhóm email để học sinh lớp 12 tự động đăng ký làm thành viên và Sở sẽ gửi thông tin thi, tuyển sinh, hướng nghiệp vào địa chỉ nhóm e-mail này.

Cần một môi trường Anh ngữ chuyên nghiệp! – Trước thực tế là học sinh, sinh viên Việt Nam dù bắt đầu học tiếng Anh ngay từ phổ thông nhưng khả năng sử dụng kém, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Tony Williams về vấn đề này.

Buổi nói chuyện về quan hệ văn hóa Việt – Nhật – Sáng 13.11, tại Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (KHXH-NV) TP.HCM đã diễn ra buổi nói chuyện chuyên đề “Quan hệ văn hóa Việt – Nhật từ thời kỳ trung đại đến nay” của GS Bùi Chí Trung đến từ ĐH Aichi Shukutoku (Nhật Bản). Buổi nói chuyện do Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản tổ chức.

“Họ đã sống như thế”“ – Không ai chọn cửa để sinh ra, trò số phận đặt để nhân sinh trước những thử thách nghiệt ngã…” – Nguyễn Á mở đầu cuộc trò chuyện về triển lãm ảnh của anh như thế.

Gom phế liệu giúp người khuyết tật – Đó là lời mời gọi của bloger Huong Lan nhằm thu gom phế liệu giúp các bạn khuyết tật ở Healing The Wounded Heart (HWH) đặt tại 23 Võ Thị Sáu – TP Huế, tái chế và làm thành các mặt hàng lưu niệm như túi xách, khung ảnh, dây deo cổ…

Chế tạo thành công thiết bị “biến” nước biển thành nước ngọt – Sáng 13-11, Tập đoàn công nghiệp nặng Doosan (Hàn Quốc) đã tổ chức lễ xuất xưởng thiết bị khử mặn (chế biến nước biển thành nước ngọt) đầu tiên tại Việt Nam sang Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất tại Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi.

Lan Hương nổi bật trong trang phục truyền thống – Đại diện Việt Nam tại cuộc thi Người mẫu Thế giới 2009, Nguyễn Ngọc Lan Hương mặc áo dài trắng đính nhiều pha lê lấp lánh, đội mấn đỏ rộng vành trong phần giới thiệu bản thân với trang phục truyền thống.

Âm nhạc và Linh Dung trong Chơi vơi – Chơi vơi, bộ phim VN được chờ đợi trong năm 2009 chính thức khởi chiếu toàn quốc từ 13-11. Dù không được nhắc đến nhiều như hai nhân vật Cầm và Duyên (Phạm Linh Đan và Đỗ Hải Yến thủ vai), Vy của Linh Dung vẫn tạo ấn tượng rất riêng cho người xem.

Audio Văn hóa giải trí – Kỳ 38: Bài ca tình yêu – Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từng nói : “ Hãy yêu đi, đừng ngần ngại, vì dù hạnh phúc hay dở dang thì tình yêu ấy cũng thành một phần máu thịt của bạn rồi”

Lý Lan và Trương Nam Hương đoạt thưởng giải Hội Nhà văn TP.HCM 2009 – Hội đồng chấm giải Hội Nhà văn TP.HCM vừa chính thức công bố Giải thưởng văn học TP.HCM 2009 được trao cho hai tác phẩm: Tiểu thuyết Đàn bà của nhà văn Lý Lan (NXB Văn nghệ) và tập thơ Ra ngoài ngàn năm của Trương Nam Hương (NXB Văn học).

Người trăm năm cũ – bức tranh lịch sử sống động – Dày 591 trang, được viết bằng giọng văn lôi cuốn, nhẹ nhàng, Người trăm năm cũ đã tái hiện bức tranh lịch sử Việt Nam đầu thế kỷ 20 qua cuộc chiến đấu anh dũng của nghĩa quân Yên Thế.

Triển lãm “Mặt nạ tận cùng của hiện sinh: Bí ẩn” – Đây là cuộc triển lãm của họa sĩ Trần Trung Lĩnh tại Vân Art Galery, 2B Chu Mạnh Trinh, P. Bến Nghé, Q.1, TP.HCM, từ ngày 13 đến 30.11.2009. Triển lãm gồm 11 tác phẩm khổ lớn chất liệu sơn dầu trên vải bố.

Thanh Bạch, Xuân Hương “sum họp” – Đôi nghệ sĩ tài danh, cũng là một nửa của nhau một thời nhưng “cắt nửa vầng trăng” từ năm 2007, đã sum họp trở lại để “chọc lét” thiên hạ trong bộ phim hài “Chuyện đời”.

Chiếu miễn phí Chạng vạng cho HSSV – Chạng vạng (Twilight) – bộ phim ăn khách năm 2008 – sẽ được chiếu miễn phí cho HSSV các trường THPT, ĐH của Hà Nội và TP.HCM từ ngày 13 đến 20-11.

Tuyển tập Nhà & Phố 2: đi tìm cái mới – Năm căn hộ, 11 biệt thự và nhà phố trong tuyển tập Nhà & Phố 2 (Tủ sách Tuổi Trẻ và Nhà xuất bản Trẻ kết hợp với Công ty truyền thông Gia Phúc) là tác phẩm của các kiến trúc sư ở cả hai miền Nam – Bắc, phần lớn là các nhà thiết kế trẻ.

Khai mạc Festival cồng chiêng quốc tế 2009 – Tối 12-11, Festival cồng chiêng quốc tế đã được khai mạc tại quảng trường 17-3, thành phố Pleiku với sự tham dự của hàng chục ngàn người dân từ khắp nơi trong cả nước. Tham dự festival lần này có sự góp mặt của 34 đoàn cồng chiêng trong nước và quốc tế cùng hơn 3.000 nghệ nhân và diễn viên.

Marley và tôi – John Grogan bắt đầu viết cuốn tự truyện về cuộc sống của đôi vợ chồng trẻ cùng chú chó Marley sau khi chú chó này mất một tháng, và là câu chuyện của 13 năm người và vật chung sống với nhau. Một câu chuyện hài hước và cảm động về cuộc đời Marley – một chú chó nổi tiếng quậy phá nhưng cũng rất hồn nhiên, dễ thương.

Bong bóng thương hiệu – Tập sách Bong bóng thương hiệu (The brand bubble) của tác giả John Gerzema và Ed Lebar thuộc Young & Rubicam Group (Mỹ) vừa ra mắt ấn bản tiếng Việt (NXB Tổng Hợp TP.HCM liên kết với Tinh Văn Media).

Giảm giá sách nhân dịp 20-11 – Một đợt giảm giá sách quy mô hơn 10.000 đầu sách do nhà sách Hà Nội tổ chức tại 245 Nguyễn Thị Minh Khai có sự tham gia của Công ty sách Phương Nam và Thái Hà Books sẽ diễn ra từ 14 đến 22-11.

Họ đã sống như thế – “Không ai chọn cửa để sinh ra, trò số phận đặt để nhân sinh trước những thử thách nghiệt ngã…” – Nguyễn Á mở đầu cuộc trò chuyện về triển lãm ảnh của anh như thế.

Tìm duyên trong không gian sống – Hơi thở nhiệt đới (NXB Trẻ) tập hợp những bài viết ở thể loại tản văn của KTS Nguyễn Văn Tất. Cách lộ diện của cuốn sách như khuyến khích người đọc khoan đọc mà lật nhanh từng trang để xem.

Các món xôi ngon mà bổ dưỡng – Một vài “biến điệu” kết hợp giữa gạo nếp và một số thực phẩm khác dưới đây sẽ giúp món xôi đơn giản trở thành một món ăn ngon miệng, đồng thời tăng cường dinh dưỡng và là một vị thuốc tự nhiên giúp tăng cường sức khoẻ.

9 mẹo nhỏ giúp giảm tác hại của rượu (Dân trí) – Dù biết rượu có ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe nhưng bạn không có lý do để từ chối rượu trong các bữa tiệc tiếp khách…Những mẹo nhỏ dưới đây sẽ giúp hạn chế tới mức tối đa ảnh hưởng của rượu tới sức khỏe cơ thể.

9 cách thúc đẩy quá trình trao đổi chất – Tăng cân hay giảm cân đều liên quan chặt chẽ với quá trình trao đổi chất. Nếu ăn nhiều mà vẫn “mi nhon” thì quá trình này hẳn đang gặp trục trặc đấy. Dưới đây là những mẹo nhỏ giúp tăng cường trao đổi chất cho cơ thể luôn khoẻ mạnh:

Tin học tập

MBA Fair in HCM City on 26 Nov, 2009: triển lãm về du học thạc sĩ quản trị kinh doanh (MBA) tại TP.HCM vào ngày 26 tháng 11.

Buổi nói chuyện về học MBA tại Viện Giáo Dục quốc tế IIE: vào ngày 18/11 với các diễn giả là các sinh viên tốt nghiệp trường đại học Yale, Stanford và Baylor.

Câu lạc bộ sách tại ĐSQ Mỹ ngày 28/11: trao đổi về cuốn sách “7 Habits of Highly Effective Teens”

Chứng khoán

* VNINDEX

* HNX

Giá vàng

Tỷ giá ngoại tệ

Thống kê kinh tế

Thời tiết hôm nay
.

Bài hôm trước >>>

Chúc các bạn một ngày tươi hồng !

:-) :-) :-) :-) :-) :-)

Đọt Chuối Non

Di sản Thế giới – Vịnh Hạ Long

Chào các bạn,

Vùng Biển Rồng Đáp này thì rất khó để giới thiệu với các bạn, vì như thế thì chẳng khác gì với thiệu ông chú với bà thím. “Chào chú, giới thiệu với chú, bà này là vợ chú đấy.” Đôi khi cũng có thể phải làm thế thật. 🙂 Nhưng Vịnh Hạ Long thì chắc là không cần.

Nét hùng vĩ và kỳ bí của Vịnh Hạ Long thật là có một không hai trên thế giới. Dù là Vịnh Hạ Long có dự phần trong hai cuốn phim lớn, Indochine và Tomorrow Never Dies (James Bond 007), hai cuốn phim này chẳng làm nên công lý cho Hạ Long. Thực sự là phải ngồi bập bềnh giữa trời biển núi bao la ấy, ta mới cảm nhận được nét tuyệt mỹ cùa Hạ Long và tính vô tận của trời đất.

Mình mới làm xong PPS Vinh Hạ Long, với nhạc nền là bản Hải Đảo Xa Xôi (Distant Island) của Deuter. Post đây để chia sẻ với các bạn.

Xin các bạn click vào ảnh dưới đây để xem slideshow và download.

Chúc các bạn một ngày hùng vĩ.

Bình an & Sức khỏe,

Túy-Phượng
.

halong

Cửa Đóng Cửa Mở

doorafterdoor
When one door closes, another door opens;
doors
but we often look so long and so regretfully upon the closed door
doorbrglobe
that we do not see the ones which open for us.
Alexander Graham Bell

Khi một cánh cửa đóng, một cửa khác lại mở ra;
nhưng chúng ta thường nhìn quá lâu và nuối tiếc cánh cửa đóng lại
nên chẳng nhìn thấy những cửa kia đã mở ra cho mình

Hướng Dương dịch

Ngưỡng Mộ Người Nhân Ái

mother-teresas-kindness21Khi tôi trẻ, tôi ngưỡng mộ người thông minh. Giờ về già, tôi ngưỡng mộ người nhân ái.

Phạm Kiêm Yến dịch


When I was young, I admired clever people. Now that I am old, I admire kind people.

.                                                                                                     ~Abraham Joshua Heschel~

Đất Khát Mưa

Gió thốc cơn mang nỗi sầu của lá
Đất cựa mình nghe rát bỏng tim đau
Đất nứt nẻ hay lòng người cằn cỗi
Tự hỏi vì sao: Đất bỗng khát mưa giông.

chopmua

Cơn thịnh nộ, Đất hoá thành giông Bụi
Khô khốc lòng ai, chảy mãi chẳng thành dòng
Trời đánh đố vung đũa thần oan nghiệt
Rỉ máu hồn ai, Sét đập phá điên cuồng.

Đất đâu biết hồn Mưa chảy lệ
Mang cuồng si giấu nhẹm nỗi tơ lòng
Mưa gào thét cũng vẫy cơn hoang dại
Khóc lòng mình ôm Đất chưa nghìn thu

Nỗi suy tư ào ào dòng thác đổ.
Gió vùng vẫy, giẫy giụa thành bão tố
Lá uốn mình ép nát cả trời xanh
Mưa trốn chạy khát cơn tình vụng dại

rain1Chợt ôm Đất, thấy lòng mình tan chảy
Mưa bên Đất giấc nồng say êm ả
Đôi môi thơm Người mơ chốn bình yên
Trong giấc mơ Người thấy gì nơi ấy?

Có thấy ta kẻ hát khúc dại khờ
Mưa biết không có một kẻ ngu ngơ
Vẫn luôn khát luôn đợi ngày Mưa đến
Để được yêu, được hát khúc xuân nồng.

Phan Nguyên
Quế Sơn

Em cầm trên tay một đóa hoa rừng

Tây Nguyên mùa xuân
Tôi qua những cánh rừng hoang tàn
Xuyên vùng đất đỏ bazan
Thương dòng Krông Ana
Vắng bóng đôi bờ hoa trắng
holdingflower
Bằng lăng
Rừng đầu nguồn không còn nữa
Một thời em đến đây
Đôi mắt tuổi thơ ôm trời xanh lồng lộng
Sông nước, rừng cây, màu mây…
Tôi đi dọc đôi bờ
Xa mờ huyền thoại
Bao cánh rừng không còn sức phục sinh
Đất buồn
Cỏ cháy

Tây Nguyên mùa xuân
Tôi qua những con đường phố núi
Gió đỏ vút cao
Hoàng hôn nhuộm máu trong những hộp đêm thầm thì hoan lạc
Bao lớp men nồng tội lỗi

Ngày mai, bên suối
Nước mắt cây ứa tràn
Giữa tỉnh say lăn lóc đêm tàn
Lưỡi cưa mài sẵn

Tây Nguyên mùa xuân
Trước đoàn xe cây nghiến nát nền đường đất đỏ
Tôi dừng lại
Chân trần
Em khóc
Cầm trên tay đoá hoa rừng bé nhỏ
holdingflower1
Tây Nguyên mùa xuân
Tôi nhớ những cánh rừng
Bên thác Đắk Rung lung linh nắng hoa trang
Phong lan Buk So thanh khiết
Kiêu hãnh treo trên vách đá suối tràn
Qua vùng đồi Đắk Rtik mênh mông
Sim mua tím màu da diết
Chiều bên hồ Ea Súp buồn tênh
Thăm thẳm bóng Kơ-nia đơn chiếc
Đôi Kơ- tia thao thức nhắc Pơ- lang
Thắp lửa giữa ngàn xanh trùng điệp

Tây Nguyên mùa xuân
Em kể
Long lanh xa vắng
Một thời
Dòng sông quê em hoa rụng trắng ngần
Đàn cá sấu bình yên phơi mình trong nắng
Bầy voi thanh thản bước chân
Suối thác reo giữa rừng tĩnh lặng

Tây Nguyên mùa xuân
Ước vọng rừng hồi sinh
Giữa sông nước bóng cây mây trời lồng lộng
Trái tim em nở thắm bông hoa rạng sắc bình minh.

Hoàng Thiên Nga

.

She holds in her hand a wild flower

Spring on Central Highlands
I pass by the ruined forests
Going through the red bazan lands
Pitying the Krông Ana
No more white flowers on either bank
holdingflower3
Crape myrtles
The forest of the riverhead
No longer exist
Once she was here
Youthful eyes embracing the immense sky
The rivers, the waters, the trees, the colors of the clouds…
I walk along the banks
The legend has faded
How many forests no longer have the strength for rebirth
Earth saddens
Grass burns

Spring on Central Highlands
I pass though the mountainous town streets
Red winds rise high
Sunset dyes the color of blood in the decadent nightclubs
How many sinful layers of spirits

Tomorrow, by the creek
The tears of trees will have oozed out
In the drunken sprawling night
Saw blade sharpened

Spring on Central Highlands
Facing the lumber convoy crushing the red dirt road
I stop
Barefooted
She cries
Holding in her hand a tiny wild flower

Spring on Central Highlands
I reminisce the forests
Dak Rung Fall with viburnum flowers fluttering in the sun
Pure Buk So orchids
Proudly hanging on wet cliffs
On the endless Dak Rtik hills
Downy rose myrtles purpling the blues
The desolate afternoons by Lake Ea Súp
The distant shadow of the lone Knia
The Ktia couple staying awake to call up Plang
Making a fire in the mid of the immense forest

Spring on Central Highlands
She talks
Distant and far
Of a time
When the river of her land was white with falling flowers
Crocodiles basked peacefully in the sun
Elephants strolled with leisure
Waterfalls sang in the silences of the forest

Spring on Central Highlands
Wish for the rebirth of the forests
Among the rivers, the trees, the clouds of the immense sky
Her heart shall blossom into a flower of the color of sunrise

TĐH translated
12:54 am Nov. 15, 2009
Lake of the Woods, VA, USA

Hà Nội Phố, Hà Nội Mùa Đông!

Chút gió heo may về mang theo hơi hướng của một mùa đông Hà Nội sắp bắt đầu. Thu còn chần chừ, vấn vương chia tay trong hương cốm man mát, hương hoa sữa nồng nàn, ngây ngất phố, trong màu nắng vàng tươi như mật ong. Đông ngập ngừng với những cơn gió mùa đông bắc đầu tiên, lẫn vào từng cơn mưa, mưa lá bay đầy trời, kéo theo cái lạnh của khoảnh khắc giao mùa, vừa đủ cho những đôi tình nhân tìm hơi ấm tay trong tay bên nhau.
hanoi1

Lập Đông, Hà Nội có gam màu và hương vị say đắm là lạ. Màu vàng, đỏ của nắng, của lá cây, hương phố tỏa ra từ những hàng quà mùa Đông dọc vỉa hè…Tất cả những điều thi vị đó mang cho những người con xa Hà Nội một nỗi nhớ khó tả. Không ồn ào náo nhiệt như mùa Hè, không nồng nàn say đắm như mùa Thu, không tươi trẻ đầy sức sống như mùa Xuân, Đông Hà Nội mang chút lạnh lùng nghiêm nghị nhưng cũng không kém phần đáng yêu và duyên dáng giống như những nàng thiếu nữ Hà Nội vậy.

Hồ Gươm ngày Đông, mặt nước phẳng lặng, soi bóng Tháp Rùa cổ kính và những cành cây khẳng khiu, trụi lá. Lá đã theo gió đi cùng mùa Thu, dành lại cành trơ khấc cho mùa Đông.
hanoi2
Nắng không đủ rực rỡ, chỉ vừa đủ để làm hồng đôi má của ai đó. Những con đường với những rặng cây đang thay sắc lá. Thỉnh thoảng vài chiếc lá còn sót, rơi xuống trông giống như một vạt nắng vàng lấp lửng giữa khoảng không. Những chùm quả bàng chín vàng ửng, treo lủng lẳng trên cành, những bông hoa điệp còn vương lại, những cành cây cơm nguội rung rinh trong gió có vẻ như không muốn rời đi theo mùa, làm cho cái màu xám đặc trưng của mùa Đông được giảm bớt. Nhờ đó ta vẫn thấy ấm áp trong cái lạnh của gió, của không khí khi bắt gặp Đông trên phố.


“…Hà Nội mùa này chiều không buông nắng

Phố vắng nghiêng nghiêng cành cây khô

Quán cóc liêu xiêu một câu thơ

Hồ Tây, Hồ Tây tím mờ…”

hanoi3

Hồ Tây sương phủ mờ, con đường Cổ Ngư hôm nay dường như cũng có chút khác lạ. Rộng hơn, lạnh hơn, không còn những đôi tình nhân sóng sánh bên nhau dạo bước dưới nắng chiều. “…Đường Cổ Ngư xưa chầm chậm bước ta về…” .

Hà Nội Đông về còn quyến rũ lòng người bởi những món ăn rất riêng. Đó là ngô nướng, ốc luộc và quẩy nóng chiên giòn.

Những bắp ngô nếp còn non, vừa mới được trẩy về từ bãi giữa cầu Long Biên, ven sông Hồng. Bóc lớp áo lá xanh mướt bên ngoài, ta bắt gặp những hạt ngô trắng ngần, bóng mịn, còn căng sữa. Đem quạt nướng trên than hồng chừng mươi phút sẽ cho chúng ta những bắp ngô nướng ngọt dẻo thơm bùi, ngon phải biết…Ngô nướng quyến rũ thực khách bằng hương thơm riêng biệt, mùi thơm của hương đồng gió bãi, của phù sa hào phóng. hanoi4-ngôNgô nướng chỉ sinh ra vào đúng mùa này, đúng khoảng khắc này khi cái se se lạnh của heo may bủa vây quanh ta, khi màn đêm biến chậu than hồng trở nên lung linh huyền ảo. Ai cũng muốn ngồi gần chậu than hơn chút nữa, những đôi má ửng đỏ, những cặp mắt long lanh xúm quanh người quạt ngô, những câu chuyện không đầu không cuối, những tiếng xuýt xoa trong tà áo mỏng, âm thanh lép bép của lò than…tạo nên một không gian ấm cúng kỳ lạ, hòa quyện vào không khí chờ đợi thơm mùi ngô nếp. Cầm bắp ngô nướng chín nóng hôi hổi trên tay, ta có cảm giác hơi ấm lan truyền từ tay vào từng đường gân thớ thịt. Cẩn thận tách từng hạt, từng hạt, nhẹ nhàng bỏ vào miệng, nhẹ nhàng nhâm nhi như sợ cái vị ngon ngọt ấy tan nhanh đi mất.

Sẽ là thiếu sót nếu ta bỏ qua món quẩy nóng.
Mặc dù chỉ mới qua mấy trận gió mùa mà đâu đó bên những vỉa hè, cổng trường đã xuất hiện hàng quẩy nóng với mấy cái ghế, cái bàn con sơ sài cùng chảo mỡ to đùng. Đây là món ăn dân dã và rất rẻ. Ta có thể bắt gặp trên phố rất nhiều hàng quẩy nóng nhưng nổi tiếng nhất vẫn là quẩy ở các phố như Cửa Nam, Phan Bội Châu, Quán Thánh, Thụy Khuê. hanoi5-quay
Quẩy ở phố nào cũng giống nhau, nhưng điều để thu hút thực khách và làm cho món quẩy của quán mình trở nên nổi tiếng thì bắt buộc người chủ phải có nước chấm ngon. Chua ngọt của dấm đường, se cay đầu lưỡi của ớt tươi, mặn dịu của nước mắm và không thể thiếu những lát đu đủ hay cà rốt thái mỏng. Một đĩa quẩy nóng, chấm với nước chấm chua ngọt, thêm chút tương ớt… Chao ơi mới hấp dẫn làm sao.

Có ngô nếp nướng, quẩy nóng giòn, sao ta có thể quên ốc luộc được chứ! Những con ốc béo ngậy được làm sạch sẽ, luộc với lá chanh, sả và một chút gia vị ta có được món ốc ngon tuyệt. Cũng giống như ăn quẩy, ốc ngon một phần nhờ nước chấm, mỗi quán có một cách pha nước chấm riêng, khiến người ăn không thể nhầm lẫn. Nhẹ nhàng xoắn ruột ốc ra khỏi vỏ, rồi nhẹ nhàng nhấn chìm vào nước chấm, mùi vị chúng hòa quyện vào nhau, ngọt ngào biết mấy. Đêm mùa Đông, ngồi xì xụp húp bát nước ốc, uống rượu trong hơi men, xích lại gần nhau nói đủ thứ chuyện, những con ốc như kéo gần khoảng cách mỗi người.hanoi6-oc

Cứ vẩn vơ, mơ màng với cây, với lá, với quà phố Hà Nội trong cái lạnh ngọt ngào còn vương chút thu, dạo bước qua những con đường lá rụng ngập đầy lối đi, dễ khiến hồn ta bay bổng theo từng cơn gió. Đông ơi, chào mi nhé. Mi về đây để ta có thể diện những chiếc khăn len ấm áp, để ta có thể thưởng thức một tách cafe nóng trong quán quen, để ta có thể hít hà cái lạnh giá của sương sớm…

Thi thoảng ta tự tạo cho mình cảm giác nhớ, để lại được mơ màng trong những dư âm cùng giá rét, nơi biến ta thành kẻ mộng mị sống cùng kí ức với niềm dấu yêu dành cho Hà Nội. Hà Nội mùa Đông với mái ngói rêu phong, với cây bàng trụi lá thân sẫm trong sương mờ. Hà Nội mùa Đông với thấp thoáng phố xá ánh đèn, quán cóc vỉa hè, tiếng rao vẳng phố khuya…để lại từng nỗi niềm yêu thương mong nhớ hoài cảm.
hanoi7

Và ta thấy lòng chùng xuống như khi nghe một giai điệu quen thuộc và vọng trong ta một khúc ca Hà Nội phố:

“Em ơi Hà Nội phố

Ta còn em mùi Hoàng Lan

Ta còn em mùi hoa sữa

Con đường vắng rì rào cơn mưa nhỏ

Ai đó chờ ai tóc xõa vai mềm

Ta còn em cây bàng mồ côi mùa đông

Ta còn em góc phố mồ côi mùa đông…”

Nguyễn Thanh Mai
Leo_pretty

The way the brave live

Chien’s sickbed lay next to my granny’s in hospital. So, it chanced that we two were acquainted with each other. Chien got infected with Agent Orange from his granddad, who had fought at the southern battle fields at the time when series of the large and thick forests had been shedding their leaves suddenly because of the herbicide.
Bệnh
Chien’s grandparents and parents were extremely happy when he was normally born and grew up healthily. But one morning when he was in 7th grade, everything began to turn bad. Chien had unexplainable actions, “gnawed” everything on his table such as pencil, ruler, book and notebook, and babbled gibberish constantly … His classmates thought Chien only joked, but all of them were panicked when he passed out! After regaining conciousness, Chien couldn’t remember what’d just happened.
trung thu
During the next 2 years, that matter repeated more and more regularly and sometimes he became unconscious for 2 days. Chien was diagnosed to have Leukemia and his memory was being gradually destroyed in a mysterious way. There was much possibility that Chien would have amnesia.

The image I had of Chien wa that he was a genial, patient and staunch friend. A little while later, my granny was discharged from hospital, and I had no chance to see Chien anymore.

Till last Tuesday, when doing charity at an orphanage dedicated for kids with inborn malformations and HIV, I was surprised to catch a sight of a boy who looked like Chien. But it was Thang, Chien’s younger brother. Thang told me about his brother’s last days. After leaving hospital, although too weak, Chien still convinced his family to allow him to be here in the orphanage, to teach these unlucky kids. “And he had the last happy days here!”, uttered Thang.

I believe that living meaningfully and happily is always the way the brave live!

Quan Jun translated

.

CÁCH NHỮNG NGƯỜI DŨNG CẢM SỐNG
cac em HIV
Giường của Chiến ngay cạnh giường của bà tôi trong bệnh viện. Tình cờ thế mà hai đứa quen nhau. Cậu ấy bị nhiễm chất độc màu da cam từ ông nội, ông chiến đấu ở chiến trường miền Nam vào đúng thời điểm hàng loạt cánh rừng đại ngàn bỗng trút sạch lá vì chất diệt cỏ.

Ông bà, bố mẹ của Chiến đã vui mừng khôn xiết khi bạn chào đời, lớn lên khoẻ mạnh. Nhưng vào một buổi sáng của năm lớp 7, mọi chuyện bắt đầu xấu đi. Chiến có những hành động khó hiểu. “gặm” mọi thứ trên bàn: bút chì, thước kẻ, sách vở, nói năng lảm nhảm…Bạn bè cùng lớp cứ nghĩ là Chiến đùa, nhưng rồi tất cả đều hoảng hốt khi Chiến ngất xỉu! Khi tỉnh dậy, Chiến không nhớ chuyện gì vừa xảy ra.

Suốt 2 năm trời, chuyện ấy cứ lặp đi lặp lại ngày càng thường xuyên hơn, có lần Chiến bất tỉnh tới hai ngày. Chiến được chuẩn đoán là mắc bệnh máu trắng, và những ký ức của bạn đang dần bị huỷ hoại một cách bí ẩn, nhiều khả năng Chiến sẽ bị mất trí nhớ…

Những hình ảnh tôi giữ về Chiến là một cậu bạn vui tính, nhẫn nại, kiên cường. Ít lâu sau, bà tôi xuất viện, tôi không có dịp gặp lại Chiến nữa.

Mãi cho đến thứ 3 tuần trước, khi đi từ thiện tại một mái ấm chuyên chăm sóc các em nhỏ bị dị tật bẩm sinh và nhiễm HIV, tôi bất ngờ thoáng thấy một cậu bạn rất giống Chiến. Nhưng đó là Thắng, em của Chiến.Thắng đã kể cho tôi những ngày sống cuối cùng của anh trai mình. Sau khi ra viện, dù yếu lắm, nhưng Chiến vẫn thuyết phục được mọi người trong nhà cho cậu ấy được tới đây, để dạy học cho các em nhỏ thiếu may mắn. “Và anh ấy đã có những ngày cuối cùng rất hạnh phúc ở đây!” – Thắng kể.

Tôi tin rằng sống đầy ý nghĩa và hạnh phúc luôn là cách mà những người dũng cảm sống!

Đức Huy, Hoahoctro Newspaper

Hồi Ký của Y Ngông Niê Kdăm

Thấy quyển hồi ký của ba chị Linh Nga, bác Y Ngông Niê Kdăm, rất hữu ích cho chúng ta để hiểu biết thêm về đồng bào Tây Nguyên trong chiến tranh và cách mạng, đồng thời biết thêm về một chiến sĩ cách mạng và biết thêm về bạn quý Linh Nga của chúng ta, mình xin phép chị Linh Nga post lên Đọt Chuối Non. Ảnh trong hồi ký là ảnh minh họa của mình. Hy vọng mai mốt chị Linh Nga có thể cho chúng ta các bức ảnh liên hệ đến bác để chúng ta thay thế ảnh minh họa.

Cám ơn chị Linh Nga rất nhiều !

Hoành

.

    Ba tôi có hai lần viết hồi ký . Cuốn ” Khát vọng Tây Nguyên” do nữ nhà báo Diệu Ân ghi, Nhà xuất bản VHDT phát hành năm 1994, không được ông ưng ý lắm. nên Mẹ tôi, bà Bùi Thị Tân đã một lần nữa ghi lại. Đó chính là bản này , chân thật hơn.

      (Linh Nga Niê Kdăm)

.

Nguyên bản của Y NGÔNG NIÊ KDĂM

    “ Bạn ơi lắng nghe, nghe tiếng núi rừng
    Dòng suối xanh trong đất nước anh hùng
    Bền vững như non cao như dòng sông Ba”

Đó là câu mở đầu của một bài hát về Tây nguyên do nhạc sĩ Trần Quý sáng tác, nó có vẻ hư cấu, nhưng là một bài hát nổi tiếng ca ngợi quê hương Tây Nguyên tươi đẹp. Với những người Tây Nguyên như chúng tôi, khi nghe lời ca đó đều có một tình cảm rạo rực, xúc động trong lòng.Tôi rất thích và thường hay cất lên lời ca này, mỗi khi nhớ về Tây Nguyên.
BMT6
Tây nguyên bao la hồi xưa với rừng già còn lút mắt, thú rừng chim đẹp, nhiều vô kể. Ngay ven những con đường là rừng cây to hằng mấy người ôm. Rừng cây đã nuôi sống, che chở và bảo vệ cho các tộc người sống rải rác trên cao nguyên đất đỏ bazan mênh mông.

Thực dân Pháp sau khi bình định các tỉnh miền xuôi đã len lỏi tới rừng núi cao nguyên này. Chúng đã bị một số tù trưởng người dân tộc, như Săm Brăm, N’Trang Lơng, N’Trang Gưh, Ama Djao….liên kết chống trả ác liệt.Dù với đủ chính sách, cả cứng rắn, mềm dẻo đều có, nhưng hầu như chúng không thể nào khuất phục nổi lòng người Tây nguyên.

Mặc dầu họ rất nghèo vì còn hoàn toàn phụ thuộc vào đời sống tự nhiên, kỹ thuật canh tác quá thô sơ, hàng năm phải vài tháng đào củ rừng bổ xung cho bữa ăn, nhưng người Tây Nguyên vẫn sống rất thoải mái giữa núi rừng bao la hùng vĩ, đất rộng người thưa.

Mẹ đã sinh ra tôi trong bối cảnh đó, vào lúc gà gáy sáng ban mai ngày 13 – 08 – 1922 tại buôn Ea Sup, xã Kma Rang Prong – nay thuộc thị trấn Ea Pok, huyện Cư Mgar, tỉnh Đăk lăk. Thật ra người Êđê chỉ biết tính tuổi theo mùa rẫy, nhưng sau này đi học theo trường Pháp, họ gọi bố mẹ hỏi cặn kẽ, rồi tính ngược lại để lập giấy khai sinh cho chúng tôi.

Người Êđê chúng tôi ở Đăk lăk có 2 dòng họ lớn Niê và Mlô.Từ 2 dòng tộc chính này toả ra 24 nhánh họ. Niê kdăm đứng đầu dòng họ Niê, Mlô Duôn Du đứng đầu dòng họ Mlô. Mẹ tôi thuộc dòng họ Niê kdăm, một dòng họ từ xa xưa có nhiều tù trưởng giàu có, hùng mạnh( vì theo truyền thuyết thì khi lên khỏi mặt đất, các dòng tộc khác đã chia chác, lựa chọn hết những vật có sẵn, người trưởng họ Niê kdam giận dỗi đạp mạnh chân lên mặt đất, nói “ tất cả đất này là của Niê kdam”). Nhưng tới thời thuộc Pháp người Êđê nghèo dần. Sau Cách mạng Tháng 8, chế độ tù trưởng cũng đã không còn nữa. Tôi mang họ Niê kdăm của mẹ theo đúng luật tục mẫu hệ Êđê.

Mẹ đã sinh tôi trong cảnh đói nghèo, chỉ có 2 anh em trai: tôi và Y Wung . Bố đẻ tôi đã ốm chết ở buôn Dhăh sau chuyến đi phu ở đồn điền cafe Cư H”lâm của chủ Tây. Lúc đó tôi chưa biết gì. Sau này mẹ tôi đi bước nữa, sinh thêm được 4 em nhưng chết 2, chỉ còn 2 cô em gái là H’Reo và H’Droh ( hiện đang ở buôn Ea Sut, thị trấn Ea Pok, huyện Cư M”gar, tỉnh ĐL).Bố dượng tôi rất tốt, ông đã nuôi và dạy dỗ chúng tôi như người cha đẻ. Những năm hai anh em tôi đi học ở trường tiểu học Pháp- Đê , ngày nghỉ, dượng thường lên đón chúng tôi về buôn Sut.Y Wung nhỏ tuổi hơn, luôn được dượng cõng trên lưng.Còn tôi ỷ mình lớn, tự hào được chạy theo chân cha suốt dọc đường gần 20km từ trường về buôn. Có cả cha và em luôn bên cạnh, tôi đâu có sợ.

Gia đình tôi thường xuyên đói, năm nào cũng ăn củ rừng thay cơm. Có một lần khi mới 5 tuổi, mẹ đã cho tôi đi theo cùng với em trai địu sau lưng, vào rừng đào củ mài. Rễ củ ăn quá sâu, mẹ cứ đào mãi, đào mãi, mồ hôi vã ra như tắm. Vừa mệt vừa đói, mẹ tôi ngã chúi xuống hố.Hai anh em tôi cùng kêu khóc gọi mãi nhưng chẳng thấy mẹ nói gì. Tôi vô cùng sợ hãi, sức nhỏ yếu không kéo được mẹ lên, chỉ biết ôm chân mẹ mà khóc. Mãi sau có dân làng cũng đi rừng về nghe tiếng khóc mới chạy đến dìu mẹ lên và dắt chúng tôi về.

Những năm tháng đó thật khủng khiếp (1927), bọn Pháp vây ráp, dân đói khát, bệnh tật, không gạo, không muối, không có quần áo. Vì tù trưởng Ama Djao bất hợp tác với Pháp, nên bọn chúng chặn luôn cả đường buôn bán từ miền xuôi lên, nên càng thiếu muối ăn. Nhiều người già, trẻ em chết gục ngoài rừng. Tình hình Tây nguyên hết sức rối ren, cảnh đói cơm lạt muối, chết chóc thảm thương càng khắc sâu mối thù của người Tây nguyên với giặc Pháp.

Không chịu ngồi im để nhìn đồng bào chết dần chết mòn, một số tù trưởng đã tổ chức nhân dân nổi dậy chống lại chế độ hà khắc của giặc Pháp. Bọn Pháp truy quét gắt gao các tù trưởng để ngăn chặn làn sóng đấu tranh của nhân dân. Có thể nói năm 1929 là năm đói nhất. Thực dân Pháp càng tổ chức bắt bớ, nhân dân càng thấy rõ bộ mặt dã man của chúng, lại càng căm thù và cương quyết không chịu theo. Pháp đến, dân bỏ đi, chỉ cần trên vai có cái gùi, con dao và ít muối. Đối lại, thực dân Pháp dùng chính sách vừa đàn áp, vừa dụ dỗ. Để phô trương chính sách khai hoá văn minh của nhà nước bảo hộ, chúng mở ra tại Buôn Ma Thuột một trường nội trú dân tộc với tên là : “Groupe Scolaire Franco – Rhadé” – Trường tiểu học Pháp – Đê, do Legale làm hiệu trưởng. Học sinh do lính đi càn ở các buôn làng bắt về.

Khi đó tôi mới 7 tuổi, hôm ấy đang say sưa nô đùa với các bạn trong làng vào ngày lễ cúng Yang bến nước. Bên bờ suối mọi người đang đánh chiêng, uống rượu cần thì một trung đội lính khố xanh người dân tộc thiểu số do một tên Pháp dẫn đầu kéo tới. Chúng bảo chủ làng : Theo lệnh quan công sứ phải bắt trẻ con từ 6 – 7 tuổi về Buôn Ma Thuột đi học.

Nghe thấy vậy chúng tôi chạy toán loạn vào rừng, trèo lên các cây to, cây nhỏ trốn. Tôi và một số bạn trèo lên một cây cam to. Bọn lính ngồi uống rượu, bắt chủ làng khai tên bọn trẻ con 7 tuổi trong buôn và doạ :

– Ai không gọi con về thì cha mẹ sẽ bị bắt, khi nào nộp con mới được về.

Qua một đêm một ngày. Bọn lính lùng sục không tìm được ai, nhưng chúng tôi đói quá phải rủ nhau về nên bị bắt một loạt. Bố mẹ chúng tôi phải mang quần áo đưa con về Buôn Ma Thuột.Tôi và em trai Y Wung cũng ở trong số này.Suốt một năm đầu bố dượng tôi phải theo lên khu nội trú dắt chúng tôi đi học, vì chúng tôi bé quá, đi ăn cơm cũng chưa biết chỗ.Những năm sau tôi học được loại khá, nhưng do nhớ nhà nên hay trốn về. Chính quyền tỉnh bắt gíam dượng tôi 3 tháng, sau đó anh em tôi thương dượng quá mà không dám trốn về nữa. Học được mấy năm, lên lớp 4, 5 tôi luôn là học sinh giỏi.Vào các ngày chủ nhật được ra phố chơi, chúng tôi thường gặp các đoàn tù ở nhà đày Buôn Ma Thuột đi lao động quét đường, cắt cỏ. Họ mặc áo xanh có số đeo sau lưng, có lính khố xanh canh gác. Bọn chúng tôi thắc mắc lắm, về trường hỏi thầy giáo :

– Thầy ơi ! Các ông kia quét đường lại có lính gác, họ có tội gì đấy ?

Thầy giáo nói nhỏ :

– Đó là Cộng sản bị Pháp bắt tù đấy

– Vì sao họ bị tù ?

– Đó là những người yêu dân, yêu nước, chống lại bọn Pháp. Vì chúng nó bắt dân ta làm nô lệ, bắt đi xâu, làm cu li đồn điền trồng cao su, cafe cho chúng.

Tôi nghĩ trong đầu : “Bố mình cũng phải đi phu đồn điền, không mang gì về cho gia đình mà mẹ còn phải tiếp tế cho bố. Nó chơi ác cả với bố mình và gia đình mình rồi”

Dần dần thầy giáo bí mật giảng giải cho chúng tôi biết như thế nào là yêu nước. Tôi còn nhớ đó là các thầy Đào Tử Chí, thầy Phú…Năm tôi 15 tuổi, cả trường có chừng 600 học sinh, chúng cho học thì ít, bắt lao động thì nhiều. Sáng học, chiều nuôi bò, nuôi heo, chủ nhật đi vào rừng lấy củi. Thấy cuộc sống gò bó, căng thẳng, có một số học sinh rủ nhau trốn học nhưng bị bắt lại. Tôi rủ một số bạn học sinh lớn tuổi lên gặp thầy hiệu trưởng Legale xin ông cho giảm giờ lao động, tăng giờ học. Hiệu trưởng đồng ý, nhưng từ đó tôi bị nhà trường theo dõi.
BMT7
Khi học hết cấp I, tôi tốt nghiệp loại giỏi và được chọn đi học nội trú cấp II ở trường trung học Quy Nhơn cùng một số anh em khác như Y Nuê (sau này là giáo sư bác sỹ Ái Phương ), Y Tlam (sau này cũng là giáo sư y khoa ), Nay Phin ( sau là đại biểu quốc hội tỉnh Gia Lai ).Từ năm 1937 – 1940 tôi học ở đây cùng các bạn Tây nguyên và người Kinh. Vì còn ít tuổi lại cùng ở xa nhà nên chúng tôi rất dễ quen nhau, thương nhau không kể người Kinh, người dân tộc. Bạn thân của tôi lúc đó là anh Võ Đông Giang, người Kinh, ngồi cùng bàn ( sau này anh giữ chức bộ trưởng Bộ Ngoại giao trong chính phủ ). Bọn Pháp không cho chúng tôi nói tiếng Kinh, không được mặc trang phục và học cách giao tiếp của người Kinh, không được yêu người Kinh. Không được học lịch sử dân tộc Việt Nam, chỉ được học lịch sử nước mẹ mẫu quốc. Tôi rất thắc mắc, tôi thấy người Kinh có nhiều cái hay cần phải học hỏi. Sao lại phải cấm ? Bọn học sinh chúng tôi vẫn bí mật học nói, học viết tiếng Kinh.

Lúc đó trong trường có một số thầy giáo và học sinh có tinh thần yêu nước. Các thầy thường giảng giải cho chúng tôi về lòng yêu nước, yêu đồng bào, yêu quê hương, căm thù bọn Phâp cướp nước. Nhờ đó tôi đã dần dần hiểu và biết mình chỉ là người dân nô lệ bị khinh miệt mà thôi. Tôi thấy thương đồng bào mình hơn. Nhưng cũng vì sự hiểu biết này mà tôi đã bị liệt vào loại học sinh bị theo dõi. Do đó tôi không được thi tốt nghiệp.Công sứ Pháp đã nói với tôi, giọng đe doạ :

– Mày học đòi người Kinh và tham gia chính trị, không được học nữa.

Đọc tiếp Hồi Ký của Y Ngông Niê Kdăm

Triết lý Việt – Phù Đổng Thiên Vương

    Đã đăng trên Hoa Thịnh Đốn Việt Báo, số 31, ngày 25 tháng 11 năm 1985

I. Chính truyện

Đời Hùng Vương thứ ba, thiên hạ thái bình, dân vật đầy đủ. Ân vương (ở Trung Quốc) lấy sự thiếu lễ triều cống, giả đi tuần thú để xâm chiếm nước ta.

Hùng Vương nghe được mới triệu quần thần hỏi về kế hoạch đánh hay giữ. Có nhà phương sĩ dâng lời nói rằng:

– Không gì bằng cầu Long Quân để nhờ âm phù.

Hùng Vương nghe theo mới đắp đàn trai giới, đặt vàng bạc lụa là ở trên bàn, đốt hương cầu tế ba ngày thì cảm sấm mưa, thoắt thầy một ông già cao hơn sáu thước, mặt vuông, bụng lớn, râu mày bạc phơ, ngồi ở ngã ba mà nói cười ca múa; người ta trông thấy, ngờ là người phi thường mới tâu với vua. Vua thân hành ra bái yết, rước vào trong đàn; ông già không ăn uống, không nói năng gì cả.
PDTV1
Hùng Vương bước đến nói rằng:

– Này binh nhà Ân sắp sang đánh, hơn thua ra sao, nếu có kiến thức gì xin bày cáo cho.

Ộng già giây lát mở thẻ ra bói, thưa với vua rằng:

– Sau ba năm giặc mới qua đánh.

Vua lại hỏi kế hoạch để đánh giặc, ông già đáp rằng:

– Nếu có giặc đến thì phải nghiêm chỉnh khí giới, tinh luyện sĩ tốt để cho nước có uy thế, rồi tìm khắp thiên hạ có ai dẹp được giặc thì phong cho tước ấp, hễ được người ấy thì dẹp được giặc ngay.

Nói đoạn, bay lên không mà đi, mới biết đó là Long Quân.

Vừa đúng ba năm, biên binh cáo cấp có quân Ân sang. Hùng Vương y theo lời nói của lão nhân, sai sứ đi khắp thiên hạ để tìm người dẹp giặc.

Sứ giả đến làng Phù Đổng, quận Vũ Ninh, trong làng có một ông nhà giàu đã hơn 60 tuổi mới sinh được một người con trai ba tuổi không biết nói, chỉ nằm ngữa không ngồi dậy được. Bà mẹ nghe sứ giả đến, nói bỡn với con rằng:

– Sinh được thằng này thì chỉ biết ăn uống chớ không biết đánh giặc để lĩnh thưởng của triều đình mà đền ơn bú mớm.

Đứa trẻ nghe mẹ, thình lình nói lên rằng:

– Mẹ hãy gọi sứ giả vào đây, con hỏi thử xem là việc gì.

Bà mẹ cả kinh, mừng rỡ báo với xóm làng:

– Con tôi đã biết nói.

Xóm giềng cũng lấy làm lạ mới rước sứ giả về nhà.

Sứ giả hỏi rằng:

– Mầy là đứa trẻ mới biết nói mà bảo kêu ta đến làm gì?

Đứa trẻ mới ngồi dậy bảo Sứ giả rằng:

– Lập tức về tâu với vua đúc cho ta một con ngựa sắt cao mười tám thước, một gươm sắt dài bảy thước, một cái nón sắt, trẻ này cỡi ngựa, đội nón đi đánh giặc cho, giặc sẽ phải tan tành, nhà vua việc gì mà lo.

Sứ giả chạy về trình cáo với vua. Vua mừng bảo rằng:

– Thế thì ta không lo gì vậy.

Quần thần đều tâu:

– Một người đánh giặc làm sao phá nổi?

Vua nói:
PD1
– Đó là Long Quân giúp ta, lời lão nhân đã nói trước không phải là lời nói không, các ngươi không nên ngờ.
Rồi sai người tìm sắt cho được năm mươi cân luyện thành ngựa sắt, gươm sắt và nón sắt; Sứ giả đem tất cả đến; bà mẹ thấy thế cả kinh, sợ họa đến cho mình, lo sợ hỏi con.

Đứa trẻ cả cười nói rằng:

– Mẹ đem cơm thật nhiều cho con ăn, con đi đánh giặc, mẹ đừng lo sợ.

Rồi đứa trẻ lớn rất mau, áo cơm hàng ngày bà mẹ cung cấp không đủ, hàng xóm nấu thêm cơm, làm thịt trâu, rượu, bánh, trái, thế mà đứa trẻ vẫn không no bụng; vải lụa gấm vóc mặc chẳng kín hình, đều phải lấy thêm hoa cây hoa lau mà che nữa.

Đến khi quân nhà Ân kéo đến Trâu Sơn, đứa trẻ mới duỗi chân đứng dậy, mình cao hơn mười trượng, nghểnh mũi mà nhẩy, nhẩy mũi hơn mười tiếng rồi tuốt gươm nói lớn lên rằng:

– Ta là Thiên Tướng đây!

Bèn đội nón nhảy lên ngựa, ngựa phi như bay, múa gươm xông đến trước, quan quân theo sau đến sát lũy giặc, dàn trận dưới núi Trâu Sơn. Quân Ân cả vỡ, trở giáo chạy lùi, Ân Vương chết ở Trâu Sơn, còn dư đảng
thì la liệt sụp lạy và hô rằng:

– Thiên tướng, chúng tôi hết thảy xin đầu hàng.

Đứa trẻ đi đến núi Việt Sóc mới cởi áo mặc rồi cưỡi ngựa bay lên trời, chỉ lưu dấu chân trên đá ở dưới núi mà thôi.

Hùng Vương nhớ đến công lao, không biết lấy gì đền báo mới tôn làm Phù Đổng Thiên Vương, lập đền thờ ở vườn nhà làng ấy, cho ruộng một trăm khỏanh để làm lễ hưởng tế xuân thu.

Đời nhà Ân hai mươi bảy vua, trải qua sáu trăm bốn mươi năm, không dám đem binh sang đánh nữa.

Man Di bốn phương nghe được như vậy cũng đều thần phục, về phụ với Vương. Sau vua Lý Thái Tổ phong làm Xung Thiên Thần Vương, lập miếu tại Phù Đổng (nay ở huyện Tiên Du) bên chùa Kiến Phúc, tạc tượng ở núi Vệ Linh, xuân thu đều có tế lễ vậy.

Có bài thơ rằng:

Vệ Linh năm tháng đám mây nhàn.
Muôn tía nghìn hồng chói thế gian.
Ngựa sắt ở trời, danh ở sử.
Uy linh lừng lẫy khắp giang san.

II. Triết lý tiềm ẩn

Truyện Phù Đổng Thiên Vương hẳn nhiên là một huyền thoại. Vài người có thể gọi đó là huyền sử. Ở đây, huyền sử có thể được định nghĩa như là huyền thoại dựa trên vài sự kiện lịch sử có thật; tuy nhiên, chuyện thật đã được huyền thoại hóa quá nhiều. Vấn đề chúng ta đang giải quyết, không phải là tìm hiểu xem trong truyện Phù Đổng Thiên Vương có sự kiện lịch sử nào có thật hay không, nhưng nhìn toàn câu truyện như là một huyền thoại.

Huyền thoại, cũng như tất cả các loại tiểu thuyết khác, luôn luôn là phản ánh của ý thức và tiềm thức của tác giả. Khi huyền thoại đã trở thành truyện cổ tích hay huyền sử của một dân tộc, huyền thoại trở thành phản ánh tiềm thức của cả dân tộc đó.

Phần ý thức của huyền thoại, nếu có, thì đã chết mất sau nhiều ngàn năm, vì tác giả của huyền thoại đã biến mất và không ai biết được thực sự tác giả ý thức chuyện gì. Hơn nữa, một huyền thoại có thể kết hợp do rất nhiều tác giả qua rất nhiều ngàn năm, những ý thức hỗn hợp đó không ai có thể tìm thấy.

Tuy vậy, tiềm thức của huyền thoại trường tồn. Huyền thoại được dân tộc hóa, được cả một dân tộc chấp nhận, say mê, và lưu luyến, vì sức lôi cuốn, quyến rũ nào đó từ trong lòng huyền thoại đối với cả dân tộc. Sức quyến rũ đó hiện hữu vì nó phản ánh những ước muốn, những suy tư, nhiều khi chưa được ý thức hóa, hoặc không thể thực hiện được trên thực tế, vẫn còn chìm đắm trong tiềm thức và thể hiện thành những giấc mơ. Huyền thoại của một dân tộc chính là sự thể hiện tiềm thức của dân tộc đó qua những mơ mộng thần thoại.

Như vậy, giấc mơ Phù Đổng Thiên Vương diễn tả những ước muốn, những suy tư gì nhỉ?
pd2
Câu chuyện thật ngắn, nhưng đi từ thời bình đến thời chiến, từ triều đình đến một gia đình ở nông thôn. Câu chuyện bàng bạc những ‎ý niệm chính trị, chiến lược và giáo dục căn bản cho một quốc gia hùng cường. Tìm hiểu những suy tư căn bản này, tức là tìm hiểu những tư tưởng giáo dục, chính trị và chiến lược căn bản cho dân tộc Việt Nam, tức là tìm hiểu cái, trên l‎ý thuyết, ta gọi là lập trường dân tộc, và trên thực hành, ta gọi là hệ thống chính trị, giáo dục, kinh tế… phù hợp với dân tộc Việt Nam.

Trong phần sau đây, tác giả sẽ bàn về ba điểm chính của truyện Phù Đổng Thiên Vương. Thứ nhất, quan niệm giáo dục; thứ hai, quan niệm chính trị; và thứ ba, quan niệm chiến lược. (Trong truyện có sự xuất hiện của nhiều con số, nhất là số ba và những bội số của nó. Các đọc giả muốn tìm hiểu ý nghĩa triết lý của những con số, xin đọc quyển Kinh Hùng và các sách khác trong bộ Triết Lý An Vi của giáo sư Kim Định).

A. Giáo dục

Quan niệm giáo dục Việt Nam được diễn tả bằng hành động của người mẹ đối với cậu bé lên ba. Cậu bé chỉ biết ăn và nằm, không biết nói, có nghĩa là cậu bé có vẻ rất chậm lụt, u mê. Người mẹ hẳn nhiên là rất buồn bã: “Con mình sao không được như con người ta. Con người ta thông minh, ăn nói hoạt bát, chạy nhảy nhanh nhẹn, chứ đâu có ăn và nằm và câm như con mình.” Và khi đứa trẻ bắt đầu nói câu đầu tiên, là chỉ nói chuyện điên, kêu mẹ mời sứ giả của vua vào, và kêu sứ giả bảo vua làm ngựa sắt, gươm sắt… Nếu thực sự đứa bé nói chuyện điên, thì không biết cái đầu của bà mẹ còn nằm trên cổ được bao lâu.

Dầu vậy, những lời nói điên khùng của đứa con dốt nát đó không làm cho người mẹ bỏ qua lời nói của con. Người mẹ vẫn chấp nhận may rủi cho cái đầu của mình, và thử làm theo lời con. Hành động treo sinh mạng của mình trên sợi chỉ mành chỉ để cho đứa con dốt nát của mình thử ý kiến của nó, là hành động rất can đảm, quý vị ạ. Cũng nhờ bà mẹ có can đảm chấp nhận may rủi mà Việt Nam có thiên tướng Phù Đổng.

Việc giáo dục ngày nay cũng vậy, bố mẹ cần chú tâm đến ý muốn của con cái. Dù là đôi khi tư tưởng của con cái có vẻ rất là quái gở. Nếu con mình vẫn giữ vững lập trường của nó sau khi mình đã giải thích cặn kẻ, hãy để cho con thử ý kiến của nó, và hãy đứng sau lưng đỡ nó khi nó vấp ngã. Giáo dục như vậy là giáo dục Việt Nam. Lối giáo dục này nằm rành rành trong truyện Phù Đổng Thiên Vương mấy ngàn năm về trước. Nhiều người nói rằng con cái Việt Nam phải nghe lời bố mẹ răm rắp, con cái không có quyền có ý tưởng mới lạ quái gở; chỉ có cái đám Mỹ hóa mới để con cái nói đủ thứ chuyện. Nói như thế là sai, giáo dục Việt nam chính thống là giáo dục cởi mở như trong Phù Đổng Thiên Vương. Bố mẹ nên mừng rỡ khi con mình có những ý tưởng mới lạ. Nên giúp con phát triển tư tưởng mới lạ và cùng con cái tìm hiểu tư tưởng đó. Nếu mình không đồng ý với con, thì để cho nó thử ý của nó. Dĩ nhiên là cha mẹ phải chấp nhận may rủi; luôn luôn đứng sau lưng con đỡ nó khi nó vấp ngã. Nếu nó sai, nó sẽ học khôn; nếu nó đúng, đời nó có lợi.

Giáo dục theo lối cha mẹ nói gì con phải gật theo, không phải là lối giáo dục Việt Nam, mà là giáo dục nô lệ. Khi người Tàu cai trị Việt Nam, họ không muốn dân Việt Nam biết suy nghĩ, họ đốt sách vở của người Việt, và họ muốn dân Việt phải nghe theo họ răm rắp. Gọi dạ bảo vâng. Và lối giáo dục đó dần dần ăn sâu vào gia đình Việt nam; dĩ nhiên là có lợi cho người Tàu, vì lối giáo dục đó đào tạo một đám dân nô lệ chỉ biết dạ, vâng.

Vì vậy, các vị bố mẹ, hãy suy gẫm chuyện Phù Đổng Thiên Vương; hãy đến gần con cái; hãy chú ý đến các tư tưởng mới lạ, dầu là quái gỡ, của con cái; hãy vui mừng khi con cái biết suy nghĩ mới lạ; hãy chấp nhận may rủi; và hãy để con cái phát triển tư tưởng cá nhân của nó. Sợ hãi là nguồn gốc của nô lệ. Nếu bố mẹ sợ hãi tư tưởng mới lạ quái gỡ của con cái, mà nhất định theo lối giáo dục nô lệ, thì chính mình đã biến con mình thành những nô lệ mới trong xã hội mới, dù ở Hoa Kỳ hay bất cứ nơi đâu.

B. Chính trị

Phù hợp với phương cách giáo dục cởi mở phía trên, truyện Phù Đổng Thiên Vương diễn tả một hệ thống dân chủ cao độ. Nhà vua cai trị bằng ý kiến và sự khôn ngoan của dân chúng, và nhân dân là sức mạnh duy nhất của quốc gia.
pd3
* Hùng Vương, khi cần ý kiến về chính trị, thấy có ông già quái gỡ hát múa ngoài đường, là gọi vào xin ý kiến. Ông già vào cũng không nói năng chi, đợi vua hỏi mới trả lời. Ông già là biểu tượng của sự khôn ngoan của nhân dân. Thường thường người lớn tuổi suy tư cặn kẻ hơn người nhỏ tuổi; vì vậy ông già là biểu hiện cho sự khôn ngoan. Ông già ở ngoài đường, không quen biết gì với vua cả, chỉ là một người dân như mọi người dân khác thôi. Vì vậy, ông già là biểu hiện của dân chúng.

Ông già lại hát múa ngoài đường như là người điên, có nghĩa là nhân dân dầu có vẽ ngu dốt điên cuồng vẫn luôn luôn là kẻ thông thái nhất trong việc trị nước. Các nhà lãnh đạo, các nhà cách mạng, phải biết rằng mình không thể khôn ngoan hơn nhân dân được. Đừng cho rằng dân chúng dốt nát, trình độ thấp kém, không biết gì, để rồi lạm dụng quyền hành, biến thành kẻ độc tài bất tài.

Ông già vào cung vua vẫn không nói năng chi, đợi vua hỏi mới trả lời. Nhân dân là vậy, nhân dân luôn luôn thầm lặng, nhân dân không bao giờ tuyến bố ồn ào. Các nhà lãnh đạo phải đến gặp dân, phải hỏi ý dân, dân mới trả lời. Nhân dân không tuyên bố sự khôn ngoan của mình bừa bải. Đừng bao giờ đợi nhân dân tự động cho ý kiến.

* Nhân dân gồm mọi hạng người, không phải chỉ có những kẻ to lớn, quyền thế, hoặc có vẻ hiểu biết (biểu hiện bằng ông già cao hơn sáu thước, mặt vuông, bụng lớn, râu mày bạc phơ), mà còn là những người có vẻ kém hiểu biết nhất, có vẻ bất tài vô dụng nhất (biểu hiện bằng đứa trẻ lên ba mà chỉ biết ăn và nằm). Cũng như ông già, đưa trẻ không nói, đến lúc sứ giả vừa đi ngang qua mới nói. Sự im lặng được nhấn mạnh hai lần trong câu truyện. Các nhà lãnh đạo phải đặc biệt chú ý đến điểm này, nhân dân không bao giờ nói, trừ khi được hỏi đến.

Nhân dân nói ra nhiều khi nghe rất điên khùng, như cậu bé đòi vua làm ngựa sắt, gươm sắt… Nhưng dầu điên khùng cách mấy đi nữa thì nhân dân luôn luôn đúng, luôn luôn biết mình muốn làm gì, làm được gì.

* Không những nhân dân luôn luôn có lý, mà nhân dân là sức mạnh duy nhất của quốc gia. Cậu bé một mình phá giặc. Quần thần sợ quá phải tâu vua: “Một người đánh giặc sao phá nổi.” Một người đây là hình ảnh của nhân dân trong một khối. Hình ảnh của những người dân quê mùa có vẻ bất tài vô dụng, nhưng khi phải chiến đấu, lại là sức lực duy nhất của quốc gia. Giáo sư Kim Định viết: “Thánh Dóng (Phù Đổng Thiên Vương) không chi khác hơn là bóng dáng con người đại ngã tâm linh có tầm vóc như vũ trụ được biểu lộ ra ngoài bằng tinh thần tự lực, tự cường của dân nước Văn Lang, ngày thường không ai để ý đến (nói bóng là trẻ ba năm chưa biết nói); nhưng khi phải đối phó với nguy cơ thì đức tự lực tự cường dâng lên tầm kích vũ trụ, nâng con người lên ngang hàng cùng trời, đất, đáng mặt dẫn đầu các anh hùng trong nhân thoại Việt…” Lối giải thích chính trị của tác giả và lối giải thích thuần túy triết l‎ý của giáo sư Kim Định, dầu ngôn từ khác nhau, vẫn là một tinh thần đại ngã của dân tộc Việt Nam.

* Lối cai trị bằng cách đi khắp nơi hỏi han ý kiến dân chúng và làm theo lời dân chúng, dù dân chúng nói năng có vẻ rất quái gỡ điên rồ là lối cai trị dân chủ. Ý dân là ‎ trời. Và lối cai trị dân chủ có sức mạnh vạn năng, Tiền nhân ta vẫn biết rằng nếu nghe lời dân thì dầu có giặc Ân hùng mạnh, Việt Nam vẫn thắng. Trong thực trạng chính trị, lối cai trị này thật là sáng suốt. Vì chiến tranh được chính nhân dân đổ xương đổ máu chiến đấu, các vị lãnh đạo đâu có phải là người trực tiếp chiến đấu ở chiến trường; nếu kế hoạch không hợp ý dân, người dân làm sao hăng say chiến đấu. Hiệu lực dân chủ trong chiến tranh, nhiều ngàn năm về sau, còn thể hiện rõ ràng hơn trong Hội Nghị Diên Hồng của nhà Trần.

Sự quan trọng của nhân dân còn được nhấn mạnh trong truyện Phù Đổng Thiên Vương bằng cách thần thánh hóa nhân dân. Ông già là Long Quân và cậu bé là thiên tướng. Vua phải nghe lời người trời; tức là vua phải nghe theo lời nhân dân. Và cứ như Hùng Vương, nghe theo nhân dân răm răp ắt là đánh đâu thắng đó.

* Chuyện Phù Đổng Thiên Vương còn diễn tả hệ thống kinh tế tư sản, tự do và sự vắng bóng của ghen tị giai cấp trong văn hóa Việt Nam. Ông già bảo vua Hùng Vương tìm trong thiên hạ có ai dẹp được giặc thì phong “tước ấp”. Tước là chức vụ, ấp là một mảnh đất khá rộng. Cậu bé là con của một ông “nhà giàu”. Cậu bé đánh giặc xong không cần tước ấp mà lại đi thẳng lên trời. Điều này có nghĩa là nhân dân chiến đấu không phải vì tư lợi, nhưng nhân dân vẫn ưa chuộng hệ thống kinh tế tư sản. Dân Việt Nam không chống đối ông “nhà giàu”, ngược lại vẫn ưa chuộng ông nhà giàu có con là anh hùng cứu quốc. L‎ý thuyết đấu tranh giai cấp vô sản tư sản, vì vậy, xa lạ với truyền thống dân tộc Việt Nam trong Phù Đổng Thiên Vương.

Độc giả nên nhớ rằng huyền thoại là một giấc mơ. Nếu đấu tranh giai cấp ảnh hưởng nặng nề trong tiềm thức dân Việt Nam, truyện Phù Đổng Thiên Vương không thể có anh hùng nhà giàu được. Dù tác giả câu truyện có viết “nhà giàu”, thì mấy ngàn năm sau sẽ biến thành “nhà nghèo”, nếu thực sự dân Việt Nam có ý niệm đấu tranh giai cấp tiềm ẩn. Sự xa lạ của đấu tranh giai cấp trong văn hóa Việt Nam còn thể hiện rất nhiều trong những huyền thoại khác, như Chử Đồng Tử và Tiên Dung.

* Hệ thống dân chủ trong truyện Phù Đổng Thiên Vương còn được diễn tả rõ ràng hơn, bằng biện pháp đi tìm nhân tài. Khi cần nhân tài, nhà vua tìm cả trong nước, dầu đứa bé con lên ba cũng được sử dụng. Hệ thống chính trị như vậy không có giai cấp. Ai cũng có thể làm quan được nếu có tài. Lối tổ chức chính trị như vậy khác với hệ thống tổ chức nhằm giữ quyền hành độc đoán trong tay một thiểu số cầm quyền, như chế độ phong kiến của tây phương. Hơn nữa, trong hệ thống dân chủ Phù Đổng, người tài luôn luôn có dịp thi thố tài năng của mình, không bị đè nén vì giai cấp hay vì l‎ý do nào khác.
pd4
Tác giả cần nhấn mạnh ở đây, dân chủ thực sự thể hiện trong hành động của nhà cầm quyền. Tư tưởng dân chủ có thể thực hiện được nếu vua, như vua Hùng Vương chú trọng đến nhân dân.

C. Chiến lược

Trong hệ thống giáo dục và chính trị Phù Đổng, những quy ước chiến lược được thiết lập rõ ràng. Chiến lược là biện pháp phối hợp các hoạt động và hệ thống chính trị, kinh tế, giáo dục để phục vụ mục tiêu tối hậu của quốc gia. Mục tiêu tối hậu của quốc gia, thể hiện trong truyện Phù Đổng Thiên Vương, là bảo tồn sức mạnh quốc gia trước đe dọa xâm lăng.

* Quy ước chiến tranh Phù Đổng khởi đầu bằng hệ thống cởi mở và hệ thống chính trị dân chủ, lấy dân làm sức mạnh như đã nói trên. Hệ thống quân sự được tổ chức trên hai khái niệm liên hệ chặt chẻ với nhau.

Thứ nhất, tổ chức quân sự là tổ chức cởi mở, cho mọi nhân tài cùng tham dự. Tổ chức quân sự này dùng tinh thần dân tộc, lòng yêu nước, làm nền tảng cho sự đoàn kết của quân đội. Hiện tượng đứa bé gốc gác nông dân được nắm quyền chinh phạt nhà Ân diễn tả tinh thần cởi mở của quân đội. Tinh thần yêu nước diễn tả bằng hiện tượng cậu bé đi thẳng lên trời thay vì ở lại nhận tước ấp.

Lối tổ chức quân đội này là tổ chức quân đội ngày nay áp dụng. Dưới chế độ phong kiến tây phương, mỗi lãnh chúa có quân đội riêng. Quân đội lãnh chúa lấy tư lợi và sự trung thành với lãnh chúa làm căn bản. Quân lính không có ý thức quốc gia mà chỉ có ý thức lãnh chúa. Vì vậy, trong một quốc gia có nhiều lãnh chúa, quân đội của các lãnh chúa không thống nhất và thiếu nền tảng đoàn kết cho quốc gia.

Tại những quốc gia cổ Hy Lạp, khi quân đội là một giai cấp biệt lập với các giai cấp khác, chiến lược không liên hệ gì tới nhân dân, vì quân đội xa cách với nhân dân. Kể cả trong các quốc gia phong kiến, vấn đề chiến lược rất ít lệ thuộc vào nhân dân, vì nhân dân không có quyền lợi gì trong chiến tranh cả. Nhân dân không có tài sản, nếu có chiến tranh là nhân dân chỉ có chiến đấu và chết để phục vụ tài sản của lãnh chúa.

* Nhận định trên đưa đến khái niệm tổ chức quân đội thứ hai của Phù Đổng. Nhân dân phải là nhân dân hữu sản, biểu hiện bằng ông nhà giàu. Khi có chiến tranh, nhân dân không những chiến đấu vì lòng yêu nước mà vì còn bảo vệ tư sản của mình. Lòng yêu nước có sẵn trong nhân dân nhưng nó vẫn trừu tượng. Lòng yêu nước cần được bổ sung bằng quyền tư hữu để nhân dân thấy quyền lợi trước mắt. Ảnh hưởng của tư hữu trên lòng hăng say chiến đấu của quân đội được biểu hiện bằng cậu bé thiên tướng con ông nhà giàu, và sự ban thưởng tước ấp do ông già khuyên vua.

Tóm lại, hệ thống giáo dục cởi mở, chính trị dân chủ, và kinh tế tư sản của Phù Đổng đưa đến tổ chức quân đội lấy dân, quyền tư hữu của dân, và lòng yêu nước làm căn bản. Tổ chức quân đội đó có sức mạnh trong thời chiến, biểu hiện bằng chiến thắng quân Ân. Trong thời bình hệ thống chính trị cũng làm nhân dân vui vẻ, như lúc bắt đầu vào truyện Phù Đổng Thiên Vương.

* Khi tổ chức quân đội đã phù hợp với hệ thống giáo dục, chính trị và kinh tế của quốc gia rồi, vấn đề nền tảng cho sức mạnh quân đội đã được giải quyết xong. Truyện Phù Đổng Thiên Vương còn đưa ra vài lý thuyết chiến lược khác.

Thứ nhất, binh sĩ phải được lo lắng nuôi dưỡng tử tế; quốc gia không thể để binh sĩ thiếu thốn. Hiện tượng cậu bé ăn uống hoài, cả làng xóm phải lo ăn lo mặc, diễn tả sự quan trọng‎ của vấn đề nuôi dưỡng binh sĩ.

Câu chuyện còn diễn tả hậu quả kinh tế của việc nuôi dưỡng một đoàn quân. Cậu bé nhỏ xíu mà cả làng phải lo. Như vậy, những vị lãnh đạo quốc gia phải lo nuôi dưỡng binh sĩ tử tế, quân đội mới có sức mạnh. Nhưng coi chừng, chiến tranh trường kỳ sẽ làm cho nền kinh tế suy sụp, vì một người lính hao tốn bằng năm bằng mười người thường.

Thứ hai, Phù Đổng Thiên Vương còn đưa ra quy ước chiến lược “tấn công phòng thù” và vận tốc để chủ động chiến trường. Trong truyện, quân đội nhà Ân đến núi Trâu Sơn, quân đội phòng thủ của Hùng Vương thay vì án binh bất động chờ tấn công, thì lại ra tay tấn công nhà Ân ở Trâu Sơn. Phòng thủ một lãnh thổ bằng cách tấn công quân đội xâm lăng, thay vì chỉ chờ bị tấn công, là chiến pháp nhằm chủ động chiến trường đã được nhấn mạnh nhiều, từ Tôn Tử đến Clausewitz.

Chủ động chiến trường không những chỉ nhờ tấn công mà còn nhờ vận tốc. Trong truyện nói đến ngựa sắt chạy như bay. Đây cũng là vấn đề Tôn Tử và Clausewitz nhấn mạnh rất nhiều. Một quân đội thiếu vận tốc, bị động, chỉ chờ tấn công là quân đội chết. Vận tốc cao làm cho quân đội có thể lùi khi địch tiến, tiến khi địch lùi, và tấn công khi địch sơ hở.

Các khái niệm chiến lược chú trọng về tấn công và vận tốc khác với quan niệm chiến lược cổ điển của tây phương lệ thuộc vào bị động phòng thủ trong những thành quách khổng lồ. Mấy ngàn năm trước tiền nhân của ta đã thấy những khái niệm chiến lược mà tây phương mới bắt đầu sử dụng gần đây. Napoleon là chiến lược gia tây phương đầu tiên sử dụng tấn công và vận tốc trong lịch sử Âu Châu cận đại.

III. Kết luận

Truyện Phù Đổng Thiên Vương, một huyền thoại, một giấc mơ của dân tộc Việt Nam, cũng như những giấc mơ khác của dân tộc Việt, mang trọn tâm tư của dân tộc Việt, mang trọn kiến thức của dân tộc Việt. Những kiến thức trong những huyền thoại nhiều ngàn năm về trước lại là những kiến thức giáo dục, chính trị, kinh tế, chiến lược thực tiễn trong thế giới hiện đại. Những kiến thức đó rất gần với chân lý vì đã trường tồn mấy ngàn năm. Đám con cháu hậu tiến, không thấy được những tinh hoa cao vời đó, mà còn cho rằng văn hóa Việt Nam cổ hủ, là đã có mắt không tròng vậy.

Trần Đình Hoành

Bài liên hệ: Triết lý Việt – Quả Dưa Hấu