CHAPTER 1
MY EARLY STUDIES IN CHRISTIANITY
It was more than I could believe that Jesus was the only incarnate son of God, and that only he who believed in Him would have everlasting life. If God could have sons, all of us were His sons. If Jesus was like God, or God Himself, then all men were like God and could be God Himself.
My reason was not ready to believe literally that Jesus by his death and by his blood redeemed the sins of the world. Metaphorically there might be some truth in it.
Again, according to Christianity only human beings had souls, and not other living beings, for whom death meant complete extinction; while I held a contrary belief.
I could accept Jesus as a martyr, an embodiment of sacrifice, and a divine teacher, but not as the most perfect man ever born. His death on the Cross was a great example to the world, but that there was anything like a mysterious or miraculous virtue in it, my heart could not accept.
The pious lives of Christians did not give me anything that the lives of men of other faiths had failed to give. I had seen in other lives just the same reformation that I had heard of among Christians.
Philosophically there was nothing extraordinary in Christian principles. From the point of view of sacrifice, it seemed to me that the Hindus greatly surpassed the Christians. It was impossible for me to regard Christianity as a perfect religion or the greatest of all religions.
An Autobiography, pp. 98-99, Edn. 1958
CHAPTER 2
THE SERMON ON THE MOUNT
I could not possibly read through the Old Testament. I read the book of Genesis, and the chapters that followed invariably sent me to sleep But just for the sake of being able to say that I had read it, I plodded through the other books with much difficulty and without the least interest or understanding. I disliked reading the book of Numbers.
But the New Testament produced a different impression, especially the Sermon on the Mount which went straight to my heart. I compared it with the Gita.
The verses, “But I say unto you, that ye resist not evil: but whosoever shall smite thee on thy right cheek, turn to him the other also. And if any man take away thy coat let him have thy cloak too,” delighted me beyond measure and put me in mind of Shamal Bhatt’s “For a bowl of water, give a goodly meal”, etc.
An Autobiography, p. 49, Edn. 1958
I have not been able to see any difference between the Sermon on the Mount and the Bkagavadgita. What the Sermon describes in a graphic manner, the Bkagavadgita reduces to a scientific formula. It may not be a scientific book in the accepted sense of the term, but it has argued out the law of love — the law of abandon as I would call it — in a scientific manner. The Sermon on the Mount gives the same law in wonderful language.
The New Testament gave me comfort and boundless joy, as it came after the repulsion that parts of the Old had given me. Today supposing I was deprived of the Gita and forgot all its contents but had a copy of the Sermon, I should derive the same joy from it as I do from the Gila.
Young India, 22-12-1927
Christ, a Supreme Artist
Truth is the first thing to be sought for, and Beauty and Goodness will then be added unto you. Jesus was, to my mind, a supreme artist because he saw and expressed Truth; and so was Mahomed, the Koran being the most perfect composition in all Arabic literature — at any rate, that is what scholars say. It is because both of them strove first for Truth that the grace of expression naturally came in and yet neither Jesus nor Mahomed wrote on art. That is the Truth and Beauty I crave for, live for and would die for.
Young India, 20-1 1-1924 |
CHƯƠNG 1
NHỮNG TÌM HIỂU BAN ĐẦU CỦA TÔI VỀ KITÔ GIÁO
Tôi không thể tin rằng Giêsu là người con đầu thai duy nhất của Thượng Đế và chỉ có ai tin vào Giêsu mới có cuộc sống vĩnh hằng. Nếu Thượng Đế có thể có nhiều con, tất cả chúng ta đều là con của Người. Nếu Giêsu giống Thượng Đế, hoặc chính là Thượng Đế, thì tất cả con người đều giống Thượng Đế và có thể là chính Thượng Đế.
Lý trí của tôi không sẵn sàng để tin, theo nghĩa đen, rằng Giêsu đã chuộc tội của thế gian này bằng cái chết và bằng máu của mình. Nhưng nói nột cách ẩn dụ, trong đó có thể có một số sự thật.
Một lần nữa, theo Kitô giáo, chỉ có con người có linh hồn, còn những sinh vật khác thì không có linh hồn và cái chết của chúng có nghĩa là tiệt diệt hoàn toàn; trong khi tôi tin ngược lại.
Tôi có thể chấp nhận Giêsu là một vị tử đạo, một hiện thân của hiến sinh và một người thầy thiêng liêng, nhưng không phải là người hoàn hảo nhất từng được sinh ra. Cái chết của Người trên Thập giá là một ví dụ vĩ đại cho thế giới, nhưng trái tim tôi không thể chấp nhận là có bất cứ điều gì như một đức hạnh bí ẩn và thần diệu trong đó.
Đời sống ngoan đạo của các Kitô hữu không cho tôi thấy bất cứ điều gì mà những người có những đức tin khác không làm được. Tôi đã thấy trong đời sống của những người khác những hoán cải mà tôi đã được nghe trong các Kitô hữu.
Về mặt triết học, không có gì phi thường trong các nguyên lý Kitô giáo. Từ cái nhìn về sự hiến sinh, dường như đối với tôi, người Ấn giáo đã vượt qua các Kitô hữu rất nhiều. Tôi không thể coi Kitô giáo là một tôn giáo hoàn hảo hay vĩ đại nhất trong tất cả các tôn giáo.
Trích Gandhi Tiểu sử tự thuật – An Autobiography, năm 1958, trang 98-99
CHƯƠNG 2
BÀI GIẢNG TRÊN NÚI
Tôi đã không thể đọc hết tập Cựu Ước. Tôi đã đọc cuốn Sáng Thế Ký, và những chương tiếp theo khiến tôi rất buồn ngủ. Vì chỉ muốn nói là tôi đã đọc Cựu Ước, tôi đã lê lết qua các cuốn khác trong Cựu Ước với nhiều khó khăn và không hề có hứng thú hay hiểu biết nào. Tôi không thích đọc cuốn Dân Số.
Nhưng Tân Ước tạo ra một ấn tượng khác, đặc biệt là Bài Giảng Trên Núi đi thẳng vào trái tim tôi. Tôi đã so sánh bài giảng đó với Bhagavad Gita [gọi tắt là Gita, một trường ca cổ tiếng Phạn, còn được gọi là Bài ca của Thượng Đế – The song of God].
Những câu, “Nhưng thầy nói với anh em, anh em không chống lại kẻ ác: hễ ai đánh vào má phải, thì giơ ra má trái cho họ luôn. Và hễ ai lấy áo trong của anh em, hãy để họ lấy luôn cả áo choàng,” khiến tôi vui sướng khôn tả, và đưa tôi vào tâm trí của Shamal Bhatt [một nhà thơ Ấn Độ thời trung cổ] “Nhận một bát nước, cho lại một bữa tiệc”, v.v …
Trích Gandhi Tiểu sử tự thuật – An Autobiography, năm 1958, trang 49
Tôi đã không thể thấy bất cứ khác biệt nào giữa Bài giảng trên Núi và trường ca Bkagavad Gita. Những gì Bài giảng mô tả theo phương cách đồ họa, thì Bkagavadgita rút gọn thành một công thức khoa học. Gita có thể không phải là một cuốn sách khoa học theo nghĩa được chấp nhận của thuật ngữ “khoa học”, nhưng Gita thảo luận sâu sắc một cách khoa học về luật tình yêu – luật đầu hàng như tôi gọi. Bài giảng trên Núi đưa ra luật tương tự bằng ngôn ngữ tuyệt vời.
Tân Ước mang đến cho tôi sự thoải mái và niềm vui vô biên, vì cuốn sách xuất hiện sau những đáng ghét mà nhiều phần của Cựu Ước đã mang lại cho tôi. Hôm nay, giả như tôi bị lấy mất cuốn Gita và quên tất cả nội dung trong đó nhưng vẫn có một bản sao của Bài giảng trên Núi, tôi sẽ nhận được niềm vui tương tự như tôi có được từ Gita.
Trích báo Young Indian, 22-12-1927
Giêsu Kitô, một Nghệ sĩ Tối cao
Sự thật là điều đầu tiên được tìm kiếm, Vẻ đẹp và Điều lành sẽ được mang đến cho bạn. Giêsu, theo tôi, là một nghệ sĩ tối cao bởi vì Giêsu đã nhìn thấy và bày tỏ Sự thật; và Tiên tri Mahomed cũng vậy, Koran là tác phẩm hoàn hảo nhất trong toàn bộ văn học Ả Rập – dù sao thì đó cũng là điều các học giả nói. Chính vì cả hai cuốn sách đều cố gắng trước tiên vì Sự thật, mà cách diễn tả đầy ân sủng đến rất tự nhiên, dù cả Giêsu và Mahomed đều không dùng nghệ thuật viết. Đó là Sự thật và Vẻ đẹp mà tôi khao khát, sống vì đó, và sẵn sàng chết vì đó.
Trích báo Young Indian, 20-1 1-1924 |