Rome Statute of the International Criminal Court – Đạo luật Rome của Tòa Hình sự Quốc tế (Phần 13)

Dịch sang tiếng Việt: Phạm Thu Hương & Trần Đình Hoành

Mục lục >>
Dẫn nhập và Phần 1 >>
Phần 2 (từ Điều 5 đến Điều 8 bis) >>
Phần 2 (từ Điều 9 đến Điều 21) >>
Phần 3 >>
Phần 4 >>
Phần 5 >>
Phần 6 >>
Phần 7 >>
Phần 8 >>
Phần 9 >>
Phần 10 >>
Phần 11 >>
Phần 12 >>
Phần 13 >>

Toàn bộ Đạo luật Rome >>

PART 13. FINAL CLAUSESPHẦN 13. CÁC ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG
Article 119
Settlement of disputes
Điều 119
Giải quyết tranh chấp
1. Any dispute concerning the judicial functions of the Court shall be settled by the decision of the Court.

2. Any other dispute between two or more States Parties relating to the interpretation or application of this Statute which is not settled through negotiations within three months of their commencement shall be referred to the Assembly of States Parties. The Assembly may itself seek to settle the dispute or may make recommendations on further means of settlement of the dispute, including referral to the International Court of Justice in conformity with the Statute of that Court.
1. Bất kỳ tranh chấp nào liên quan đến chức năng tư pháp của Tòa sẽ được giải quyết bằng quyết định của Tòa.

2. Bất kỳ tranh chấp nào khác giữa 2 hoặc nhiều Quốc gia Thành viên liên quan đến việc giải thích hoặc áp dụng Đạo luật này mà không được giải quyết thông qua đàm phán trong vòng 3 tháng kể từ khi bắt đầu sẽ được đưa ra Hội đồng các Quốc gia Thành viên. Hội đồng có thể tự tìm cách giải quyết tranh chấp hoặc có thể đưa ra khuyến nghị về các biện pháp giải quyết tranh chấp tiếp theo, kể cả việc đưa ra Tòa Công lý Quốc tế phù hợp với Đạo luật của Tòa đó.
Article 120
Reservations
Điều 120
Giới hạn
No reservations may be made to this Statute.Không có giới hạn nào có thể được thực hiện đối với Đạo luật này.
Article 121
Amendments
Điều 121
Sửa đổi
1. After the expiry of seven years from the entry into force of this Statute, any State Party may propose amendments thereto. The text of any proposed amendment shall be submitted to the Secretary-General of the United Nations, who shall promptly circulate it to all States Parties.

2. No sooner than three months from the date of notification, the Assembly of States Parties, at its next meeting, shall, by a majority of those present and voting, decide whether to take up the proposal. The Assembly may deal with the proposal directly or convene a Review Conference if the issue involved so warrants.

3. The adoption of an amendment at a meeting of the Assembly of States Parties or at a Review Conference on which consensus cannot be reached shall require a two-thirds majority of States Parties.

4. Except as provided in paragraph 5, an amendment shall enter into force for all States Parties one year after instruments of ratification or acceptance have been deposited with the Secretary-General of the United Nations by seven-eighths of them.

5. Any amendment to articles 5, 6, 7 and 8 of this Statute shall enter into force for those States Parties which have accepted the amendment one year after the deposit of their instruments of ratification or acceptance. In respect of a State Party which has not accepted the amendment, the Court shall not exercise its jurisdiction regarding a crime covered by the amendment when committed by that State Party’s nationals or on its territory.

6. If an amendment has been accepted by seven-eighths of States Parties in accordance with paragraph 4, any State Party which has not accepted the amendment may withdraw from this Statute with immediate effect, notwithstanding article 127, paragraph 1, but subject to article 127, paragraph 2, by giving notice no later than one year after the entry into force of such amendment.

7. The Secretary-General of the United Nations shall circulate to all States Parties any amendment adopted at a meeting of the Assembly of States Parties or at a Review Conference.
1. Sau thời hạn 7 năm kể từ khi Đạo luật này bắt đầu có hiệu lực, bất kỳ Quốc gia Thành viên nào cũng có thể đề xuất sửa đổi. Văn bản của bất kỳ sửa đổi được đề xuất nào sẽ được đệ trình lên Tổng thư ký Liên hợp quốc, người sẽ chuyển nhanh chóng tới mọi Quốc gia Thành viên.

2. Không sớm hơn 3 tháng từ ngày thông báo, tại cuộc họp tiếp theo, Hội đồng các Quốc gia Thành viên sẽ, theo đa số những người có mặt và bầu, quyết định có tiếp nhận đề xuất hay không. Hội đồng có thể giải quyết đề xuất trực tiếp hoặc triệu tập một Hội nghị Xét lại nếu vấn đề đang xem xét đòi hỏi như vậy.

3. Việc thông qua một sửa đổi tại cuộc họp của Hội đồng các Quốc gia Thành viên hoặc tại Hội nghị Xét lại mà không đạt được đồng thuận sẽ cần phải có đa số 2/3 số Quốc gia Thành viên.

4. Trừ khi được quy định tại đoạn 5, một sửa đổi sẽ bắt đầu có hiệu lực cho mọi Quốc gia Thành viên một năm sau khi các văn kiện phê chuẩn hoặc chấp nhận được gửi cho Tổng thư ký Liên hợp quốc bởi 7/8 số Quốc gia Thành viên.

5. Bất kỳ sửa đổi nào đối với các điều 5, 6, 7 và 8 của Đạo luật này sẽ bắt đầu có hiệu lực cho các Quốc gia Thành viên đã chấp nhận sửa đổi đó 1 năm sau khi văn kiện phê chuẩn hoặc chấp nhận được gửi. Đối với một Quốc gia Thành viên không chấp nhận một sửa đổi, Tòa sẽ không hành xử thẩm quyền tài phán của mình đối với hình tội được bảo vệ bởi sửa đổi đó khi được thực hiện bởi công dân của Quốc gia Thành viên đó hoặc trên lãnh thổ của Quốc gia đó.

6. Nếu một sửa đổi được 7/8 số Quốc gia Thành viên chấp nhận theo đoạn 4, bất kỳ Quốc gia Thành viên nào không chấp nhận sửa đổi đó có thể rút khỏi Đạo luật này với hiệu lực ngay lập tức, bất kể điều 127, đoạn 1, nhưng tùy thuộc vào điều 127, đoạn 2, bằng cách đưa ra thông báo không muộn hơn 1 năm sau khi sửa đổi đó bắt đầu có hiệu lực.

7. Tổng thư ký Liên hợp quốc sẽ chuyển tới mọi Quốc gia Thành viên bất kỳ sửa đổi nào được thông qua tại cuộc họp của Hội đồng các Quốc gia Thành viên hoặc tại một Hội nghị Xét lại.
Article 122
Amendments to provisions of an institutional nature
Điều 122
Sửa đổi các điều khoản có tính thể chế
1. Amendments to provisions of this Statute which are of an exclusively institutional nature, namely, article 35, article 36, paragraphs 8 and 9, article 37, article 38, article 39, paragraphs 1 (first two sentences), 2 and 4, article 42, paragraphs 4 to 9, article 43, paragraphs 2 and 3, and articles 44, 46, 47 and 49, may be proposed at any time, notwithstanding article 121, paragraph 1, by any State Party. The text of any proposed amendment shall be submitted to the Secretary-General of the United Nations or such other person designated by the Assembly of States Parties who shall promptly circulate it to all States Parties and to others participating in the Assembly.

2. Amendments under this article on which consensus cannot be reached shall be adopted by the Assembly of States Parties or by a Review Conference, by a two-thirds majority of States Parties. Such amendments shall enter into force for all States Parties six months after their adoption by the Assembly or, as the case may be, by the Conference.
1. Những sửa đổi các điều khoản của Đạo luật này mà có tính thể chế duy nhất, nghĩa là, điều 35, điều 36, các đoạn 8 và 9, điều 37, điều 38, điều 39, các đoạn 1 (hai câu đầu), 2 và 4, điều 42 , các đoạn 4 đến 9, điều 43, các đoạn 2 và 3, và các điều 44, 46, 47 và 49, có thể được đề xuất bất cứ lúc nào, bất kể điều 121, đoạn 1, bởi bất kỳ Quốc gia Thành viên nào. Văn bản của bất kỳ sửa đổi được đề xuất nào sẽ được đệ trình lên Tổng thư ký Liên hợp quốc hoặc người được chỉ định bởi Hội đồng các Quốc gia Thành viên, người này sẽ chuyển nhanh chóng tới mọi Quốc gia Thành viên và những người khác tham gia trong Hội đồng.

2. Những sửa đổi theo điều 122 này mà không đạt được đồng thuận sẽ được thông qua bởi Hội đồng các Quốc gia Thành viên hoặc bởi Hội nghị Xét lại, với đa số 2/3 số Quốc gia Thành viên. Những sửa đổi đó sẽ bắt đầu có hiệu lực cho mọi Quốc gia Thành viên 6 tháng sau việc thông qua bởi Hội đồng hoặc Hội nghị, tùy từng trường hợp.
Article 123
Review of the Statute
Điều 123
Xét lại Đạo luật
1. Seven years after the entry into force of this Statute the Secretary-General of the United Nations shall convene a Review Conference to consider any amendments to this Statute. Such review may include, but is not limited to, the list of crimes contained in article 5. The Conference shall be open to those participating in the Assembly of States Parties and on the same conditions.

2. At any time thereafter, at the request of a State Party and for the purposes set out in paragraph 1, the Secretary-General of the United Nations shall, upon approval by a majority of States Parties, convene a Review Conference.

3. The provisions of article 121, paragraphs 3 to 7, shall apply to the adoption and entry into force of any amendment to the Statute considered at a Review Conference.
1. Bảy năm sau khi Đạo luật này bắt đầu có hiệu lực, Tổng thư ký Liên hợp quốc sẽ triệu tập một Hội nghị Xét lại để xem xét bất kỳ sửa đổi nào đối với Đạo luật này. Việc xét lại như vậy có thể kể cả, nhưng không giới hạn, danh sách các hình tội được quy định tại điều 5. Hội nghị sẽ được mở cho những người tham gia trong Hội đồng các Quốc gia Thành viên và dưới những điều kiện tương tự.

2. Vào bất kỳ thời điểm nào sau đó, theo yêu cầu của một Quốc gia Thành viên và vì các mục đích quy định tại đoạn 1, Tổng thư ký Liên hợp quốc sẽ, với sự chấp thuận của đa số các Quốc gia Thành viên, triệu tập một Hội nghị Xét lại.

3. Các điều khoản của điều 121, các đoạn từ 3 đến 7, sẽ được áp dụng cho việc thông qua và bắt đầu có hiệu lực cho bất kỳ sửa đổi nào đối với Đạo luật đã được xem xét tại Hội nghị Xét lại.
Article 124
Transitional Provision
Điều 124
Điều khoản Chuyển tiếp
Notwithstanding article 12, paragraphs 1 and 2, a State, on becoming a party to this Statute, may declare that, for a period of seven years after the entry into force of this Statute for the State concerned, it does not accept the jurisdiction of the Court with respect to the category of crimes referred to in article 8 when a crime is alleged to have been committed by its nationals or on its territory. A declaration under this article may be withdrawn at any time. The provisions of this article shall be reviewed at the Review Conference convened in accordance with article 123, paragraph 1.Bất kể điều 12, đoạn 1 và 2, một Quốc gia, khi trở thành thành viên của Đạo luật này, có thể tuyên bố rằng, trong thời hạn 7 năm sau khi Đạo luật này bắt đầu có hiệu lực cho Quốc gia liên quan, Quốc gia đó không chấp nhận thẩm quyền tài phán của Tòa liên quan đến loại hình tội nêu tại điều 8 khi hình tội được cho là được thực hiện bởi công dân của mình hoặc trên lãnh thổ của mình. Tuyên bố theo điều 124 này có thể được rút lại bất cứ lúc nào. Các điều khoản của điều 124 này sẽ được xét lại tại Hội nghị Xét lại được triệu tập theo điều 123, đoạn 1.
Article 125
Signature, ratification, acceptance, approval or accession
Điều 125
Chữ ký, phê chuẩn, chấp nhận, chấp thuận hoặc gia nhập
1. This Statute shall be open for signature by all States in Rome, at the headquarters of the Food and Agriculture Organization of the United Nations, on 17 July 1998. Thereafter, it shall remain open for signature in Rome at the Ministry of Foreign Affairs of Italy until 17 October 1998. After that date, the Statute shall remain open for signature in New York, at United Nations Headquarters, until 31 December 2000.

2. This Statute is subject to ratification, acceptance or approval by signatory States. Instruments of ratification, acceptance or approval shall be deposited with the Secretary-General of the United Nations.

3. This Statute shall be open to accession by all States. Instruments of accession shall be deposited with the Secretary-General of the United Nations.
1. Đạo luật này sẽ được mở để mọi Quốc gia ký ở Rome, tại trụ sở của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc, vào ngày 17-7-1998. Sau đó, Đạo luật này sẽ vẫn được mở để ký ở Rome tại Bộ Ngoại giao Ý cho đến ngày 17-10-1998. Sau ngày đó, Đạo luật sẽ vẫn được mở để ký ở New York, tại Trụ sở Liên hợp quốc, cho đến ngày 31-12-2000.

2. Đạo luật này tùy thuộc vào phê chuẩn, chấp nhận hoặc chấp thuận bởi các Quốc gia ký kết. Các văn kiện phê chuẩn, chấp nhận hoặc chấp thuận sẽ được gửi cho Tổng thư ký Liên hợp quốc.

3. Đạo luật này sẽ để ngỏ cho mọi Quốc gia gia nhập. Các văn kiện gia nhập sẽ được gửi cho Tổng thư ký Liên hợp quốc.
Article 126
Entry into force
Điều 126
Bắt đầu có hiệu lực
1. This Statute shall enter into force on the first day of the month after the 60th day following the date of the deposit of the 60th instrument of ratification, acceptance, approval or accession with the Secretary-General of the United Nations.

2. For each State ratifying, accepting, approving or acceding to this Statute after the deposit of the 60th instrument of ratification, acceptance, approval or accession, the Statute shall enter into force on the first day of the month after the 60th day following the deposit by such State of its instrument of ratification, acceptance, approval or accession.
1. Đạo luật này sẽ bắt đầu có hiệu lực vào ngày đầu tiên của tháng sau ngày thứ 60 kể từ ngày văn kiện phê chuẩn, chấp nhận, chấp thuận hoặc gia nhập thứ 60 được gửi cho Tổng thư ký Liên hợp quốc.

2. Đối với mỗi Quốc gia phê chuẩn, chấp nhận, phê duyệt hoặc gia nhập Đạo luật này sau khi văn kiện phê chuẩn, chấp thuận, chấp thuận hoặc gia nhập thứ 60 được gửi, Đạo luật sẽ bắt đầu có hiệu lực vào ngày đầu tiên của tháng sau ngày thứ 60 kể từ ngày văn kiện phê chuẩn, chấp nhận, chấp thuận hoặc gia nhập của Quốc gia đó được Quốc gia đó gửi.
Article 127
Withdrawal
Điều 127
Rút lui
1. A State Party may, by written notification addressed to the Secretary-General of the United Nations, withdraw from this Statute. The withdrawal shall take effect one year after the date of receipt of the notification, unless the notification specifies a later date.

2. A State shall not be discharged, by reason of its withdrawal, from the obligations arising from this Statute while it was a Party to the Statute, including any financial obligations which may have accrued. Its withdrawal shall not affect any cooperation with the Court in connection with criminal investigations and proceedings in relation to which the withdrawing State had a duty to cooperate and which were commenced prior to the date on which the withdrawal became effective, nor shall it prejudice in any way the continued consideration of any matter which was already under consideration by the Court prior to the date on which the withdrawal became effective.
1. Quốc gia Thành viên có thể, bằng thông báo văn bản gửi cho Tổng thư ký Liên hợp quốc, rút lui khỏi Đạo luật này. Việc rút lui sẽ có hiệu lực 1 năm sau ngày nhận được thông báo, trừ khi thông báo chỉ định ngày muộn hơn.

2. Quốc gia sẽ không được miễn, vì lý do rút lui, khỏi các nghĩa vụ nảy sinh từ Đạo luật này khi còn là Thành viên của Đạo luật, kể cả bất kỳ nghĩa vụ tài chính nào có thể đã được phát sinh. Việc rút lui của Quốc gia sẽ không ảnh hưởng đến bất kỳ hợp tác nào với Tòa liên quan đến điều tra và tố tụng hình sự liên quan đến việc Quốc gia rút lui có nghĩa vụ hợp tác và đã bắt đầu trước ngày việc rút lui có hiệu lực, cũng như không ảnh hưởng đến bất kỳ cách nào việc xem xét liên tục của bất kỳ vấn đề nào đang được Tòa xem xét trước ngày việc rút lui có hiệu lực.
Article 128
Authentic texts
Điều 128
Văn bản chính thức
The original of this Statute, of which the Arabic, Chinese, English, French, Russian and Spanish texts are equally authentic, shall be deposited with the Secretary-General of the United Nations, who shall send certified copies thereof to all States.

In Witness Whereof, the undersigned, being duly authorized thereto by their respective Governments, have signed this Statute.

Done at Rome, this 17th day of July 1998.
Bản gốc của Đạo luật này, gồm các văn bản bằng tiếng Ả Rập, Trung, Anh, Pháp, Nga và Tây Ban Nha đều chính thức như nhau, sẽ được gửi cho Tổng thư ký Liên hợp quốc, người sẽ gửi các bản sao có chứng thực cho mọi Quốc gia.

Để Làm Chứng, những người ký dưới đây, được ủy quyền hợp lệ bởi Chính phủ tương ứng của họ, đã ký Đạo luật này.

Thực hiện ở Rome, ngày 17-7-1998.
…….…….

Một bình luận về “Rome Statute of the International Criminal Court – Đạo luật Rome của Tòa Hình sự Quốc tế (Phần 13)”

  1. Vậy là TH đã dịch xong toàn bộ Đạo Luật Rome. Cảm ơn TH đã bỏ ra rất nhiều công sức để dịch bộ luật này quan trọng cho trật tự thế giới. Mình chỉ edit bài dịch của TH.

    Superb job, TH. Thank you, em.

    Xem và download toàn bộ bản dịch ở đây:
    https://cvdvn.net/2022/06/13/rome-statute-of-the-international-criminal-court-dao-luat-rome-cua-toa-hinh-su-quoc-te/

    Thích

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s