Thứ sáu, 20 tháng 11 năm 2009

Bài hôm nay

Chào mừng Ngày Nhà Giáo Việt Nam, Văn Hóa, Nhạc Xanh, Video, anh Trần Đình Hoành.

Happy Teacher’s Day, Thơ, song ngữ, Teen Talk, anh Nguyễn Đình Chung, và chị Dương Ngọc Anh & chị Lê Thị Kim Chi.

Chúc mừng ngày Nhà Giáo Việt Nam 20-11!, Teen Talk, Mr. Clown.

Khoảnh Khắc Tri Ân, Teen Talk, chị Thảo Vi.

Tại sao chúa lại tạo ra người thầy, Teen Talk, song ngữ, chị Tường Vi.

Chúa tạo thầy/cô thế nào?, Teen Talk, song ngữ, Bùi Công Đức & Phạm Thị Thanh Loan; Trần Như Yến & Phạm Vũ Như Thảo & Lâm Thanh Thanh.

Khi thầy nghĩ rằng em đang không quan tâm, Teen Talk, song ngữ, chị Nguyễn Phương Uyên.

Number One Teacher -Người Cô Số 1, Teen Talk, song ngữ, chị Như Thảo.

Wonderful teacher – Người thầy tuyệt vời, Teen Talk, Văn Hóa, song ngữ, chị Happy Bun Ngô Việt Thảo.

Tiết học cuối cùng, Teen Talk, song ngữ, anh Nguyễn Đình Nguyên.

Vinh Danh Người Thầy, Danh Ngôn, song ngữ, chị Kiêm Yến.

Danh ngôn nhà giáo , Danh Ngôn, song ngữ , chị Hồng Hải.

Trái tim nhà giáo, Thơ, chị Minh Tâm.

Làm cô giáo thật khó , Thơ, chị Tôn Nữ Ngọc Hoa.

Hoa phấn , Thơ , anh Đinh Đức Dược.

Đóa hồng của cô , Thơ, chị Kiều Tố Uyên.

Nhặt, Thơ, Hà Thị Thùy Duyên.

Tôi mơ làm cô giáo,, Văn, Trà Đàm, chị Võ Thị Thanh Thủy.

Giáo dục đại học Mỹ và cơ cấu biên chế , Trà Đàm, chị Hoàng Khánh Hòa.

Thơ không vần, Văn, Trà Đàm, anh Nguyễn Tấn Ái..
.

Tin sáng quốc tế, anh Nguyễn Minh Hiển tóm tắt và nối links.

Tống thống Philippines Arroyo từ chức chủ tịch liên minh cầm quyền– Hôm nay 19-11, tổng thống Philippines Gloria Arroyo đã chính thức từ chức chủ tịch liên minh cầm quyền Lakas-Kampi.

Campuchia cấm nhân viên không lưu người Thái – Campuchia vừa quyết định cấm các nhân viên người Thái tại Cơ quan không lưu Campuchia (CATS) làm công việc kiểm soát không lưu. Động thái này diễn ra sau khi một kỹ sư thuộc CATS bị bắt do cáo buộc làm gián điệp.

Iran lại chọc giận phương Tây – Tổng thống Mỹ Barack Obama đã đưa ra cảnh báo mạnh mẽ về những hậu quả của việc Iran từ chối thỏa thuận về uranium với các cường quốc.

Vụ tách rời cặp song sinh dính não: Một bé đã hồi phục tốt – Hai ngày sau ca tách rời thành công cặp song sinh dính não người Bangladesh, một bé trong cặp song sinh này đã tỉnh dậy, nói chuyện với mọi người và hoạt động bình thường trở lại vào hôm nay (19.11), hãng tin AP dẫn lời trưởng nhóm bác sĩ thực hiện ca phẫu thuật này cho biết.

Tổng thống Mỹ công du Hàn Quốc – Theo hãng tin AFP ngày 19.11, Hàn Quốc đã triển khai khoảng 13.000 cảnh sát và binh sĩ để bảo vệ Tổng thống Barack Obama trong suốt chuyến thăm xứ sở kim chi của nhà lãnh đạo Mỹ.

Chính phủ Ý thoát bỏ phiếu bất tín nhiệm – Chính phủ của Thủ tướng Ý Silvio Berlusconi đã vượt qua cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm tại hạ viện tối 18-11, tránh được nguy cơ sụp đổ.

Mỹ – Trung Quốc: Không có thỏa thuận quan trọng nào – Tổng thống Mỹ Barack Obama kết thúc chuyến thăm Trung Quốc trong ngày 18-11, sau cuộc gặp với Thủ tướng Ôn Gia Bảo.

Tuyết rơi dày ở miền nam Trung Quốc – Ngày 17-11, những đợt tuyết lớn đã bắt đầu tấn công miền nam Trung Quốc gây mất điện và cản trở giao thông ở một số vùng trong các tỉnh An Huy, Hồ Bắc và Quảng Đông. Cơ quan khí tượng các tỉnh trên đã phát lệnh báo động khẩn cấp. Theo dự báo, tuyết còn rơi liên tục và nhiều đến hết ngày 20-11.

Campuchia: Hơn 100 ngôi nhà bị thiêu rụi tại thủ đô – Ngày 19-11, tại thủ đô Phnom Penh của Campuchia đã xảy ra một vụ hỏa hoạn lớn, khiến hơn 100 ngôi nhà bị thiêu rụi. Hiện chưa có thống kê về thương vong và thiệt hại vật chất.

Tổng thống Mỹ đáo Trường thành – Trong khuôn khổ chuyến công du Trung Quốc, ngày 18-11, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã thăm Vạn lý trường thành đoạn Badaling ở ngoại ô Bắc Kinh.

“Cúm lạ” làm chết 344 người ở Ukraine – Một dạng cúm H1N1 được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) miêu tả là “tương tự” cúm A/H1N1 đang từng ngày cướp đi mạng sống của người Ukraine. Theo Bộ Y tế nước này, chỉ trong 24 giờ qua đã có 18 người chết, đưa tổng số ca tử vong do “cúm lạ” lên 344 người.

Nỗ lực thất bại – Dòng sông Sabarmati ở thành phố Ahmedabad (Ấn Độ) ô nhiễm ngày càng nặng. Các quan chức thành phố cũng phải thừa nhận chất thải hóa học độc hại từ các nhà máy dệt hai bên bờ sông đã làm chết dần con sông này.

Lên án Israel mở rộng khu định cư ở bờ Tây – Có vẻ chính quyền Israel lại bỏ ngoài tai những lời khuyên của ông anh Mỹ khi thông qua kế hoạch xây dựng thêm 900 căn nhà mới ở khu định cư Do Thái bên bờ Tây vào ngày 17-11.
.

Tin sáng quốc nội, anh Nguyễn Minh Hiển tóm tắt và nối links.

Tọa đàm về dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận và Thủy điện Lai Châu – Chiều mai (20-11), Cổng TTĐT Chính phủ sẽ tổ chức buổi tọa đàm về “Hai dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận và Thủy điện Lai Châu”.

Xây cao ốc làm nứt hơn 10 nhà dân TTO – Sáng 19-11, ông Trần Minh Thắng – chỉ huy trưởng công trường xây dựng khu phức hợp cao ốc Golden Square (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) khẳng định phía đơn vị thi công dự án này xin nhận toàn bộ trách nhiệm về việc gây ra sự cố làm nứt 11 nhà dân trong lúc thi công công trình này.

Một nhà máy xả nước bẩn ra sông Đa Nhim – Sau nhiều ngày theo dõi, ngày 19.11 Phòng Cảnh sát Môi trường (CSMT) Công an tỉnh Lâm Đồng bắt quả tang Công ty TNHH thực phẩm Đà Lạt – Nhật Bản (DJF) (đóng trên địa bàn xã Phú Hội, H.Đức Trọng, Lâm Đồng, hoạt động từ năm 1999, chuyên chế biến rau quả đông lạnh xuất khẩu) xả trực tiếp nước thải chưa qua xử lý xuống sông Đa Nhim.

Thu hồi đất 6 dự án giao lại cho dân – Ngày 19.11, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết đã ban hành các quyết định hủy bỏ 6 dự án trên địa bàn TP Vũng Tàu để thu hồi đất, giao lại cho người dân thực hiện các quyền sử dụng đất

Đã dịch xong 3.000 trang tài liệu vụ án PCI – Hôm qua 19.11, Phó viện trưởng Viện KSND tối cao Khuất Văn Nga cho biết: liên quan đến vụ án PCI, hơn 3.000 trang tài liệu phía Nhật Bản chuyển cho VN đã được dịch xong và đang trong thẩm quyền nghiên cứu, đánh giá của cơ quan điều tra trong nước.

Hành trình “rửa” nguồn gốc rau quả – Bài 3: Siêu thị cũng lập lờ – Điều đáng phê phán là ngay cả ở các siêu thị uy tín cũng không hề thấy ghi có trái cây rau củ quả Trung Quốc, trong khi thực tế thì ngược lại, thậm chí có nhiều là đằng khác!

Muốn tiết kiệm năng lượng, phải có chế tài – Chiều cùng ngày, Quốc hội thảo luận tại tổ về Dự luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

“Xã hội đen” Hải Phòng gây án tại TP.HCM – Kể từ khi “bố già” Năm Cam bị lật đổ, mảnh đất màu mỡ Sài thành trở thành “mỏ vàng” cho nhiều băng nhóm “xã hội đen” đất Bắc muốn nhảy vào chia phần.

Gần 600 công dân Việt Nam bị giam giữ tại Anh – Gần 600 công dân Việt Nam đang bị giam giữ tại Anh, trong đó chủ yếu là các tội phạm liên quan đến hoạt động trồng, buôn bán cần sa. Đây là thông tin được Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vương quốc Anh David Hanson cho biết tại cuộc gặp gỡ với báo chí nhân chuyến thăm và làm việc tại VN hôm qua 19.11.

29.11: Khởi công đường cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận – Ngày 18.11, Sở GTVT Tiền Giang cho biết: Thủ tướng Chính phủ vừa có ý kiến đồng ý việc tổ chức lễ khởi công dự án đường cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận, thuộc địa bàn tỉnh Tiền Giang, vào 29.11.

VN đánh giá cao hoạt động nhân đạo của cựu Tổng thống J.Carter -Chiều 18.11, trong buổi tiếp cựu Tổng thống Mỹ Jimmy Carter và phu nhân, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đánh giá cao cựu Tổng thống Jimmy Carter và phu nhân, các tình nguyện viên của tổ chức Habitat for Humanities International (HFHI) sang VN thực hiện chương trình xây nhà tặng người nghèo.

Cứu sống 3 ngư dân rơi xuống biển do sập đáy – Khoảng 1 giờ sáng 18.11 tại khu vực cửa sông Hàm Luông (Bến Tre) cách đất liền khoảng 7 – 8 hải lý về phía đông, sóng biển đã làm sập hàng đáy gồm 11 khẩu đáy biển của ông Nguyễn Văn Quyển (ngụ thị trấn Mỹ Long, H.Cầu Ngang, Trà Vinh), khiến các ngư dân: Lê Văn Hoàng (63 tuổi), Trương Văn Khuyên (38 tuổi), Lê Văn Nhí (23 tuổi, cùng ngụ thị trấn Mỹ Long) đang trú trong chòi canh, rơi xuống biển mất tích.

“Nhà thầu thi công phải bồi thường thiệt hại cầu Thị Nghè” – Ngày 19-11, ông Lê Quyết Thắng, giám đốc Khu Quản lý giao thông đô thị số 1- TP.HCM cho rằng nhà thầu Trung Quốc China State Construction Engineering Corporation đang thi công gói thầu số 10 ở dự án Vệ sinh môi trường TP.HCM phải chịu trách nhiệm chính và bồi thường thiệt hại khi để sà lan trôi va vào cầu Thị Nghè.

6,5-10 USD/liều tiêm – Ngày 18-11, cục trưởng Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) Trương Quốc Cường cho biết đã có bốn nhà sản xuất văcxin ngừa cúm A/H1N1 trên thế giới gồm Baxter, Sanofi Pasteur, GSK và Novatis nộp hồ sơ tám sản phẩm văcxin ngừa cúm A/H1N1 lên Cục Quản lý dược.

Khó giải quyết nhanh vụ “Bị mất việc vì có trình độ… đại học” – Ông Nguyễn Thanh Xuân, chánh văn phòng UBND tỉnh Quảng Bình, vừa cho biết: “Sau khi báo Tuổi Trẻ nêu vụ chị Trần Thị Diệu Hương “bị mất việc vì có trình độ… đại học” gây bức xúc trong dư luận, đồng chí bí thư tỉnh ủy đã chỉ đạo UBND tỉnh xem xét giải quyết vụ việc và báo cáo với thường trực tỉnh ủy trong thời gian sớm nhất”.

Nhiều loại thuốc tây tăng giá – Theo ghi nhận của PV Tuổi Trẻ, trong hơn nửa tháng qua có 33 mặt hàng thuốc của một số công ty trong và ngoài nước được bán tại một số nhà thuốc ở TP.HCM đã bị tăng giá bán. Cụ thể, từ ngày 15-11, thuốc Ery 250mg đã tăng giá hơn 5,8%, Exomuc 200mg tăng gần 6,7%.

Toàn văn trả lời chất vấn của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng – Sáng nay Quốc hội đã nghe Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng báo cáo làm rõ thêm một số vấn đề qua các cuộc thảo luận tại Hội trường, nhất là qua hai ngày chất vấn vừa rồi, đồng thời Thủ tướng đã trực tiếp trả lời chất vấn các câu hỏi của các vị đại biểu Quốc hội. Xin kính mời Thủ tướng lên báo cáo.

“Vụ PCI phải xử đúng người, không bỏ sót tội” – Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhấn mạnh như vậy khi đăng đàn trực tiếp trả lời các câu hỏi chất vấn của đại biểu Quốc hội trong sáng nay 19-11. Thủ tướng đã có 75 phút trả lời thẳng thắn các câu hỏi chất vấn liên quan đến nhiều vấn đề dư luận quan tâm.

Sẽ thanh tra nhiều đơn vị kinh tế nhà nước – Tại cuộc họp báo thường kỳ ngày 18-11, Thanh tra Chính phủ (TTCP) cho biết năm 2010 sẽ thanh tra một số đơn vị kinh tế và dự án kinh tế – xã hội có quy mô lớn; thanh tra trách nhiệm tại bốn bộ và năm địa phương.

Khó triệt chuyện chạy chức – Dù có đến ba bộ trưởng khác cùng “chia lửa” nhưng phần trả lời chất vấn tại hội trường Quốc hội ngày 18-11 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ Trần Văn Tuấn vẫn chưa đủ làm hài lòng các đại biểu. Trong đó, câu chuyện “chạy chức chạy quyền” được đại biểu Lê Văn Cuông (Thanh Hóa) đặt ra từ kỳ họp thứ hai và theo đuổi cho đến nay vẫn còn nguyên độ nhức nhối, bế tắc.

Đàm phán về biên giới Việt Nam – Trung Quốc – Theo phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh, từ ngày 16 đến 18-11 tại Bắc Kinh đã diễn ra cuộc gặp giữa hai trưởng đoàn đàm phán cấp chính phủ về biên giới lãnh thổ Việt Nam – Trung Quốc. Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hồ Xuân Sơn làm trưởng đoàn, đoàn Trung Quốc do Thứ trưởng Ngoại giao Vũ Đại Vĩ làm trưởng đoàn.

Các bộ trưởng hứa – Trong 180 phút đăng đàn để trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội sáng 18-11, Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng nhận được nhiều câu hỏi nóng về xuất khẩu gạo, chủ trương “người VN ưu tiên dùng hàng VN”, quy hoạch thủy điện ở miền Trung và Tây nguyên…

Vàng trong nước và thế giới cùng giảm – Vàng thế giới mở cửa phiên châu Á sáng nay giảm nhẹ ở mức thấp nhất của phiên tại 1.139Xây dựng đề tài nghiên cứu Hoàng Sa,44 USD/ounce. Vào chiều nay, giá “lình xình” ở mức 1.137,27 USD

Giá xăng dầu tăng mạnh từ 500-1000đ/lít – Sau gần 3 ngày kể từ khi các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối đăng ký tăng giá, cuối giờ chiều hôm nay 19-11, Tổ điều hành liên bộ Tài chính – Công thương đã chính thức phê chuẩn, đồng ý cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối tăng giá xăng dầu khá mạnh.

Triển lãm ôtô Việt Nam – Ngày 19-11, Triển lãm ôtô Việt Nam lần 5 (Vietnam Motor Show 2009) khai mạc tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn, Q.7, Tp.HCM.

Xuất khẩu sản phẩm từ lục bình – Ông Lê Phúc Thịnh, phó giám đốc Công ty TNHH Saigon Palm (Q.Bình Thạnh, TP.HCM), cho biết đơn vị vừa xuất khẩu hai container hàng gồm các loại bàn ghế, tủ bằng lục bình qua thị trường Úc, New Zealand trị giá khoảng 14.000 USD.

Bay trực tiếp Đà Nẵng đến Hong Kong – Chiều 18-11, Vietnam Airlines (VNA) và Vitours Đà Nẵng họp báo công bố mở chuyến bay thuê bao đưa du khách từ Đà Nẵng đến Hong Kong và ngược lại vào cuối tháng 12-2009.

Hoa tươi và quà gói sẵn đắt hàng – Càng đến gần ngày 20-11, giá hoa tươi càng tăng cao. Tại khu vực kinh doanh chợ Bến Thành (Q.1, TP.HCM), giá các loại hoa được ưa chuộng như lys, hồng, lan tăng 10-30%.

Biết ơn công lao to lớn của Giáo sư Trần Văn Giàu – Nhân dịp Ngày nhà giáo Việt Nam, sáng 19-11, Ông Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM cùng đoàn lãnh đạo thành phố đã tới thăm và chúc sức khỏe Giáo sư, nhà giáo nhân dân Trần Văn Giàu tại nhà riêng.

Thầy gieo ảnh hưởng suốt đời – Một người thầy, người cô đầy nhiệt huyết sẽ là hình ảnh không thể nào phai trong tim mỗi người dẫu có trải qua bao năm tháng. Và với không ít người, bầu nhiệt huyết đó trở thành động lực thôi thúc họ dấn thân vào nghề giáo.

Thêm 135 Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh Quốc tế ra trường – Vừa qua, tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Hà Nội, khoa sau Đại học thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội với Đại học Griggs Hoa Kỳ, đã tổ chức Lễ trao bằng tốt nghiệp Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh cho học viên của 3 lớp với 135 học viên.

Niềm vinh dự lớn của một trường tiểu học – Sáng nay 19/11, Trường Tiểu học Thăng Long – Hà Nội đã long trọng tổ chức Kỷ niệm 80 năm thành lập trường và vinh dự đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhì. Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đã đến dự và trao tặng.

Cổ tích ở xóm chài – Từ một cô bé nhà nghèo chỉ học đến lớp 6, “trót” đam mê nghề dạy học, cô giáo Bùi Thị Ngọc Mai đã có hơn 25 năm dạy chữ, “trồng người” cho trẻ em xóm chài nghèo ở phường Vĩnh Trường, TP Nha Trang.

“Bà cô” của những trẻ em nghèo đói chữDân trí) – Ở thị trấn Kế Sách (Sóc Trăng) ai cũng biết và nói về bà Trần Thị Kính với tên gọi thân thiết “bà giáo” như một sự tri ân. Dù nghỉ hưu gần 20 năm nay, bà giáo 72 tuổi luôn ngay ngáy lo cho hàng trăm trẻ nghèo không có điều kiện đến trường.

Chuyện thầy giáo trường chuyên được học sinh cực nể – Dáng người nhỏ nhắn, giản dị, ánh mắt hiền dịu mỗi lần bước vào lớp thầy lại mang theo tiếng cười làm cho không khí lớp học luôn tràn đầy sinh khí. Với thầy những tiết học làm cho học sinh hứng thú, say mê, tin tưởng vào mình sẽ học giỏi…

Bộ GD-ĐT thanh tra công tác tuyển sinh năm 2009 – Trong buổi họp báo định kỳ của Bộ GD-ĐT chiều ngày 18/11, lãnh đạo Bộ cho biết, Thanh tra Bộ GDĐT, sẽ thành lập 3 đoàn thanh tra công tác tuyển sinh của các trường ĐH, CĐ năm 2009 tại 3 khu vực Bắc, miền Trung – Tây Nguyên và khu vực phía Nam.

Thăm thầy Đặng Hữu Dũng nhân dịp 20-11 – Sáng 18-11, đoàn cán bộ, giảng viên, ban chủ nhiệm khoa cơ khí công nghệ ĐH Nông lâm TP.HCM và gần 10 đoàn viên chi đoàn khách sạn Tân Sơn Nhất đã đến thăm thầy Đặng Hữu Dũng – nạn nhân vụ sinh viên tạt axit thầy giáo (Tuổi Trẻ ngày 25-8).

Thư gửi thầy giáo dạy văn – Mới lần đầu tiếp xúc, ấn tượng đầu tiên với chúng tôi là thầy nói nhanh, nói nhiều và rất hay… khoe. Thầy khoe về nghề văn, về sách hay, tư liệu quý mà thầy tìm được, về những đứa học trò đỗ đạt.

Tri ân thầy cô – Dẫu còn nhiều lo toan trong cuộc sống, nhưng hình ảnh của thầy cô giáo vẫn sáng ngời, vượt mọi gian truân, khó khăn để vun đắp cho sự nghiệp “trồng người”…

Những giờ học sinh động – Nhằm nâng cao chất lượng dạy học và thực hiện tốt chương trình Tin học hóa giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động, nhiều trường THPT, THCS trên địa bàn TP.HCM đã áp dụng các phương pháp dạy học tiên tiến, tạo nên những giờ học sinh động, hứng thú cho học sinh, đồng thời hạn chế phương pháp đọc – chép tồn tại từ trước đến nay.

Giáo viên khốn khổ vì bị giữ bằng gốc – Kiên quyết không trả lại bằng tốt nghiệp, đó là cách mà một chủ trường mầm non tư thục thường xuyên áp dụng mỗi khi có giáo viên xin thôi việc.

Người thầy trong cơn bão lũ – Thầy Hà Công Văn là giáo viên tiểu học được nhận danh hiệu Anh hùng Lao động vì đã có công mở rộng mô hình “bán trú dân nuôi”.

Sẽ kỷ luật hiệu trưởng Trường ĐH Phan Thiết – Đã xử phạt trường và sẽ xử lý kỷ luật hiệu trưởng Trường ĐH Phan Thiết, tổ chức thanh tra công tác tuyển sinh 2009 của một số trường ĐH, CĐ, sớm phê duyệt kết quả kiểm định đánh giá 20 trường ĐH đầu tiên để công bố…

Lãnh đạo TP.HCM thăm các nhà giáo lão thành – Chiều 18-11, Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hoàng Quân và đại diện Sở GD-ĐT TP.HCM đã đến thăm và chúc mừng GS.TS Nguyễn Thiện Thành nhân kỷ niệm Ngày nhà giáo VN 20-11.

Yêu cầu ĐH Gia Định tổ chức gấp đại hội cổ đông – Liên quan đến những bất ổn tại Trường ĐH tư thục Công nghệ thông tin Gia Định, Bộ GD-ĐT vừa có công văn số 9924/BGDĐT-TCCB về việc tổ chức đại hội đồng cổ đông.

Phải yêu thương nhiều hơn – Câu chuyện của bạn Lê Trình T. (Tuổi Trẻ 15-11) nhận được nhiều chia sẻ từ bạn đọc, khi vấn đề đi tìm ý nghĩa cuộc sống của T. cũng là điều quan tâm của nhiều bạn trẻ khác.

“Đặt hàng” cho thanh niên Tây nguyên – Ngày 18-11, tại thị xã Gia Nghĩa (Đắc Nông), Trung ương Đoàn TNCS HCM tổ chức hội nghị giao ban công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi cụm Tây nguyên năm 2009.

Tuyên dương 113 giáo viên, giảng viên trẻ tiêu biểu TP.HCM – 113 giáo viên, giảng viên trẻ của TP.HCM có đạo đức tốt, đạt nhiều thành tích xuất sắc trong công tác giảng dạy, tích cực tham gia các hoạt động vì cộng đồng đã được tuyên dương vào tối nay (19-11) tại Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM.

Được sống – yêu thương là hạnh phúc – Khi đọc những dòng tâm sự của anh trên báo Tuổi Trẻ , tôi thật sự rất cảm thông với anh vì tôi từng có thời gian nghĩ như anh. Nhưng tôi “may mắn” hơn anh: tôi đã “được” ốm một trận thập tử nhất sinh.

Bài giảng khơi nguồn từ trái tim – Hơn cả trách nhiệm, mỗi bài giảng còn được xuất phát từ tâm tư học trò và trái tim người đứng lớp – nét chung mà nhiều giáo viên, giảng viên được trao giải thưởng “Giáo viên, giảng viên trẻ tiêu biểu TP.HCM” 2009 do Thành đoàn TP.HCM tổ chức tối 19-11 đều ý thức.

15 ý tưởng được chọn vào vòng chung kết – Trung tâm Phát triển khoa học và công nghệ trẻ Thành đoàn TP.HCM vừa công bố kết quả vòng sơ kết cuộc thi Ý tưởng sáng tạo trẻ TP.HCM lần 1- 2009, chủ đề “Vì thành phố văn minh, hiện đại và phát triển”.

Trao giải Kazuo Itoga cho Võ Thị Hoàng Yến – Giải Kazuo Itoga (Kazuo Itoga Memorial Prize) – giải thưởng tôn vinh những cá nhân ở châu Á – Thái Bình Dương có những đóng góp nổi bật cho cuộc sống của người khuyết tật – đã chọn ra hai nhân vật để tôn vinh trong năm 2009, trong đó có thạc sĩ Võ Thị Hoàng Yến của Việt Nam.

Doanh nghiệp xã hội vì cộng đồng – Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam phối hợp một số đơn vị phát động cuộc thi “Thắp sáng ý tưởng doanh nghiệp xã hội vì cộng đồng” đến sinh viên của hơn 20 trường đại học, cao đẳng trên địa bàn Hà Nội.

Ít tiền, mệt nhọc vẫn đi học – Đêm 17-11, các bạn công nhân vừa làm vừa học đã mời những người thầy trực tiếp giảng dạy tư vấn cách học hiệu quả trong điều kiện thu nhập giảm và vào lớp với tình trạng mệt mỏi sau giờ làm.

Dựng chân dung thầy cô để tri ân – 21 bức chân dung thầy cô Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM được khắc họa sinh động qua bàn tay SV khoa mỹ thuật công nghiệp trong cuộc triển lãm nhỏ nhân Ngày 20-11.

Nhiều ý tưởng cho thành phố văn minh – Giải pháp giảm tình trạng ngập nước, ý tưởng quảng cáo trên vé số, xây dựng những ngôi nhà sinh học xanh cùng nhiều đề tài độc đáo khác đã được ghi tên trong danh sách 15 ý tưởng vào vòng chung kết cuộc thi Ý tưởng sáng tạo trẻ TP.HCM lần 1-2009, với chủ đề Vì thành phố văn minh, hiện đại và phát triển.

Tuyên dương 66 cán bộ Đoàn là giáo viên – Tối qua, tỉnh Đồng Nai đã tổ chức lễ tuyên dương 66 cán bộ Đoàn là giảng viên, giáo viên tiêu biểu ở các cấp trường mầm non đến đại học. Cán bộ Đoàn được tuyên dương lần này có nhiều năm là giáo viên dạy giỏi, trong đó nhiều bạn là tổng phụ trách Đội giỏi cụm Đông Nam bộ.

Thêm một làng trẻ em SOS ở Quy Nhơn – Chiều 18-11, tại P.Nhơn Bình, TP Quy Nhơn, UBND tỉnh Bình Định phối hợp cùng Làng trẻ em SOS quốc tế, Bộ Lao động – thương binh và xã hội, Làng SOS VN và đại diện nhà tài trợ là Công ty Vorwerk đã tổ chức lễ khởi công xây dựng công trình làng trẻ em SOS Quy Nhơn. Đây là làng SOS thứ 14 của VN được Làng trẻ em SOS quốc tế tài trợ.

Đêm nhạc vui nhộn – 14 tiết mục ở các thể loại hát, múa, nhảy đã được các bạn thí sinh biểu diễn hết sức tự tin và thành công trong đêm chung kết cuộc thi “Banking music talent”. Cuộc thi do Đoàn thanh niên – Hội Sinh viên Trường đại học Ngân hàng tổ chức đêm 18-11. Đây là chương trình ca nhạc chào mừng Ngày nhà giáo VN 20-11.

“Mùa đông ấm” 2009 – Đó là tên chương trình tình nguyện do Tỉnh đoàn và Hội LHTN tỉnh Nghệ An phát động, nhằm giúp đỡ đồng bà o biên cương hải đảo có hoàn cảnh khó khăn.

Hoa và nồi cháo từ thiện – Đây là cách làm của CLB Sharing the life thuộc Hội Từ thiện TP Đà Nẵng trong dịp kỷ niệm Ngày nhà giáo VN 20-11 năm nay.

“Nổ tung” đêm thi Tiếng hát ĐH Cần Thơ – Đêm 18/11 vừa qua, 2.000 chỗ ngồi trong hội trường lớn trường đại học Cần Thơ chật kín khán giả dự buổi chung kết cuộc thi Tiếng hát Đại học Cần Thơ. Nhiều sinh viên phải đứng suốt 3 tiếng đồng hồ cổ vũ cho đại diện lớp mình.

83 dự án ươm “Mầm nhân ái” – Kết thúc giai đoạn 1 của cuộc thi viết dự án cho cộng đồng “Mầm nhân ái”, có tổng cộng 83 dự án tham gia trong 4 lĩnh vực: môi trường, giáo dục, sức khỏe cộng đồng và lĩnh vực khác.

Cơ hội hành nghề y ở Mỹ – Từ đầu năm 2010, ngay tại VN, những ứng viên có đủ điều kiện và nhu cầu có thể thi lấy chứng chỉ hành nghề dành cho người nước ngoài muốn hành nghề điều dưỡng tại Hoa Kỳ.

Hoa tặng thầy cô – Đến hẹn lại lên, cứ mỗi độ 20-11 về khu làng ĐH Quốc gia TP.HCM lại tươi mới hơn bởi sắc màu của ngàn hoa. Các gian hàng hoa được trưng bày từ rất sớm. Trên mỗi lẵng hoa là những tấm thiệp với lời chúc tốt đẹp gửi tới thầy cô.

Hết mình vì cộng đồng – Dù trải qua những khó khăn riêng, hai teen ở Benton (bang Louisiana, Mỹ) vẫn nghĩ nhiều đến người khác.

Hoa hồng tặng thầy cô – Thầy cô của chúng ta sẽ cảm động hơn nếu được nhận những bông hoa hồng thật đẹp do chính tay ta làm.

Vé xe tết cho sinh viên xa nhà – Như thường lệ vào cuối tháng 11, kế hoạch tặng vé xe cho sinh viên (SV) khó khăn về quê đón tết lại được Trung tâm Hỗ trợ SV TP.HCM, báo Tuổi Trẻ và nhãn hàng Omo khởi động.

Khởi công xây dựng làng trẻ em SOS Quy Nhơn – Chiều 18-11, tại phường Nhơn Bình, TP Quy Nhơn, UBND tỉnh Bình Định phối hợp cùng làng trẻ em SOS quốc tế, Bộ Lao động – thương binh và xã hội, làng SOS Việt Nam đã tổ chức lễ khởi công xây dựng công trình làng trẻ em SOS Quy Nhơn.

Ra mắt cuốn Hà Nội cũ nằm đây – Hướng tới kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội, NXB Phụ Nữ vừa ấn hành cuốn sách Hà Nội cũ nằm đây của nhà văn Ngọc Giao (tên thật Nguyễn Huy Giao, sinh năm 1911). Ông vốn là cây bút trụ cột của Tiểu Thuyết Thứ Bảy – tạp chí tập hợp nhiều cây bút tên tuổi như Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Tô Hoài, Lưu Trọng Lư, Nguyên Hồng…

Tình yêu giống như một món ăn? – Con gái tuổi Dần là tập truyện của Văn Thành Lê do Tủ sách Tuổi Trẻ và NXB Trẻ ấn hành. Tên sách cũng là tên một truyện đã đoạt giải nhì cuộc thi truyện ngắn báo Phụ Nữ TP.HCM 2009.

Cuộc thi văn thơ và trại sáng tác mỹ thuật Phật giáo – Chào mừng đại lễ 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội năm 2010, báo Giác Ngộ vừa phát động cuộc thi văn thơ và trại sáng tác mỹ thuật với chủ đề “Phật giáo và 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội”.

Ấm áp mùa xuân – Đó là chủ đề chương trình ca múa nhạc đặc biệt do Quận ủy, UBND, UBMTTQ Q.10, TP.HCM tổ chức nhằm gây quỹ chăm lo các gia đình diện chính sách, gia đình nghèo, trẻ em khuyết tật có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn… trên địa bàn quận trong dịp năm mới Canh Dần 2010.

Nữ diễn viên Úc Jessica McNamee đến VN – Tối 18-11, tại TP Đà Nẵng, Tổ chức Fred Hollows (FHF) VN đã tổ chức gặp mặt thân mật nữ diễn viên người Úc Jessica McNamee – đại sứ thiện chí của FHF – sau khi cô có chuyến đi đến Quảng Nam với chương trình chống mù lòa mà quỹ này đang triển khai ở VN.

VN Collection grand prix 2009 bước vào giai đoạn cuối – Từ những bản vẽ phác thảo, 20 thí sinh xuất sắc lọt vào vòng chung kết cuộc thi thiết kế thời trang VN Collection grand prix 2009 (do Viện Mẫu thời trang VN cùng tạp chí Mốt tổ chức) sẽ thực hiện thành những mẫu thật để cùng tranh tài trong đêm chung kết diễn ra ngày 21-11 tại Hà Nội.

Xem hòa nhạc miễn phí trực tuyến – Một trang web mới thành lập sẽ cho phép những người yêu nhạc xem các buổi hòa nhạc miễn phí trực tuyến với cảnh quay từ 5 góc khác nhau.

Chân dung mở ra đại cảnh – Trong bộ tranh Ngày xưa tôi là… của Tạ Huy Long có nhiều bức vẽ người và thú hợp lại trong một cơ thể. Ðó là hổ, cá, chim, vịt, châu chấu… tất cả đều mang gương mặt người.

Nghệ sĩ chung tay xây ngôi nhà hi vọng – Cựu tổng thống Mỹ Jimmy Carter và phu nhân – bà Rosalynn – cùng hai ngôi sao ca nhạc của Mỹ vừa đến Việt Nam vào ngày 18-11 để trực tiếp tham gia xây dựng nhà cho người nghèo tại làng Ðồng Xá, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.

50 album hay nhất thập kỷ – Album Is this it của The Strokes – ban nhạc rock của Mỹ thành lập năm 1998 – vừa được tạp chí âm nhạc NME bầu chọn là hay nhất trong danh sách 50 album thập kỷ. Album Up the bracket năm 2002 của ban nhạc The Libertines nằm ở vị trí thứ hai và XTRMNTR của Primal Scream ở vị trí thứ ba.

Kiên cường trong dông bão – “Khi sóng trùm qua thì nhà từ từ đổ xuống. Tôi chỉ huy anh em thoát được ra ngoài hết. Lúc đầu gọi điểm tên thì còn đủ nhưng sau cứ vắng dần, vắng dần. Khi thoát ra tôi vẫn còn ôm được một miếng phao bị vỡ khoảng 60cm… Do đêm tối rồi sóng cồn, gió rít nên mỗi lần như thế anh em bị tan tác dần.

Liên hoan âm nhạc châu Âu tái ngộ khán giả VN – Như thông lệ, từ ngày 26-11 đến 7-12, Bộ Văn hóa – thể thao và du lịch VN sẽ phối hợp cùng phái đoàn Ủy ban châu Âu tại Việt Nam và đại sứ quán bảy nước thành viên EU: Bỉ, Pháp, Áo, Ý, Đức, Hà Lan, Tây Ban Nha tổ chức Liên hoan âm nhạc châu Âu tại Hà Nội và TP. HCM.

Sương mù tan biến – Bằng cách tiếp cận và khai thác đề tài y học như cách chụp cắt lớp (chụp CT), mỗi bài viết của giáo sư – bác sĩ Nguyễn Chấn Hùng đã mang đến cho người đọc cái nhìn cận cảnh về một vấn đề hoặc một nhân vật.

Phát hiện mới về Hoàng thành Thăng Long – Tìm thấy con đường lát ngói hoa chanh thời Trần và một đoạn tường thành thời Nguyễn là những phát hiện khảo cổ học gây bất ngờ tại khu vực 62-64 Trần Phú (Hà Nội) – nơi không được coi là vùng lõi của di tích Hoàng thành Thăng Long.

Sân khấu ca nhạc tạp kỹ được mùa – Qua rồi thời làm live show là phải ra sân vận động, vào nhà hát lớn, nghệ sĩ bây giờ đã “biết mình biết ta” hơn khi chọn những địa điểm vừa phải để tổ chức chương trình.

Ca khúc dành tặng thầy cô – Sau Đứa bé của nhạc sĩ Minh Khang (ca khúc được hàng trăm nghệ sĩ thể hiện), ca khúc Mãi không quên của nhạc sĩ Vũ Quốc Việt cũng được xếp vào hàng hiếm với phần trình bày của gần 50 ca sĩ.

Giai thoại Trường viết văn Nguyễn Du – Tuổi hai mươi độ lượng – Tuổi trẻ đã cho người ta sự hồn nhiên và sức chịu đựng tốt, tôi cám ơn tuổi trẻ của mình vì điều đó.

Nghệ sĩ đi đâu sau đêm diễn? – Tầm khoảng 23 giờ đến 0 giờ, là giờ… tan sở của nghệ sĩ biểu diễn. Đây được coi là khoảng thời gian tự do nhất của những người nổi tiếng tại TP.HCM. PV TNTS có cuộc “theo dõi” xem họ đã làm gì vào thời gian này.

“Họ đã sống như thế” – Bạn toàn vẹn hình hài nhưng lại dựa dẫm người khác? Bạn đã làm gì cho chính mình và cho cộng đồng? Hãy xem những người khuyết tật đã sống như thế nào.
.
Tin học tập – văn hóa

Hanoi Grapevine news

Kinh nghiệm xin học bổng du học Hoa Kỳ: A guide by the Institute for Vietnamese Culture & Education

Terry Fox – Chạy bộ vì Trẻ em 2009: 7:00, Chủ nhật 22/11 tại Hồ Thiền Quang, Đại sứ quán Canada, Hội hữu nghị Việt Nam – Canada, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Hà Nội (HAUFO) và các đối tác Việt Nam khác phối hợp tổ chức Cuộc chạy Terry Fox nhằm ủng hộ việc nghiên cứu căn bệnh ung thư tại Hà Nội từ năm 2000.

VEF Alumni Talk Show: Buổi nói chuyện chia sẻ kinh nghiệm của VEF Alumni tại Lãnh sự quán Mỹ.
Time: 4:00-6:00, November 20, 2009
Venue: 1st Floor, Rose Garden Tower, 170 Ngoc Khanh Street, Hanoi
Speakers: Ms. Deborah J. Fairman, Deputy Consular Chief

Giới thiệu quỹ học bổng VEF: Tại Lãnh sự quán Mỹ tại Hà Nội.
Speaker: Dr. Nguyen T. Thanh Phuong and VEF Program Team
Time: 9:30-11:00, November 20, 2009
Venue: 1st Floor, Rose Garden Tower, 170 Ngoc Khanh Street, Hanoi

American English Club: Student Life in the U.S.
Time: 9:30-11:30, November 21, 2009
Venue: 1st Floor, Rose Garden Tower, 170 Ngoc Khanh Street, Hanoi

Round Table Discussion: “Breaking the Silence” – Giving a voice to victims of Domestic Violence
Time: 14:00-16:00, November 27, 2009
Venue: 1st Floor, Rose Garden Tower, 170 Ngoc Khanh Street, Hanoi

5 học bổng học MBA ở Ireland – The Government of Ireland, together with the University College Dublin Michael Smurfit Graduate Business School are pleased to announce the launch of their 2010 MBA and Masters Scholarship Programme

MBA Fair in HCM City on 26 Nov, 2009: triển lãm về du học thạc sĩ quản trị kinh doanh (MBA) tại TP.HCM vào

Giởi thiệu sách “Sức khỏe người cao tuổi” tại thư viện Hà Nội, Vào 9h00′ ngày 26/11/2009 : – Tác giả: Bác sĩ – TS Y khoa Nguyễn Ý Đức. – Diễn giả: Bác sĩ – Nhà thơ Vũ Quần Phương

IIE Vietnam news

Câu lạc bộ sách tại ĐSQ Mỹ ngày 28/11: trao đổi về cuốn sách “7 Habits of Highly Effective Teens”

Học bổng sau ĐH tại Ireland năm học 2010-2011 – Đại sứ quán Ireland tại Hà Nội thông báo chương trình học bổng Irish Aid bao gồm các suất học bổng đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ năm học 2010-2011. Ứng viên có thể học tại Ireland hoặc các nước trong khu vực.

Paid, Overseas Fellowship Positions with Atlas Corps – Atlas Service Corps seeks nonprofit leaders from around the world to apply for their 2010-2011 fellowship positions in Washington, DC, Baltimore, MD and Bogota, Colombia.

[Vietnam Education Forum] Du hoc Hoa Ky – Fall 2010 – New York (November 18th, 2009) Thời gian nộp đơn vào đại học Hoa Kỳ cho mùa Fall 2010 vào tháng 1-2/2010, và hiện tại các bạn đang chuẩn bị (1) chọn trường, (2) thư cá nhân, (3) thư giới thiệu, và (4) các giấy tờ khác.

Học bổng Singapore năm 2010 dành cho sinh viên VN – Ngày 17-11, Đại sứ quán Singapore tại Việt Nam đã công bố tiêu chuẩn trao học bổng năm 2010 của chính phủ nước này dành cho sinh viên Việt Nam đang học ĐH năm thứ nhất và năm thứ hai, có thành tích học tập xuất sắc và trình độ tiếng Anh tốt.

Chứng khoán

* VNINDEX

* HNX

Giá vàng

Tỷ giá ngoại tệ

Thống kê kinh tế

Thời tiết hôm nay
.

Bài hôm trước >>>

Chúc các bạn một ngày tươi hồng !

:-) :-) :-) :-) :-) :-)

Đọt Chuối Non

Chào mừng Ngày Nhà Giáo Việt Nam

    Một trăm năm sau, tôi đã lái xe gì, không quan trong; tôi đã ở nhà loại nào, không quan trọng; tôi đã có bao nhiều tiền trong ngân hàng, không quan trọng… Điều quan trọng là thế giới có thể tốt hơn một chút vì tôi đã tạo được một thay đổi trong cuộc đời của một em nhỏ.” — Forest Witchcraft.

Chào các bạn,

Tháng 7 năm 1946, một tổ chức quốc tế các nhà giáo tiến bộ được thành lập ở Paris đã lấy tên là Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục (tiếng Pháp: Fédération Internationale Syndicale des Enseignants – FISE).

Nǎm 1949, tại một hội nghị ở Warszawa (thủ đô của Ba Lan), Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục đã ra bản “Hiến chương các nhà giáo” gồm 15 chương với nội dung chủ yếu xây dựng nền giáo dục, bảo vệ những quyền lợi của nghề dạy học và nhà giáo, đề cao trách nhiệm và vị trí của nghề dạy học và nhà giáo.

Công đoàn giáo dục Việt Nam, là thành viên của FISE từ năm 1953. Năm 1958, FISE họp hội nghị từ 26 đến 30 tháng 8 năm 1957 tại Warszawa, lấy ngày 20 tháng 11 năm 1958 là ngày “Quốc tế hiến chương các nhà giáo”. Ngày này đã trở thành ngày truyền thống của ngành giáo dục Việt Nam.

Vào ngày 28 tháng 9 năm 1982, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành quyết định số 167-HĐBT thiết lập ngày 20 tháng 11 hằng năm là ngày lễ mang tên “Ngày nhà giáo Việt Nam”.

Nội dung quyết định số 167-HĐBT như sau:

Điều 1: Từ nay hàng nǎm sẽ lấy ngày 20-11 là ngày nhà giáo Việt Nam.

Điều 2: Để ngày 20-11 có ý nghĩa thiết thực hàng nǎm từ tháng 10 các cấp chính quyền và toàn thể cần họp để xem xét tình hình công tác và hoạt động của đội ngũ giáo viên ở địa phương mình, kiểm điểm những việc đã làm và đề ra những việc cấp tiếp tục làm nhằm động viên đội ngũ giáo viên phát huy truyền thống tốt đẹp của giáo giới Việt Nam, rèn luyện phẩm chất và nǎng lực, làm gương sáng cho học sinh noi theo. Về phía giáo viên, cần có những hoạt động phong phú nhằm nâng cao nhận thức về vinh dự và trách nhiệm của người giáo viên trong xã hội nước ta ngày nay, từ đó mà ra sức phấn đấu làm tốt nhiệm vụ cao cả của mình.

Điều 3: Việc tổ chức ngày 20-11 hàng nǎm do Uỷ ban Nhân dân và Hội đồng các cấp chủ trì, có sự phối hợp các ngành giáo dục và các đoàn thể nhân dân. Các cấp các ngành cần phân công cán bộ lãnh đạo đi thǎm hỏi giáo viên, tổ chức các cuộc gặp mặt thân mật với giáo viên, nhân dịp này có thể tổ chức khen thưởng các giáo viên có thành tích. Việc tổ chức này nhà giáo Việt Nam cần được tiến hành trọng thể và thiết thực, tránh hình thức phô trương gây phiền hà cho học sinh và cha mẹ học sinh.

Điều 4: Trong ngày 20-11 các trường có thể sắp xếp lại việc học tập và giảng dạy để giáo viên được nghỉ và tham gia các sinh hoạt của trường và địa phương.

Trong truyền thống trọng thầy–Quân Sư Phụ; vua, thầy, rồi mới đến cha–ngày hôm nay chúng ta chào mừng sứ mệnh giáo dục của các thầy cô. Dạy học không phải là một nghề, mà là một sứ mệnh. Thiêng liêng và cao cả.

Chúc các thầy cô của ĐCN và thầy cô khắp nơi một Ngày Nhà Giáo nhiều tiếng cười, nhiều nước mắt, và nhiều ân sũng. Chúc các thầy các cô luôn vui vẻ khỏe mạnh để luôn đủ năng lực đưa các em tiến bước về hướng mặt trời.

Mời các thầy cô và mọi người nghe ba bản nhạc dành cho các thầy cô hôm nay sau đây.
.

Bụi Phấn

.

Những điều thầy chưa kể – Mung Ngay Nha Giao VN

.

Trường xưa yêu dấu – Clip Mừng Nhà Giáo VN

Happy Teacher’s Day

Wishing you all a very joyful and happy Teacher’s Day!

With love

Nguyển Đình Chung
Daklak ‘Teachers Training College
.

A teacher
Takes a hand……
Opens a mind……….
And touches a heart.
You are one such teacher for me!
Thanks for being there!
Happy Teacher’s Day!

Teachers that live to teach…..
And Create kids
That love to learn
Thanks for your support!
Happy Teacher’s Day!

A teacher
Is like a candle
Which lights others
In consuming itself.
Happy Teacher’s Day!

Teachers help us
To learn from yesterday,
Live for today and
Hope for tomorrow.
You have taught us all of this!
Happy Teacher’s Day!

The most extraordinary thing
About a really good teacher
Is that he or she transcends
Accepted educational methods.
Happy Teacher’s Day!

.

    bài dịch của em Dương Ngọc Anh
    lớp 10 chuyên Toán trường Nguyễn Du Daklak

Một người cô
Nắm lấy bàn tay
Mở rộng suy nghĩ và cảm giác
Và chạm tới một trái tim
Và cô là một người như vậy đối với em
Cảm ơn vì đã ở đó!
Chúc mừng ngày của thầy cô!

Thầy cô người mà sống để dạy…
Và tạo ra những đứa trẻ
Người mà yêu để học
Cảm ơn cho sự ủng hộ của cô!
Chúc mừng ngày của thầy cô!

Một người cô
Chỉ như một ngọn nến
Thắp sáng cho những thứ khác
Bằng việc tiêu phí chính mình
Chúc mừng ngày của thầy cô!

Thầy cô giúp chúng ta
Học từ hôm qua
Sống vì hôm nay
Hi vọng cho ngày mai
Cô đã dạy cho chúng em tất cả những điều đó
Chúc mừng ngày của thầy cô!

Điều phi thường nhất
Về một giáo viên thật sự rất tốt
Là việc thầy hay cô vượt hơn
Những phương thức giáo dục được chấp nhận
Chúc mừng ngày của thầy cô!

.

    Bản dich của Lê Thị Kim Chi

môt ngươi thầy
Dẫn dắt em
Mở ra tri thức
Và ở bên em
Thây đúng là một người thầy của em
Cảm ơn vì thầy đã ở đây
Chúc mừng ngày nhà giáo

Những người thầy sống để dạy
Và tao ra những đứa trẻ
Mà yêu thương để dạy dỗ
Cảm ơn vì sự đóng góp của thầy
Chúc mừng ngày nhà giáo

Một thầy giáo
Cũng như một ngọn nến
Thắp sáng cho những học trò
Khi tự đốt nó

Những người thầy đã giúp đỡ chúng em
Học tập từ quá khứ
Sống cho hiện tại và
Hi vọng cho tương lai
Thầy đã dạy cho chúng em tất cả những điều này
Chúc mừng ngày nhà giáo

Điều đặc biệt nhất
Về một người thầy đích thực
Là thầy ấy hay cô ấy hơn cả
Đảm nhận những cách thức dạy dỗ
Chúc mừng ngày nhà giáo

.

Lê thị kim chi

Chúc mừng ngày Nhà Giáo Việt Nam 20-11!

Với tất cả tình yêu thương và niềm kính trọng đến người thầy của tôi nói riêng và tất cả người thầy trên khắp thế giới nói chung.

Xin gửi đến thầy của tôi,người đã dạy tôi cách sử dụng đúng thì trong một câu tiếng Anh. Người đã dạy chúng tôi bằng cả tấm lòng và sự nhiệt tình.

Xin gửi đến thầy, thầy không chỉ dạy chúng tôi cách học tập sao cho thật sự hiệu quả, mà thầy còn hướng chúng tôi đến một thế giới bổ ích, đến một niềm tin vững chãi, một cái nhìn đồng cảm, một sự yêu thương tha thiết, những triết lí bổ ích, những bản nhạc khiến trái tim và cả trí óc đều ấm lên những lời ca ngọt ngào.

Xin gửi đến thầy thông điệp bé nhỏ của tôi:

“ Cô ơi! Em chỉ muốn chúc cô có một ngày nghỉ lễ thật hạnh phúc, thật vui vẻ và ấm áp. Em muốn sẽ mãi là học trò ngốc nhất của cô. Mong rằng cô luôn luôn khoẻ mạnh, luôn luôn vui tươi, và sẽ mãi là người dẫn đường cho chúng em, là người chỉ cho chúng em con đường đến một thế giới thật xinh đẹp; là người cầm chìa khoá mở cánh cửa của tình yêu nơi chúng em. Biến tâm hồn non nớt của chúng em trở nên trưởng thành hơn!!!! Cô ơi, em thương cô nhiều lắm!!!!!!”

—–

Happy Teacher’s Day 20-11!

With all my love and respect to my teacher and all the teachers around the world.

-Your student –

Mr.Clown. 🙂

Khoảnh Khắc Tri Ân

“Giáo dục như ánh thái dương phản chiếu cả đến những gian nhà cỏ thấp bé, mái tranh của con nhà nghèo”. (Pestalogi)

Tôi tự truy vấn mình câu hỏi: “Ánh thái dương có bao giờ vụt tắt không?”. Và ngay lập tức tôi nhận được câu trả lời vang vọng từ chính tận sâu đáy lòng mình: “Khi con người còn tồn tại, thì ánh thái dương vĩ đại ấy dường như bất tử”.

Vậy những con người đem ánh thái dương len lỏi đến tận những gian nhà cỏ thấp bé hay những mái tranh của con nhà nghèo có bất tử hay không? Câu trả lời là: “Vượt qua những khắc nghiệt về vòng luân hồi của tạo hoá, tâm hồn và sứ mệnh cao cả của họ vẫn tồn tại mãi mãi với thời gian”. Và không ai khác, họ chính là những người thầy, những con người mà sứ mệnh của họ là giúp mỗi chúng ta phát hiện ra những điều còn tiềm ẩn bên trong bản thân mình. Cũng chính những người thầy ấy đã bao năm tháng chèo lái con đò, đưa biết bao thế hệ con người đến được với bến bờ của tương lai và khám phá những bí ẩn diệu kỳ của cuộc sống.

Chính vì vậy, bài học làm người mà mỗi chúng ta vẫn luôn nhớ ghi là: “Công Cha – Nghĩa Mẹ – Ơn Thầy”. Bởi lẽ, khi cha mẹ cho ta sự sống và tình yêu thương, thì người thầy đem đến cho ta những kĩ năng hoàn thiện bản thân thật quý giá. Nếu thiếu đi bất kỳ điều gì, thì có lẽ cuộc sống của ta sẽ chẳng bao giờ hạnh phúc, ý nghĩa một cách trọn vẹn được. Những bài học của người thầy cho ta biết thật nhiều tri thức mới mẻ, cho ta biết làm thế nào để nắm bắt cơ hội và đạt được thành công, và quan trọng hơn cả là chúng có sức mạnh khơi dậy tâm hồn ta thật phi thường.

Dường như sự giáo dục của người thầy là nền tảng cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người hôm nay và mãi mai sau. Họ mang trên mình trách nhiệm lớn lao là đào tạo, bồi dưỡng nên nhiều thế hệ, mà trước tiên là đủ phẩm chất và sau đó là đủ năng lực; để góp phần xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp và tiến bộ theo sự phát triển của nền văn minh nhân loại.

“Dưới ánh mặt trời không có nghề nào cao quý hơn nghề dạy học”. Với tôi câu nói của Comenski có một sức thuyết phục thật mạnh mẽ. Cõ lẽ điều ông muốn chuyển tải đến tất cả mọi người là xã hội này có vô vàn nghề nghiệp. Nghề nào cũng cao quý như nhau vì mỗi nghề có một sứ mệnh riêng của mình. Nhưng dường như không có nghề nào cao quý hơn nghề dạy học, cũng như không có ai cao quý hơn những người thầy.

Người thầy khi xưa truyền giảng đạo lí, cái chữ mong có ngày được nhìn thấy học trò mình áo gấm vinh qui về làng, để rồi trở thành những viên quan có tâm, có tài phụng sự triều đình, đất nước. Những cái tên “Chu Văn An”, “Nguyễn Bỉnh Khiêm”, “Cao Bá Quát”, “Bà Huyện Thanh Quan”, “Đoàn Thị Điểm”, “Nguyễn Đình Chiểu”, “Phan Bội Châu”…là những người thầy nổi tiếng trong lịch sử dân tộc ta mà đến tận bây giờ công lao của họ vẫn khắc sâu trong lòng mỗi con người Việt Nam. Có những người học trò trưởng thành từ sự dạy dỗ của họ đã trở thành những bậc anh tài lưu danh muôn đời trong sử sách và là tấm gương sáng về tinh thần học tập cho những thế hệ sau.

Và những người thầy hôm nay, không chỉ giỏi về nghiệp vụ chuyên môn mà còn có tấm lòng và đạo đức nhà giáo thật đáng khâm phục. Có những người thầy trẻ tuổi đã không ngần ngại hi sinh quãng đời đẹp đẽ của mình để đến dạy học cho đồng bào vùng sâu, vùng xa; với ước nguyện mang ánh sáng tri thức để thắp lên niềm hi vọng về một tương lai tươi sáng. Những người thầy khác thì lại hết lòng giúp đỡ, dạy học miễn phí cho những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, không nơi nương tựa và phải ở trong những trại trẻ mồ côi hay mái ấm tình hồng, thông qua các lớp học bổ túc. Việc làm cao đẹp ấy của họ đã đem lại niềm tin và sự lạc quan, giúp các em vượt lên số phận để trở thành những con người có ích cho xã hội. Và còn vô vàn những người thầy ngày ngày vẫn âm thầm dạy dỗ, chỉ bảo học trò mình lĩnh hội kiến thức tốt nhất, để làm giàu vốn hiểu biết và vận dụng được vào thực tế đời sống. Không dừng lại ở đó, mỗi người thầy khi đứng trên bục giảng hẳn sẽ mong mỏi những học trò của mình rèn luyện và phát huy được những phẩm chất tốt đẹp vốn có của con người Việt Nam. Ấy mới chính là điều đáng để mỗi chúng ta trân trọng nhất!

Ta có thể kể đến những cái tên vĩ đại đào tạo nên những nhân tài có nhân cách đạo đức lớn, đóng góp đáng kể cho sự nghiệp giáo dục nước nhà như: Giáo sư Dương Quảng Hàm- Nhà sư phạm mẫu mực; Ông giáo Hoài- Người vẽ cờ khởi nghĩa và lá cờ tổ quốc hôm nay; Đặng Thai Mai- Người thầy 60 năm đứng trên bục giảng- Bậc đại thụ văn Lâm- Nhà nhân văn chủ nghĩa; Nhà giáo, Đại tướng Võ Nguyên Giáp…hay thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký từ một người học trò tật nguyền đã vượt khó để học tập giỏi và sau này trở thành một nhà giáo tâm huyết, gắn bó với bục giảng suốt hơn 35 năm. Họ cùng với tất cả những người thầy “vô danh” khác đều có chung ước vọng mở ra một tương lai tươi sáng và bước phát triển mới cho quê hương mình thông qua trọng trách thật cao cả là giáo dục và đào tạo con người. Họ xứng đáng là những người anh hùng thầm lặng, và là những tấm gương soi sáng muôn đời để mỗi chúng ta khắc ghi và học tập.

“Mục tiêu của giáo dục không phải là dạy cách kiếm sống hay cung cấp công cụ để đạt được sự giàu có, mà đó phải là con đường dẫn lối tâm hồn con người vươn đến cái Chân và thực hành cái Thiện”. (Vijaya Lakshmi Pandit)

Tôi không khỏi bồi hồi xúc động khi nghe những lời hát: “Khi tóc thầy bạc tóc em vẫn còn xanh. Khi tóc thầy bạc trắng chúng em đã khôn lớn rồi…”. Người thầy dạy cho bạn, cho tôi bao điều hay, nhưng chưa bao giờ thầy kể câu chuyện về những hạt bụi phấn, về những nếp nhăn, về những lúc nỗi buồn dày xéo tâm hồn vô hạn khi thấy học trò mình phạm lỗi hay không chịu cố gắng học hành. Đó là bởi đức hi sinh cao cả của người thầy. Thầy không muốn trò mình phải suy nghĩ nhiều mà quên đi nhiệm vụ trước mắt. Trái tim người thầy bao la rộng mở, sẵn sàng bỏ qua hết thảy lỗi lầm của học trò để hướng đến những điều lớn lao hơn. Những học trò cuối cấp như tôi và bạn, thời gian được ngồi trên ghế trường trung học, được gắn bó với thầy cô bạn bè như gia đình thân thiết đâu còn nhiều nữa, mà sao vẫn cứ để những người thầy đôi khi phải đau lòng mà không chịu phấn đấu? Nếu trân trọng những điều mà người thầy đem lại cho mỗi chúng ta, thì tôi và bạn, chúng ta hãy cố gắng hết sức mình, bởi:

“Dẫu đếm hết sao trời đêm nay,
Dẫu đếm hết lá mùa thu rơi,
Nhưng ngàn năm,
Làm sao em đếm hết công ơn người thầy…”

Ca khúc “Người thầy” với những ca từ đầy ý nghĩa như một câu chuyện kể mà hồi kết là một câu hỏi để mỗi chúng ta tự trải nghiệm với lòng mình. Rằng những gì ta đang làm đã xứng đáng với công ơn mênh mông trời biển của người thầy hay chưa? Không cần ai cho ta câu trả lời, khi tự hỏi lòng mình như thế, tức khắc ta đã có câu trả lời cho riêng mình rồi!

Sau này ta trưởng thành, đường đời thênh thang rộng mở, ta bước từng bước vững chãi, và để lại một dòng sông, một con đò phía sau lưng. Ta có thể quên chúng, nhưng nhất định ta không thể quên…người chèo đò năm xưa đã chở ta đến bến bờ ước mơ!

“Một con đò sang ngang,
Ôi lòng thầy mênh mang…”

Và hôm nay, tôi và chúng ta cùng tri ân những người thầy như thế!

Thảo Vi

Tại sao chúa lại tạo ra người thầy

Khi chúa tạo ra người thầy
Ngài đã ban cho ta những người bạn
Để giúp ta hiểu ra thế giới này
Và nhận thức một cách sâu sắc nhất
Vẻ đẹp và điều kì diệu
của mọi thứ chúng ta thấy
và trở thành một người tốt hơn
qua mỗi điều khám phá
khi chúa tạo ra người thầy
Ngài đã ban cho ta những người dẫn đường
chỉ cho ta cách để lớn lên
từ đó ta có thể lựa chọn
cách sống và thay đổi
cái sai thành cái đúng
tạo ra những con đường để ta đi
học cách để sống mạnh mẽ
tại sao chúa tạo ra người thầy
bằng sự thận trọng và nhân từ của Ngài
giúp ta học cách tạo nên thế giới của riêng mình
một nơi công bằng và tốt đep hơn

    Tường Vy
    Lớp 10 Chuyên Hóa
    Trường Nguyễn Du Daklak

.

Why God Made Teachers

    By Kevin William Huff


When God created teachers,
He gave us special friends
To help us understand His world
And truly comprehend
The beauty and the wonder
Of everything we see,
And become a better person
With each discovery.

When God created teachers,
He gave us special guides
To show us ways in which to grow
So we can all decide
How to live and how to do
What’s right instead of wrong,
To lead us so that we can lead
And learn how to be strong.

Why God created teachers,
In His wisdom and His grace,
Was to help us learn to make our world
A better, wiser place.

.

Chúa tạo thầy/cô thế nào?

Lúc Chúa Trời tạo ra người Thầy… Người đã phải làm thêm đến ngày thứ sáu mà vẫn chưa xong. Người biết đó là một trọng trách lớn lao để tạo ra một người, có thể chạm vào từng mảnh đời của những đứa trẻ mong manh và trong sáng.

Bỗng một Thiên thần đến bên Người và nói “Ngài đã mất quá nhiều thời gian để suy nghĩ và làm ra người này rồi!”

“Đúng vậy” Chúa Trời nói “Nhưng cậu có thấy điều kỳ diệu gì trong sinh thể này không”

Là một Giáo viên…

… sẽ phải chăm sóc tất cả các học sinh, bất kể hoàn cảnh xuất thân…
… sẽ phải giải quyết hàng trăm việc linh tinh dù chúng chẳng liên quan đến nhau hay bài học
… sẽ phải truyền đạt những tri thức về cuộc sống cho học sinh từng ngày từng phút
… sẽ phải dành nhiều thời gian cho người khác hơn là cho chính bản thân
… sẽ phải luôn nở một nụ cười điềm đạm, dù là với những học sinh nghịch ngợm, khó hiểu, hay với những người cha, người mẹ hay âu lo…
… sẽ phải kiên nhẫn với công vịêc của mình, dẫu cho những bậc phụ huynh đặt thật nhiều câu hỏi hay khó thông cảm với nghề giáo viên chăng nữa
… sẽ phải có đến ba đôi mắt…

Thiên thần bỗng hoài nghi “Ba đôi mắt… trên một người thầy sao?”

Chúa trời gật đầu: “Một đôi mắt để hiểu rõ học trò của mình chứ không phải xét tội chúng.

Một đôi mắt đặt ở đằng sau để quan sát những điều khó thấy mà người thầy phải biết.

Và đôi mắt ở phía trước chỉ dành để dõi theo những điều học trò làm, chỉ để nói rằng:
“Thầy hiểu và vẫn luôn tin tưởng ở em”

“Hỡi Chúa trời” Thiên Thần nói “đây đúng là một công vịêc khó khăn và quan trọng,
nhưng Ta nghĩ Người nên làm tiếp và ngày mai thì hơn”

“Không được” Chúa Trời đáp, “Ta đã tiến rất gần đến vịêc tạo ra một con người, rất giống với chính ta. Đó là một người vẫn đi làm dẫu khi bị ốm, vẫn kiên nhẫn dạy những học sinh dù chúng chỉ ham chơi, yêu thương học trò như những đứa con, hiểu những nỗ lực của những học trò bất hạnh, và chẳng bao giờ quên quan tâm đến bất cứ ai…”

Thiên thần nhìn kĩ hơn con người mà Chúa đang sáng tạo “Người này quá nhạy cảm và nhân từ”

“Đúng thế” “nhưng cũng rất mạnh mẽ nữa. Ngươi không thể hình dung được những gì người Thầy có thể chịu đựng, những gì người ấy có thể làm và kể cả hi sinh, khi cần thiết đâu”

Thiên thần tiến tới gần hơn để nhìn dõ con người đó, chạm tay lên má người thầy “Thưa Chúa,” “Công vịêc của Người có vẻ hoàn hảo, nhưng hãy nhìn xem, ở đây có một khe hở. Ta biết, Người đã cố đặt quá nhiều thứ vào con người này. Nhưng Người không lường hết được những áp lực đặt lên người Thầy đâu!”

Chúa Trời tiến lại và đón lấy giọt nước lăn ra từ trên má người Thầy. Nó sáng lên và lấp lánh dưới ánh đèn

“Đó không phải là một vết rò.” “đó là nước mắt”

“Nước mắt ư? Nước mắt là gì?”Thiên Thần sốt sắng hỏi “Người này cần nước mắt để làm gì?

Chúa Trời lặng im suy nghĩ, rồi từ từ đáp “Để dành cho niềm vui sướng và tự hào khi chứng kiến người học trò đạt được những thành công dù nhỏ nhất. Để dành cho sự cảm thông với những đứa trẻ cô đơn phải chiến đấu vượt qua khoảng thời gian khó khăn. Nó cũng đến từ nỗi day dứt băn khoăn khi không thể giúp đỡ các em hay không thể giúp các em thoát khỏi những nỗi buồn và đau khổ. Nó đến mỗi khi thầy phải chia tay với các em chỉ sau một năm để đón những người trò khác… Nước mắt cho nỗi buồn… và cho cả những niềm vui…”

Thiên thần thốt lên : “Nước mắt … nó thật tuyệt , Người là một thiên tài !”

Chúa trời ủ rũ : “ Ta không hề để điều đó ở sinh thể này”

Người dịch : Bùi Công Đức & Phạm Thị Thanh Loan .
Lớp 10 trường THPT chuyên Nguyễn Du .

.

THE CREATION OF THE TEACHERS (bài dịch)

Thượng Đế đang tạo dựng nên thầy giáo. Đó là ngày làm việc thứ sáu “ngoại lệ” của Người và Người biết rằng đây là một trách nhiệm lớn lao cho các thầy giáo cố thích nghi với cuộc sống đầy ấn tượng của bọn trẻ. Một thiên thần xuất hiện và thưa rằng: “Ngài đang tốn thời gian để thực hiện điều đó’.

Chúa nói: “Đúng vậy.” Nhưng ngươi đã đọc

THẦY GIÁO:

…phải đứng trước tất cả các học sinh, tuy nhiên phải giỏi hơn chúng.
…phải có khả năng làm 180 điều không kết nối với chủ đề giảng dạy.
…phải tiếp tục với cà phê và thức ăn thừa,
…phải truyền đạt những kiến thức quan trọng đến tất cả các học sinh hằng ngày và phải bận rộn suốt ngày.
…phải giành nhiều thời gian cho học sinh hơn là cho bản than mình.
…phải có một nụ cười mà có thể chịu đựng qua việc cắt giảm chi phí, vấn đề về học sinh, và những phụ huynh lo lắng.
…phải tiếp tục giảng dạy khi phụ huynh hỏi
…phải có 6 đôi bàn tay

“ Sáu đôi bàn tay” thiên thần thốt lên “ Đó là điều không thể”
“Đúng”. đức chúa nói “ Những bàn tay chẳng phải là vấn đề. Còn có ba đôi mắt mà đang cho thấy điều trở ngại nhất !”
Thiên thần nhìn Người hoài nghi “ Ba cặp mắt …. trên một hình mẫu chuẩn mực ?”
Chúa Trời liền gật đầu,” Một đôi mắt để có thể nhìn thấy một học trò cho rằng ông ta là gì và không phải là những gì mà người khác đã gán cho ông ta . Một đôi mắt khác nữa ở ngay sau đầu người thầy để nhìn những gì không được thấy , nhưng là những điều cần phải biết . Còn đôi mắt ở ngay phía trước chỉ để nhìn vào đứa trẻ khi mà bé trai hay bé gái đó làm ra vẻ cho thấy “Em hiểu đấy và em vẫn luôn tin tưởng ở thầy” , mà không cần phải nói quá nhiều với đứa trẻ .
“ Thưa Chúa” ,thiên thần thốt lên rằng, “Đây đúng là một dự án thật to lớn và con nghĩ Ngài nên tiếp tục làm nó vào ngày mai”

Trần Như Yến, Phạm Vũ Như Thảo và Lâm Thanh Thanh dịch

.

THE CREATION OF THE TEACHER

The Good Lord was creating teachers. It was His sixth day of ‘overtime’ and He knew that this was a tremendous responsibility for teachers would touch the lives of so many impressionable young children. An angel appeared to Him and said, “You are taking a long time to figure this one out.”

“Yes,” said the Lord, ” but have you read the specs on this order?”

TEACHER:

…must stand above all students, yet be on their level
… must be able to do 180 things not connected with the subject being taught
… must run on coffee and leftovers,
… must communicate vital knowledge to all students daily and be right most of the time
… must have more time for others than for herself/himself
… must have a smile that can endure through pay cuts, problematic children, and worried parents
… must go on teaching when parents question every move and others are not supportive
… must have three pairs of eyes

The angel looked incredulous, ” Three pairs of eyes…on a standard model?”

The Lord nodded His head, ” One pair can see a student for what he is and not what others have labeled him as. Another pair of eyes is in the back of the teacher’s head to see what should not be seen, but what must be known. The eyes in the front are only to look at the child as he/she ‘acts out’ in order to reflect, ” I understand and I still believe in you”, without so much as saying a word to the child.”

“Lord, ” said the angel, ” this is a very large project and I think you should work on it tomorrow”.

“I can’t,” said the Lord, ” for I have come very close to creating something much like Myself. I have one that comes to work when he/she is sick…..teaches a class of children that do not want to learn….has a special place in his/her heart for children who are not his/her own…..understands the struggles of those who have difficulty….never takes the students for granted…”

The angel looked closely at the model the Lord was creating.

“It is too soft-hearted, ” said the angel.

“Yes,” said the Lord, ” but also tough, You can not imagine what this teacher can endure or do, if necessary”.

“Can this teacher think?” asked the angel.

“Not only think,” said the Lord,. “but reason and compromise.”

The angel came closer to have a better look at the model and ran his finger over the teacher’s cheek.

“Well, Lord, ” said the angel, your job looks fine but there is a leak. I told you that you were putting too much into this model. You can not imagine the stress that will be placed upon the teacher.”

The Lord moved in closer and lifted the drop of moisture from the teacher’s cheek. It shone and glistened in the light.

“It is not a leak,” He said, “It is a tear.”

“A tear? What is that?” asked the angel, “What is a tear for?”

The Lord replied with great thought, ” It is for the joy and pride of seeing a child accomplish even the smallest task. It is for the loneliness of children who have a hard time to fit in and it is for compassion for the feelings of their parents. It comes from the pain of not being able to reach some children and the appointment those children feel in themselves. It comes often when a teacher has been with a class for a year and must say good-bye to those students and get ready to welcome a new class.”

“My, ” said the angel, ” The tear thing is a great idea…You are a genius!!”

The Lord looked somber, “I didn’t put it there.”

Khi thầy nghĩ rằng em đang không quan tâm


Khi thầy nghĩ rằng em đang không chú ý , thầy nhận xét về bài báo cáo đầu tiên của em và em muốn làm lại một bài khác .

Khi thầy nghĩ rằng em đang không chú ý , thầy cho một chú mèo đi lạc ăn và em nghĩ rằng thầy tuyệt vời biết bao khi tốt với động vật.

Khi thầy nghĩ rằng em đang không chú ý , thầy cho em một tấm vé , và em hiểu ra rằng những thứ nhỏ nhặc đôi khi lại rất đáng quý.

Khi thầy nghĩ rằng em đang không chú ý , thầy che chở em và em cảm nhận được yêu thương dâng trào.

Khi thầy nghĩ rằng em đang không chú ý , em thấy những giọt nước mắt chảy ra từ

đôi mắt thầy và em học được rằng đôi khi thứ làm ta đau lại đáng để ta phải khóc.

Khi thầy nghĩ rằng em đang không chú ý , thầy mỉm cười và điều đó làm cho em muốn được trông rạng rỡ như vậy .

Khi thầy nghĩ rằng em đang không chú ý , thầy quan tâm và em muốn được trở thành những gì em có thế .

Khi thầy nghĩ rằng em đang không chú ý , em nhìn và muốn nói rằng nhờ ở thầy và tất cả những gì thầy đã làm khi thầy nghĩ rằng em đang không quan tâm.

    Bài dịch của Nguyễn Phương Uyên, lớp 10 chuyên Văn trường Nguyễn Du Daklak

.

WHEN YOU THOUGHT I WASN’T LOOKING

    By Mary Rita Schilke Korzan


When you thought I wasn’t looking, you displayed my first report, and I wanted to do another.

When you thought I wasn’t looking, you fed a stray cat, and I thought it was good to be kind to animals.

When you thought I wasn’t looking, you gave me a sticker, and I knew that little things were special things.

When you thought I wasn’t looking, you put your arm around me, and I felt loved.

When you thought I wasn’t looking I saw tears come from your eyes, and I learned that sometimes things hurt–but that it’s all right to cry.

When you thought I wasn’t looking, you smiled, and it made me want to look that pretty too.

When you thought I wasn’t looking, you cared, and I wanted to be everything I could be.

When you thought I wasn’t looking–I looked…and wanted to say thanks for all those things you did when you thought I wasn’t looking.

Number One Teacher – Người Cô Số 1

Dạ em chào cô ạ…. hôm nay nhân ngày 20-11, em chúc cô ngày càng mạnh khỏe, tươi trẻ và vui vẻ…dạ hôm nay em lên mạng kiếm được bài thơ bằng tiếng Anh về cô giáo ạ… em xin copy lại và dịch ra để gửi tặng cô ạ… em dịch còn nhiều sai sót, nên mong cô sữa lại những chỗ dịch chưa đạt giúp em ạ! Em chúc cô 1 ngày làm việc vui vẻ!

Như Thảo.

(ĐCN: Như Thảo, học sinh lớp 8, là thế hệ học trò thứ hai của chị Huỳnh Huệ. Mẹ Thảo trước đây 16 năm là sinh viên học tiếng Anh với chị Huệ. Như Thảo đã dịch bài thơ Time của Quan Jun đăng hai hôm trước).

.

Number One Teacher

I’m happy that you’re my teacher;
I enjoy each lesson you teach.
As my role model you inspire me
To dream and to work and to reach.

With your kindness you get my attention;
Every day you are planting a seed
Of curiosity and motivation
To know and to grow and succeed.

You help me fulfill my potential;
I’m thankful for all that you’ve done.
I admire you each day, and I just want to say,
As a teacher, you’re number one!

(Joanna Fuchs)

.

Cô giáo số 1!

Con rất hạnh phúc vì cô là cô giáo của con
Con thích thú với mỗi bài học mà cô dạy
Như một tấm gương mẫu mực, cô đã truyền cảm hứng cho con
Để con được mơ, để học và được

Cô đã chăm sóc con chu đáo với sự ân cần
Mỗi ngày cô là người gieo rắc
Sự tò mò và sự thúc đẩy
Để con biết, con lớn lên và để con được thành công

Cô giúp con hoàn thành được những tiềm năng của con
Con biết ơn tất cả những gì mà cô đã làm
Con rất ngưỡng mộ cô, và con chỉ muốn nói,
Cô là cô giáo số 1 của con…!

(Như Thảo dịch)

Wonderful Teacher – Người Thầy Tuyệt Vời

Người thầy tuyệt vời!
Với một món quà tri thức thật lớn lao
Một trái tim bộn bề lo lắng
Thầy thêm vào đầy ắp yêu thương
Tất cả mọi điều mà thầy dạy cho
Cho,thầy cho rất nhiều
Nhưng thầy không bao giờ màng đến bao nhiêu
Sự tận tâm của thầy
Làm thay đổi thế giới
Của những học sinh thầy dìu dắt
Thầy thắp lên ngọn lửa tri thức
Trong từng đứa học trò thầy dạy dỗ
Giúp chúng phấn đấu để đạt được mục tiêu
Điều mà bất cứ thứ gì không thể mua được
Người là người thầy thật đặc biệt
Thực không thể nói được nên lời
Về giá trị của người
Và công việc người làm thực thành công

Happy Bun Ngô Việt Thảo

.

Wonderful Teacher

With a special gift for learning
And with a heart that deeply cares,
You add a lot of love
To everything you share,
And even though
You mean a lot,
You’ll never know how much,
For you helped
To change the world
Through every life you touched.
You sparked the creativity
In the students whom you taught,
And helped them strive for goals
That could not be bought,
You are such a special teacher
That no words can truly tell
However much you’re valued
For the work you do so well.

– Author Unknown

Tiết học cuối cùng

Tôi bắt đầu tới trường rất muộn vào sáng hôm đó và lo sợ sẽ bị trách mắng, đặc biệt là bởi vì Thầy Hamel đã nói rằng thầy sẽ hỏi chúng tôi về phần động tính từ, mà tôi lại không biết một chữ gì về chúng. Trong một khoảnh khắc tôi nghĩ ngay đến việc trốn học và dành cả ngày để lang thang đây đó. Khí trời thực ấm áp, thực sáng sủa. Tiếng chim hót vang lên từ phía cánh rừng; và ở cánh đồng trống phía sau xưởng cưa, bọn lính Phổ đang tập trận. Tất cả những điều này đều hấp dẫn hơn rất nhiều so với những nguyên tắc của động tính từ, nhưng tôi đủ sức để chống cự lại, và hấp tấp chạy đến trường.

Khi tôi băng qua tòa thị chính, có một đám đông đứng trước tấm bảng thông báo. Trong hai năm nay tất cả những tin xấu đề đến từ tấm bảng đó – Tin chiến bại, tin tuyển binh, tin về những mệnh lệnh của sĩ quan chỉ huy – và tôi tự nhủ, chân vẫn không dừng :

“Điều gì đang xảy ra đây ?”

Sau đó, khi tôi đang chạy qua nhanh hết sức có thể, bác thợ rèn Wachter, người đang đứng ở đó, cùng với anh chàng thực tập, đang đọc tấm bảng, gọi với theo tôi:

“Đừng chạy nhanh thế chứ, cậu bé; cháu còn cả khối thời gian để đến trường cơ mà!”

Tôi nghĩ là ông ấy đang giễu cợt tôi, và tôi thở hổn hển khi đến được cái vườn nhỏ của thầy Hamel.

Thường lệ thì, khi lớp học bắt đầu, luôn có những âm thanh ầm ĩ có thể nghe ngay cả khi đang ở ngoài đường, tiếng mở đóng học bàn , tiếng ôn bài như một bản hợp xướng, rất ồn ào, với những cánh tay bịt chặt tai lại để học bài tốt hơn, và tiếng đập bàn của cái thước quá khổ của thầy nữa. Nhưng bây giờ không khí im ắng hoàn toàn! Tôi hy vọng mình có thể tiến vào lớp mà không bị ai nhìn thấy. Tuy nhiên, dĩ nhiên là ngày hôm dó tất cả mọi thứ đều im lặng như sáng Chủ Nhật. Qua cửa sổ tôi thấy những bạn học của tôi, tất cả đều đã ngồi vào chỗ, và Thầy Hamel đang đi lên đi xuống với cây thước sắt kinh khủng trên tay. Tôi phải mở cánh cửa và đi vào trước mắt mọi người. Bạn có thể tưởng tượng là tôi thẹn và sợ đến thế nào

Nhưng không có gì xảy ra cả. Thầy Hamel nhìn tôi và nói rất tử tế:

“Ngồi vào chỗ, nanh lên em Franz. Lớp học đã bắt đầu mà không có em đấy.”

Tôi nhảy qua cái ghế dài và ngồi xuống cái bàn học của tôi. Cho đến lúc đó, khi tôi đã bớt lo sợ, tôi thấy thầy của mình đang mặc cái áo khoác đẹp màu xanh, cái áo sơ mi kiểu, và một cái mũ lụa nhỏ màu đen, tất cả đều được thêm thắt, bộ đồ mà thầy chưa bao giờ mặt ngoại trừ những ngày kiểm tra và những ngày trao giải. Bên cạnh đó, cả lớp có vẻ như rất lạ và trang nghiêm. Nhưng điều làm tôi ngạc nhiên hơn cả là ở dãy bàn cuối, cái dãy bàn luôn trống, những người dân làng đang ngồi lặng im như chúng tôi; cụ Hauser, với cái mũ tam giác của ông ấy, thị trưởng cũ, trưởng phòng bưu điện cũ, và nhiều người khác ngồi bên cạnh. Mọi người đều có vẻ buồn bã; và cụ Hauser mang theo một quyển sách mở lòng cũ, nhăn ở góc, và ông ấy để mở nó trên đầu gối với cặp kính của cụ nằm trên trang sách.

Khi tôi đang tự hỏi về tất cả những điều đó, Thầy Hamel ngồi lên ghế, và, với cùng một giọng trang nghiêm và tử tế mà thầy đã dùng với tôi, thầy nói:

“Các học trò của tôi, đây là tiết học cuối cùng tôi sẽ dạy các em. Lệnh đến từ Berlin là chỉ được dạy tiếng Đức ở những trường ở Alsace và Lorraine. Thầy mới sẽ đến vào hôm sau. Đây là buổi học tiếng Pháp cuối cùng. Tôi muốn các em thực chú ý.”

Thực là một tin sét đánh đối với tôi!

Ôi, khốn khổ thay; đó là những gì họ treo lên ở tòa thị chính!

Tiết học tiếng Pháp cuối cùng của tôi! Tại sao, tôi chỉ mới biết viết! Tôi sẽ không được học thêm gì nữa! Giờ tôi phải ngừng lại sao! Ôi, tôi thực sự luyến tiếc rằng tôi đã không học bài, chỉ vì ham tìm trứng chim, hay ham đi trượt trên ngọn đồi Saar! Những quyển sách của tôi, chỉ mới một khoảnh khắc trước thôi, chúng như là những mối phiền toái, thực nặng nề khi mang chúng; thế mà bây giờ, quyển sách ngữ pháp của tôi, quyển sách sử thánh của tôi, chúng như là những người bạn cũ mà tôi không thể nào vứt bỏ. Và cả thầy Hamel nữa; cái suy nghĩ là thầy sẽ đi xa và tôi sẽ không bao giờ gặp lại thầy nữa làm tôi quên hết mọi điều về cây thước của thầy cũng như thầy là một người cáu kỉnh như thế nào.

Khốn khổ thay! Để tôn trọng ngày tiết học cuối cùng này, thầy đã mặc bộ đồ mà thầy chỉ mặc vào những ngày chủ nhật đẹp trời, và bây giờ tôi đã hiểu tại sao tất cả những người già trong làng lại ngồi tại dãy ghế cuối phòng học. Đó là bởi vì họ cũng luyến tiếc rằng học đã không đến lớp nhiều hơn. Đây là cách mà họ cảm ơn người thầy của chúng tôi vì bốn mươi năm tận tụy phục vụ; cũng là cách mà họ biểu lộ niềm tôn trọng đối với đất nước mà không còn là của họ nữa .

Khi tôi đang nghĩ về những điều này, tôi nghe tên tôi được gọi. Tới phiên tôi trả bài. Làm sao tôi có thể nói được cái nguyên tắc kinh khủng về động tính từ này từ đâu đến cuối được chứ? Tôi bối rối nói được chữ đầu tiên rồi đứng đó, giữ chặt cạnh bàn, tim đập mạnh, và không dám nhìn lên. Tôi nghe thầy Hamel nói với tôi:

“Thầy sẽ không la em đâu, Franz à; Em chắc hẳn cảm thấy đủ tệ rồi. Hãy nhìn lại xem! Mỗi ngày chúng ta đều tự nhủ rằng : “Ah, tôi có cả khối thời gian. Tôi sẽ học vào ngày mai.” Và bây giờ các bạn nhận ra rằng chúng ta đã tới đâu. Ah, đó là một vấn đề lớn lao đối với Alsace; Cô ấy hoãn việc học đến ngày mai. Bây giờ những người bạn ngoài kia có quyền nói với bạn: “Sao lại như thế; bạn giả đò là người Pháp phải không? Vì bạn chẳng thể nói hay viết được chính ngôn ngữ của bạn” Nhưng em không phải là kẻ tệ nhất đâu, Franz khốn khổ à. Tất cả chúng ta đều có nhiều việc để tự trách mắng mình.

“Bố mẹ các trò không đủ ló lắng để bắt các em học. Họ thích các em làm việd trên những cánh đồng hay tại các nhà máy hơn, để có thêm một ít tiền. Và tôi? Tôi cũng đáng trách. Tôi thường cho các em tưới cây thay tôi thay vì để các em học. Và khi tôi muốn đi câu cá, tôi cũng cho các em nghỉ học

Sau đó, từ điều này đến điều khác, Thầy Hamel tiếp tục nói về tiếng Pháp, rằng nó là ngôn ngữ đẹp nhất trên thế giới – là thứ rõ ràng nhất, lo-gic nhất; rằng chúng ta phải bảo vệ nó giữa chúng ta và không bao giờ được phép quên nó, vì khi một dân tộc bị bắt làm nô lệ, chừng nào họ còn giữ được ngôn ngữ của chính mình thì họ còn giữ được chiếc chìa khóa để thoát khỏi kiếp nô lệ. Sau đó thầy mở quyển sách ngữ pháp ra và đọc bài học cho chúng tôi. Tôi thực sự ngạc nhiên vì tại sao tôi hiểu bài rất nhanh. Tất cả những điều thầy giảng thực dễ hiểu, thực sự rất dễ hiểu! Tôi cũng nghĩ rằng, có lẽ đó là vì tôi chưa bao giờ lắng nghe cẩn thận hết mức, cũng như thầy chưa bao giờ giải thích mọi thứ kiên nhẫn như thế này. Nó như thể là người đàn ông khốn khổ này muốn truyền cho chúng tôi tất cả những gì ông biết trước khi ra đi, và cố thực hiện hết sức mình.

Sau phần ngữ pháp, chúng tôi học viết. Vào ngày đó, thầy Hamel có những bản in mới cho chúng tôi, được viết bởi một hoa tay đẹp: France, Alsace, France, Alsace. Chúng như là những lá cờ nhỏ tung bay ở khắp mọi nơi trong căn phòng học, được gắn trên thanh kéo trên cùng của cái bàn học. Bạn nên thấy mọi người tập trung làm việc thế nào, và lớp học đã trở nên im lặng ra sao! Âm thang duy nhất là tiếng ngòi bút chạy trên giấy. Có một vài con bọ cánh cứng bay vào; nhưng chẳng ai quan tâm đến chúng, thậm chí là những cậu nhỏ nhất đang chăm chú viết những chữ ngoằn ngoèo như móc câu, như thể chúng cũng là tiếng Pháp. Trên mái nhà những chú chim bồ câu đang chậm rãi kêu gù gù, và tôi nhủ thầm:

“ Liệu bọn chúng có bắt tất cả phải hát bằng tiếng Đức, kể cả đó là những con bồ câu?”

Bất cứ khi nào tôi ngước lên khỏi bài viết của tôi, tôi thấy thầy Hamel đang ngồi bất động trên ghế và liếc nhìn từ vật này sang người khác, như thể thầy muốn in sâu hình ảnh căn phòng với mọi đồ vật vào trong tâm trí mình. Ồ! 40 năm thầy đã luôn ở đúng một nơi, với khu vườn nhỏ ở ngoài và với cái lớp học đang ở trước mặt thầy, vẫn như vậy. Chỉ có những cái bàn học và những dãy ghế là mòn đi theo năm tháng; những cây óc chó ngoài vườn đã cao hơn, và cây hoa bia mà thầy tự trồng đã quấn quanh cửa sổ, vươn lên tận mái nhà. Thầy chắc hẳn phải rất đau lòng khi phải bỏ tất cả lại; khi nghe tiếng em thầy đóng gói đồ đạc ở nhà trên! Vì họ phải rời nơi này vào ngày mai


Nhưng thầy đủ dũng cảm để dạy hết tiết học. Sau phần viết, chúng tôi học về lịch sử, và sau đó các em nhỏ đánh vần từng chữ ba, be, bi ,bo ,bu. Ở cuối phòng học, cụ Hauser đã đeo kính vào, cầm cuốn sách vở lòng cũ bằng cả hai tay, cụ cũng bắt đầu đánh vần với các em.Và bạn cũng có thể thấy rằng, cụ đang khóc; Giọng cụ run run vì xúc cảm, thực ngộ là khi nghe cụ đọc, tất cả chúng tôi đều muốn vừa khóc vừa cười. Ah, tôi nhớ rất rõ về buổi học cuối cùng ấy!

Đột nhiên chuông đồng hồ nhà thờ điểm 12h. Sau đó là hồi chuông cầu kinh Đức Bà. Cùng một lúc tiếng toán quân Phổ vừa quay về từ bãi tập vang lên bên dưới của sổ nơi chúng tôi học. Thầy Hamel đứng bật dậy khỏi ghế, mặt thầy tái nhợt đi. Tôi chư từng thấy thầy cao đến như vậy

“Các bạn của tôi” Thầy nói “Tôi-Tôi-“ nhưng có điều gì đó làm thầy nghẹn lại. Thầy không thể tiếp tục.

Sau đó thầy quay lại tấm bảng đen, cầm một viên phấn, và, bằng hết sức mình, thầy viết to hết cỡ dòng chữ:

“Nước Pháp muôn năm!”

Sau đó thầy dừng lại rồi dựa đầu vào tường, và, không nói lời nói, thầy ra hiệu cho chúng tôi:

“Lớp học kết thúc – các em có thể về. “

    Người dịch: Nguyễn Đình Nguyên, lớp 9, trường THCS Phan Chu Trinh
    Buôn Ma Thuột.

.

The Last Lesson

I started for school very late that morning and was in great dread of a scolding, especially because M. Hamel had said that he would question us on participles, and I did not know the first word about them. For a moment I thought of running away and spending the day out of doors. It was so warm, so bright! The birds were chirping at the edge of the woods; and in the open field back of the sawmill the Prussian soldiers were drilling. It was all much more tempting than the rule for participles, but I had the strength to resist, and hurried off to school.

When I passed the town hall there was a crowd in front of the bulletin-board. For the last two years all our bad news had come from there—the lost battles, the draft, the orders of the commanding officer—and I thought to myself, without stopping:

“What can be the matter now?”

Then, as I hurried by as fast as I could go, the blacksmith, Wachter, who was there, with his apprentice, reading the bulletin, called after me:

“Don’t go so fast, bub; you’ll get to your school in plenty of time!”

I thought he was making fun of me, and reached M. Hamel’s little garden all out of breath.

Usually, when school began, there was a great bustle, which could be heard out in the street, the opening and closing of desks, lessons repeated in unison, very loud, with our hands over our ears to understand better, and the teacher’s great ruler rapping on the table. But now it was all so still! I had counted on the commotion to get to my desk without being seen; but, of course, that day everything had to be as quiet as Sunday morning. Through the window I saw my classmates, already in their places, and M. Hamel walking up and down with his terrible iron ruler under his arm. I had to open the door and go in before everybody. You can imagine how I blushed and how frightened I was.

But nothing happened. M. Hamel saw me and said very kindly:

“Go to your place quickly, little Franz. We were beginning without you.”

I jumped over the bench and sat down at my desk. Not till then, when I had got a little over my fright, did I see that our teacher had on his beautiful green coat, his frilled shirt, and the little black silk cap, all embroidered, that he never wore except on inspection and prize days. Besides, the whole school seemed so strange and solemn. But the thing that surprised me most was to see, on the back benches that were always empty, the village people sitting quietly like ourselves; old Hauser, with his three-cornered hat, the former mayor, the former postmaster, and several others besides. Everybody looked sad; and Hauser had brought an old primer, thumbed at the edges, and he held it open on his knees with his great spectacles lying across the pages.

While I was wondering about it all, M. Hamel mounted his chair, and, in the same grave and gentle tone which he had used to me, said:

“My children, this is the last lesson I shall give you. The order has come from Berlin to teach only German in the schools of Alsace and Lorraine. The new master comes to-morrow. This is your last French lesson. I want you to be very attentive.”

What a thunderclap these words were to me!

Oh, the wretches; that was what they had put up at the town-hall!

My last French lesson! Why, I hardly knew how to write! I should never learn any more! I must stop there, then! Oh, how sorry I was for not learning my lessons, for seeking birds’ eggs, or going sliding on the Saar! My books, that had seemed such a nuisance a while ago, so heavy to carry, my grammar, and my history of the saints, were old friends now that I couldn’t give up. And M. Hamel, too; the idea that he was going away, that I should never see him again, made me forget all about his ruler and how cranky he was.

Poor man! It was in honor of this last lesson that he had put on his fine Sunday clothes, and now I understood why the old men of the village were sitting there in the back of the room. It was because they were sorry, too, that they had not gone to school more. It was their way of thanking our master for his forty years of faithful service and of showing their respect for the country that was theirs no more.

While I was thinking of all this, I heard my name called. It was my turn to recite. What would I not have given to be able to say that dreadful rule for the participle all through, very loud and clear, and without one mistake? But I got mixed up on the first words and stood there, holding on to my desk, my heart beating, and not daring to look up. I heard M. Hamel say to me:

“I won’t scold you, little Franz; you must feel bad enough. See how it is! Every day we have said to ourselves: ‘Bah! I’ve plenty of time. I’ll learn it to-morrow.’ And now you see where we’ve come out. Ah, that’s the great trouble with Alsace; she puts off learning till to-morrow. Now those fellows out there will have the right to say to you: ‘How is it; you pretend to be Frenchmen, and yet you can neither speak nor write your own language?’ But you are not the worst, poor little Franz. We’ve all a great deal to reproach ourselves with.

“Your parents were not anxious enough to have you learn. They preferred to put you to work on a farm or at the mills, so as to have a little more money. And I? I’ve been to blame also. Have I not often sent you to water my flowers instead of learning your lessons? And when I wanted to go fishing, did I not just give you a holiday?”

Then, from one thing to another, M. Hamel went on to talk of the French language, saying that it was the most beautiful language in the world—the clearest, the most logical; that we must guard it among us and never forget it, because when a people are enslaved, as long as they hold fast to their language it is as if they had the key to their prison. Then he opened a grammar and read us our lesson. I was amazed to see how well I understood it. All he said seemed so easy, so easy! I think, too, that I had never listened so carefully, and that he had never explained everything with so much patience. It seemed almost as if the poor man wanted to give us all he knew before going away, and to put it all into our heads at one stroke.

After the grammar, we had a lesson in writing. That day M. Hamel had new copies for us, written in a beautiful round hand: France, Alsace, France, Alsace. They looked like little flags floating everywhere in the school-room, hung from the rod at the top of our desks. You ought to have seen how every one set to work, and how quiet it was! The only sound was the scratching of the pens over the paper. Once some beetles flew in; but nobody paid any attention to them, not even the littlest ones, who worked right on tracing their fish-hooks, as if that was French, too. On the roof the pigeons cooed very low, and I thought to myself:
“Will they make them sing in German, even the pigeons?”

Whenever I looked up from my writing I saw M. Hamel sitting motionless in his chair and gazing first at one thing, then at another, as if he wanted to fix in his mind just how everything looked in that little school-room. Fancy! For forty years he had been there in the same place, with his garden outside the window and his class in front of him, just like that. Only the desks and benches had been worn smooth; the walnut-trees in the garden were taller, and the hopvine that he had planted himself twined about the windows to the roof. How it must have broken his heart to leave it all, poor man; to hear his sister moving about in the room above, packing their trunks! For they must leave the country next day.

But he had the courage to hear every lesson to the very last. After the writing, we had a lesson in history, and then the babies chanted their ba, be bi, bo, bu. Down there at the back of the room old Hauser had put on his spectacles and, holding his primer in both hands, spelled the letters with them. You could see that he, too, was crying; his voice trembled with emotion, and it was so funny to hear him that we all wanted to
laugh and cry. Ah, how well I remember it, that last lesson!

All at once the church-clock struck twelve. Then the Angelus. At the same moment the trumpets of the Prussians, returning from drill, sounded under our windows. M. Hamel stood up, very pale, in his chair. I never saw him look so tall.

“My friends,” said he, “I—I—” But something choked him. He could not go on.

Then he turned to the blackboard, took a piece of chalk, and, bearing on with all his might, he wrote as large as he could:

“Vive La France!”

Then he stopped and leaned his head against the wall, and, without a word, he made a gesture to us with his hand:

“School is dismissed—you may go.”

Vinh Danh Người Thầy

Đã bao đời nay, người thầy giữ một vị trí quan trọng trong xã hội Việt Nam.  Dù trong  xã hội phong kiến hay thời hiện đại, người thầy luôn được tôn kính, nể trọng. Hình ảnh của một thầy đồ, của một giáo viên mẫu giáo hay một vị giáo sư trên giảng đường đều đáng kính như nhau trong sự trân trọng của xã hội.

Dân tộc ta vốn có truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo.  Trong xã hội từ lâu đã thấm nhuần “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” hoặc “Muốn sang thì bắc cầu Kiều, Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy”.

Nghề dạy học là nghề cao quí nhất trong những nghề cao quí. Người   thầy lao động trí óc và làm việc với tất cả nghệ thuật của tâm hồn bằng nhân cách và trí tuệ của mình nhằm nâng cao trí tuệ và giáo dục tâm hồn người học.

Và như thế người thầy được gọi là kỹ sư tâm hồn.

Nhân ngày kỉ niệm 20/ 11/ 2009, xin tặng bài này cho các bạn đọc là thầy cô giáo  của Đọt Chuối Non, và các bạn sinh viên học sinh ngành sư phạm, cũng dành tặng cho tất cả chúng ta, những người trò đang hướng lòng yêu thương và tri ân đến Thầy của mình.

Xin trân trọng gửi một lời tri ân  đến Cô Huỳnh  Huệ, người đã khơi dậy niềm say mê học tập Tiếng Anh đối với tôi và các con, đã là cô giáo của cả ba mẹ con tôi, và hi vọng thế hệ thứ ba sẽ tiếp tục kế thừa truyền thống này.

Cũng xin gửi tặng tất cả các tác giả của ĐCN đang thể hiện thiên chức của mình trên bục giảng: Cô Dala, Cô Ngọc Hoa, Thầy Tấn Ái, Cô Minh Tâm..

Chúc tất cả các thầy cô giáo và các bạn  sinh viên,  học sinh một ngày lễ Nhà Giáo Việt Nam tràn đầy niềm vui và ý nghĩa 😆  😆 😆

.

Dạy học là nghề dạy mọi nghề khác.
Teaching is the profession that teaches all the other professions.
~Author Unknow

.

Dạy là học hai lần.
To teach is to learn twice.
~Joseph Joubert

.

Người dám dạy phải không bao giờ ngừng học.
Who dares to teach must never cease to learn.
~John Cotton Dana

.

Nghệ thuật dạy học là nghệ thuật giúp khám phá.
The art of teaching is the art of assisting discovery.
~Mark Van Doren

.

Dạy tốt là một phần tư chuẩn bị và ba phần tư thực hiện .
Good teaching is one-fourth preparation and three-fourths theater.
~Gail Godwin

.

Người thầy truyền hứng khởi biết việc dạy giống như trồng một khu vườn, và ai chẳng đưa tay vào bụi gai sẽ chẳng bao giờ hái được hoa.
Teachers who inspire know that teaching is like cultivating a garden, and those who would have nothing to do with thorns must never attempt to gather flowers.
~Author Unknown

.

Người thầy tốt như một ngọn nến – Thầy đốt chính mình để soi đường cho người khác.
A good teacher is like a candle – it consumes itself to light the way for others.
~Author Unknown

.

Người thầy giỏi nhất dạy từ trái tim chứ không phải từ sách.
The best teachers teach from the heart, not from the book.
~Author Unknown

.

Người thầy thực khôn ngoan không mời bạn vào ngôi nhà thông thái của ông mà dẫn dắt bạn đến ngưỡng cửa trí tuệ của bạn.

The teacher who is indeed wise does not bid you to enter the house of his wisdom but rather leads you to the threshold of your mind.
~Kahlil Gibran

.

Mục đích của người thầy không phải tạo nên học trò trong hình ảnh của thầy, mà là giúp học trò có thể tạo dựng hình ảnh của chính trò.
A teacher’s purpose is not to create students in his own image, but to develop students who can create their own image.
~Author Unknown

.

Mục đích dạy dỗ một đứa trẻ là làm cho nó tiến bộ được không cần người thầy.
The object of teaching a child is to enable him to get along without his teacher.
~Elbert Hubbard

.

Thầy thế nào quan trọng hơn thầy dạy cái gì.
What the teacher is, is more important than what he teaches.
~Karl Menninger

.

Đừng cố chú ý vào học sinh, hãy chú ý chính mình trước nhất. Thầy giỏi làm trò dở thành giỏi và trò giỏi thành xuất sắc. Khi học sinh thất bại, chúng ta, vì là thầy, cũng thất bại.
Don’t try to fix the students, fix ourselves first. The good teacher makes the poor student good and the good student superior. When our students fail, we, as teachers, too, have failed.
~Marva Collins

.

Người thầy trung bình nói. Thầy tốt giải thích. Thầy giỏi chỉ dẫn. Thầy xuất sắc truyền cảm hứng
The mediocre teacher tells. The good teacher explains. The superior teacher demonstrates. The great teacher inspires.
~William Arthur Ward

.

Người thầy tốt nhất là người gợi ý hơn là giáo điều, và truyền cảm hứng để người nghe muốn tự học
The best teacher is the one who suggests rather than dogmatizes, and inspires his listener with the wish to teach himself.
~Edward Bulwer-Lytton

.

Người thầy nên có ảnh hưởng tối đa và uy quyền tối thiểu.
A teacher should have maximal authority, and minimal power.
~Thomas Szaz

.

Khi dạy, bạn không thể thấy kết quả của một ngày làm việc. Nó vô hình và nguyên vẹn thế, có thể tới 20 năm.
In teaching you cannot see the fruit of a day’s work. It is invisible and remains so, maybe for twenty years.
~Jacques Barzun

.

Người Thầy là người làm cho mình dần dần trở thành không cần thiết.
A teacher is one who makes himself progressively unnecessary.
~Thomas Carruthers

.

Phạm Kiêm Yến dịch

Danh ngôn nhà giáo

In teaching you cannot see the fruit of a day’s work. It is invisible and remains so, maybe for twenty years.

Jacques Barzun

Trong việc dạy học chúng ta không thể nhìn thấy thành quả của một ngày làm việc. Nó vô hình và cứ như vậy, có lẽ đến 20 năm.

.

A good teacher is like a candle – it consumes itself to light the way for others.

Author Unknown

Một thầy giáo tốt như ngọn nến – đốt chính mình để soi sáng đường cho những người khác.

.

A teacher’s purpose is not to create students in his own image, but to develop students who can create their own image.

Author Unknown

Mục tiêu của người dạy học không phải là tạo ra những học trò rập khuôn mình, mà phát triển học trò để học trò có thể tạo ra khuôn mẫu riêng cho chúng.

.

What the teacher is, is more important than what he teaches.

Karl Menninger

Người thầy giáo như thế nào quan trọng hơn những gì người đó dạy.

.

A teacher is a compass that activates the magnets of curiosity, knowledge, and wisdom in the pupils.

Ever Garrison

Thầy giáo như chiếc com-pa khơi dậy cục nam châm của sự tò mò, tri thức, và trí khôn trong học trò.

.

The average teacher explains complexity; the gifted teacher reveals simplicity.

Robert Brault

Thầy giáo trung bình giải thích những rắc rối,thầy giáo có năng khiếu tiết lộ sự đơn giản.

.

Who dares to teach must never cease to learn.

John Cotton Dana

Người dám dạy, phải không bao giờ ngừng học.

.

Hồng Hải dịch

Trái tim nhà giáo

Như các bạn tôi chọn ngành sư phạm
Vì tôi yêu những đôi mắt ngây thơ
Long lanh sáng tròn xoe tinh nghịch
Nét xinh tươi ngoan ngoãn vô tư

    ***

Như các bạn tôi một lòng tâm huyết
Đưa các em vững bước đi lên
Bằng khối óc, bằng trái tim nhà giáo
Bằng tấm lòng yêu trẻ đến vô cùng

    ***

Trang giáo án tôi làm người họa sĩ
Vẽ con đường các cháu đến tương lai
Của đất nước hòa bình độc lập
Mang trái tim nhân hậu an bình

    ***

Có người bảo làm nghề nhà giáo
Như lái đò đưa khách sang sông
Bến trống vắng người lái đò hiu quạnh
Sang sông rồi khách sẽ đi xa

    ***

Ta không ngại vì trong nền văn hóa
Chúng ta là những chiến sĩ tiên phong
Dù hy sinh thầm lặng
Hay gặp muôn vạn những khó khăn

    ***

Ta không ngại vì ta là nhà giáo
Niềm tự hào nhà giáo Việt Nam

Minh Tâm

Làm Cô Giáo Thật Khó

    Viết theo bài thơ của nhà thơ Trần Quốc Toàn

Vâng

Khó

Làm cô giáo thật khó

Bởi màu son không thể quá hường

Không thể mặt chiếc áo sờn nhàu nếp

Không thể nhiều điều …Cả với người thương*

Mà bạn ạ

Còn khó hơn thế nữa

Bởi bây giờ mọi trật tự đảo tung

Cái xấu hiện rõ hơn trên tấm gương cuộc sống

Bài học nhân văn sức thuyết phục giảm dần

Vây chung quanh không ít chuyện buồn

Cô không thể mang vào lớp học

Nét ưu tư ánh nhìn ủ dột

Các em ngỡ ngàng

Giờ học còn đâu!

Khó làm sao là nhóm lửa ước mơ

Nhen hy vọng trong tâm hồn thơ trẻ

Không ít lần nước mắt rơi lặng lẽ

Bất lực thấy mình đơn độc biết bao

Không mong là thần tượng vời cao

Không mong nhận về danh xưng hư huyễn

Chỉ một điều cô giáo hằng tâm niệm

Chăm mầm uốn cây

Sao khó quá bạn ơi

Tôn Nữ Ngọc Hoa

(*) Ý của nhà thơ Trần Quốc Toàn