Chầu văn – Tống Biệt (NSND Thanh Hoài)

Chào các bạn,

Khoảng hơn 10 năm trước mình có dịp xem phim Mê Thảo thời vang bóng trên youtube và có ấn tượng rất tốt với cuốn phim. Nhưng có lẽ cảnh nằm trong đầu mình rõ nhất là NSND Thanh Hoài hát bài chầu văn với NS Thao Giang chơi đàn nguyệt, hát bài Tống Biệt lấy ý từ bài thơ Tống Biệt của Tản Đà.

Đây có lẽ là một clip dân ca VN có một không hai, tiếng ca nức nở và tiếng đàn dồn đập hỗ trợ, cộng với lời bài hát, làm cho trái tim người nghe khóc lóc.

Từ đó đến nay mình vẫn thường hay nhớ bài hát này. Hôm nay tình cờ thấy trên TV nghệ sĩ Thanh Hoài dạy hát chèo ở Thái Nguyên, mình lại tìm clip Tống Biệt ra nghe, vẫn cảm xúc mạnh mẽ như lần nghe đầu tiên. Mình share lại đây với các bạn một viên ngọc quý trong kho tàng âm nhạc Việt Nam.

Mời các bạn

Mến,

Hoành
__________

Tống biệt
Tác giả: Tản Đà

Lá đào rơi rắc lối thiên thai
Suối tiễn oanh đưa luống ngậm ngùi
Nửa năm tiên cảnh
Một bước trần ai
Ước cũ duyên thừa có thế thôi
Đá mòn rêu nhạt
Nước chảy huê trôi
Cái hạc bay lên vút tận trời!
Trời đất từ đây xa cách mãi
Cửa động
Đầu non
Đường lối cũ
Ngàn năm thơ thẩn bóng trăng chơi…
Đọc tiếp Chầu văn – Tống Biệt (NSND Thanh Hoài)

Có can đảm

Chào các bạn,

Có can đảm thường chẳng phải là có một cái gì, như là uống một liều thuốc tiên và có can đảm. Có lẽ dễ hiểu hơn nếu chúng ta hiểu “có can đảm” có nghĩa là “vắng bóng sợ hãi”. No fear!

– Thường thường chúng ta sợ thay đổi (tốt lẫn xấu) mà mình không thể biết ở ngày mai, vì đời vô thường, luôn thay đổi. Ở đâu thì ta cũng sợ, nằm trong nhà hay đi ra đường.

Nhưng nếu ta sợ thay đổi của vô thường thì rất là phi lý – vì nếu thay đổi ngày mai ta không biết được hôm nay, thì sợ có ích gì? Hoàn toàn là một cảm xúc chẳng nghĩa lý gì cả, chẳng giúp gì được cho ta, ngoại trừ làm cho ta sợ, và stressed, và bệnh. Đọc tiếp Có can đảm

Thơm như tình cảm các em dành cho gia đình

Chào các bạn,

Có những quan tâm mặc dầu chỉ là nhỏ của các em học sinh Lưu trú sắc tộc dành cho gia đình cũng làm mình khó quên. Như chuyện em Xuyên một lần ở nhà mình đợi để cùng mình ra nhà Lưu trú, nhưng khi biết còn hơn một giờ nữa mình mới đi em Xuyên đã xin mình về nhà bà ngoại. Khi em Xuyên trở lại mình đã hỏi:

– “Bà ngoại khỏe không?”

– “Bà ngoại mình khỏe. Bà ngoại ở một mình nên mình xin yăh về để bổ củi cho bà ngoại.” Đọc tiếp Thơm như tình cảm các em dành cho gia đình

Gandhi on Jesus – Gandhi viết về Giêsu (Chương 10-12)

 

CHAPTER 10

PROSELYTIZATION

I hold that proselytizing under the cloak of humanitarian work is, to say the least, unhealthy. It is most certainly resented by the people here. Religion after all is a deeply personal matter, it touches the heart. Why should I change my religion because a doctor who professes Christianity as his religion has cured me of some disease or why should the doctor expect or suggest such a change whilst I am under his influence? Is not medical relief its own reward and satisfaction? Or why should I whilst I am in a missionary educational institution have Christian teaching thrust upon me? In my opinion these practices are not uplifting and give rise to suspicion if not even secret hostility. The methods of conversion must be like Caesar’s wife above suspicion.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Faith is not imparted like secular subjects. It is given through the language of the heart. If a man has a living faith in him, it spreads its aroma like the rose its scent. Because of its invisibility, the extent of its influence is far wider than that of the visible beauty of the colour of the petals.

I am, then, not against conversion. But I am against the modern methods of it. Conversion nowadays has become a matter of business, like any other. I remember having read a missionary report saying how much it cost per head to convert and then presenting a budget for ‘the next harvest’.

Yes, I do maintain that India’s great faiths are all-sufficing for her. Apart from Christianity and Judaism, Hinduism and its offshoots, Islam and Zoroastrianism are living faiths. No one faith is perfect. All faiths are equally dear to their respective votaries. What is wanted, therefore, is a living friendly contact among the followers of the great religions of the world and not a clash among them in the fruitless attempt on the part of each community to show the superiority of its faith over the rest. Through such friendly contact it will be possible for us all to rid our respective faiths of shortcomings and excrescences

It follows from what I have said above that India is in no need of conversion of the kind I have in mind. Conversion in the sense of self-purification, self- realization is the crying need of the times. That, however, is not what is ever meant by proselytizing. To those who would convert India, might it not be said, “Physician, heal thyself”?

 

Young India, 23-4-1931

 

CHƯƠNG 10

MỜI CHÀO CẢI ĐẠO

Tôi cho rằng việc mời chào cải đạo dưới tên của công việc nhân đạo, nói một cách nhẹ nhàng nhất, là không lành mạnh. Việc này gần như chắc chắn khiến người dân ở [Ấn Độ] tức giận. Niềm tin tôn giáo rốt cuộc là một vấn đề cá nhân sâu sắc, chạm đến trái tim. Tại sao tôi phải đổi tôn giáo của mình bởi vì một bác sĩ theo đạo Kitô đang chữa bệnh cho tôi hay là tại sao vị bác sĩ mong đợi hoặc đề nghị một sự cải đạo như vậy trong khi tôi đang được trị bệnh bởi anh ta? Chẳng phải chính cứu trợ y tế đã là phần thưởng và sự thoả mãn hay sao? Rồi tại sao tôi phải ở trong một viện giáo dục truyền giáo để bị buộc phải chấp nhận giáo lý đạo Kitô? Theo tôi những thực hành này không nâng con người lên mà làm nảy sinh nghi ngờ thậm chí sự thù địch bí mật. Các phương pháp của cải đạo hẳn phải giống như là vợ của Caesar thì miễn nhiễm mọi ngờ vực.

 

[Cụm từ Caesar’s wife above suspicion – được cho là câu nói của Caesar, Hoàng Đế La Mã, để biện hộ cho việc Caesar ly hôn với vợ khi phát hiện ra vợ ngoại tình. Thời hiện đại sau này cụm từ được sử dụng ý nói rằng vợ, con cái, người nhà của quan chức, lãnh đạo mà bị nghi vấn về hành vi đạo đức là một điều nghiêm trọng ảnh hưởng đến hình ảnh và danh tiếng của người đó, cho nên hiển nhiên hưởng đặc quyền miễn nhiễm những ngờ vực.]

 

Lòng tin không phải được truyền qua như các môn học thế tục. Niềm tin được trao thông qua ngôn ngữ của trái tim. Nếu ai đó có một niềm tin sống trong họ, niềm tin đó sẽ lan tỏa mùi thơm như hoa hồng lan tỏa hương thơm. Do tính vô hình, phạm vi ảnh hưởng của hương thơm rộng hơn nhiều so với vẻ đẹp có thể nhìn thấy của màu sắc cánh hoa.

Tôi, do đó, không chống lại việc cải đổi niềm tin. Nhưng tôi chống lại các phương pháp hiện đại để thực hiện việc đó. Việc cải đổi niềm tin ngày nay đã trở thành một thứ kinh doanh, giống như bất cứ loại kinh doanh nào. Tôi nhớ đã đọc một báo cáo truyền giáo về chi phí cho mỗi đầu người để cải đạo là bao nhiêu và sau đó trình bày một ngân sách cho ‘vụ gặt tiếp theo’.

Vâng, tôi giữ nguyên ý kiến rằng các đức tin vĩ đại của Ấn Độ là đủ cho Ấn Đổ. Ngoài đạo Kitô và đạo Do Thái, Ấn Độ giáo và các nhánh khác, còn có Hồi giáo và Zoroastrian là tín ngưỡng sống. Không một đức tin tôn giáo nào là hoàn hảo. Tất cả các đức tin đều thân kính đối với riêng tín đồ của họ. Do đó, điều cầu mong là sự tồn tại bằng hữu giữa các tín đồ của tôn giáo vĩ đại trên thế giới mà không phải là đụng độ đọ sức một cách vô nghĩa để chỉ ra sự vượt trội của đức tin này so với các đức tin khác. Qua những tiếp xúc bằng hữu như vậy, tất cả chúng ta sẽ có thể loại bỏ những thiếu sót và những quá lố trong đức tin của chúng ta.

Theo những gì tôi đã nói ở trên, Ấn Độ không cần phải cải đạo theo cách như tôi thấy. Cải đổi theo nghĩa tự thanh lọc, tự nhận thức là nhu cầu thảm thiết của thời đại. Tuy nhiên, đó không phải là mời chào cải đạo. Đối với những người muốn Ấn Độ cải đạo, chẳng lẽ không phải nói rằng, “Thưa bác sĩ, ông hãy tự chữa bệnh của ông trước đi”?

 Báo Young India, 23-4-1931

CHAPTER 11

FOR MISSIONARIES IN INDIA

You are here to find out the distress of the people of India and remove it. But I hope you are here also in a receptive mood, and if there is anything that India has to give, you will not stop your ears, you will not close your eyes, and steal your hearts, but open up your ears, eyes and most of all your hearts to receive all that may be good in this land. I give you my assurance that there is a great deal of good in India. Do not flatter yourselves with the belief that a mere recital of that celebrated verse in St. John makes a man a Christian. If I have read the Bible correctly, I know many men who have never heard the name of Jesus Christ or have even rejected the official interpretation of Christianity will, probably, if Jesus came in our midst today in the flesh, be owned by him more than many of us. I therefore ask you to approach the problem before you with open-heartedness and humility.

Young India, 6-8-1925

Confuse not Jesus’ teaching with what passes as modern civilization, and pray do not do unconscious violence to the people among whom you cast your lot. It is no part of that call, I assure you, to tear up the lives of the people of the East by its roots. Tolerate whatever is good in them and do not hastily, with your preconceived notions, judge them. Do not judge lest you be judged yourselves.

In spite of your belief in the greatness of Western Civilization and in spite of your pride in all your achievements, I plead with you for humility, and ask you to leave some little room for doubt in which, as Tennyson sang, there was more truth though by ‘ doubt’ he certainly meant a different thing.

 

 

 

 

 

Let us each one live our life, and if ours is the right life, where is the cause for hurry? It will react of itself.

It is a conviction daily growing upon me that the great and rich Christian missions will render true service to India, if they can persuade themselves to confine their activities to humanitarian service without the ulterior motive of converting India or at least her unsophisticated villagers to Christianity, and destroying their social superstructure, which, notwithstanding its many defects, has stood now from time immemorial the onslaughts upon it from within and from without. Whether they—the missionaries—and we wish it or not, what is true in the Hindu faith will abide, what is untrue will fall to pieces. Every living faith must have within itself the power of rejuvenation if it is to live.

Harijan, 28-9-1935

CHƯƠNG 11

VỚI NHỮNG NHÀ TRUYỀN GIÁO Ở ẤN ĐỘ

Quý vị có mặt ở đây để tìm hiểu và loại bỏ sự đau khổ của người dân Ấn Độ. Nhưng tôi hy vọng quý vị cũng ở đây trong một tâm trạng dễ tiếp thu, và nếu Ấn Độ có thứ gì trao tặng, quý vị sẽ không bịt tai, không nhắm mắt và đánh cắp trái tim của quý vị, mà giỏng tai, mở mắt và trên hết là mở trái tim của quý vị để đón nhận tất cả những điều tốt đẹp ở vùng đất này. Tôi đảm bảo với quý vị rằng có rất nhiều điều tốt đẹp ở Ấn Độ. Đừng tự tâng bốc mình với niềm tin rằng chỉ một đoạn thuật lại của câu nói nổi tiếng của Thánh John khiến cho một người trở thành Kitô hữu. Nếu tôi đã đọc Kinh thánh một cách chính xác, tôi biết nhiều người chưa bao giờ nghe tên Giêsu, thậm chí người từ chối cách giải thích chính thức của Kitô giáo về Giêsu, có lẽ sẽ thuộc về Giêsu hơn nhiều người chúng ta ở đây, nếu Giêsu bằng xương thịt xuất hiện giữa chúng ta hôm nay. Do đó, tôi xin quý vị tiếp cận vấn đề trước mặt quý vị với trái tim cởi mở và khiêm tốn.

Báo Young India, 6-8-1925

Đừng nhầm lẫn lời dạy của Giêsu với những gì đang lưu hành như là văn minh hiện đại, và hãy cầu nguyện để không làm điều bạo lực vô thức cho những ai quanh các bạn mà bị các bạn chọn làm mục tiêu. Tôi đảm bảo với quý vị, lời dạy của Jesus hoàn tòan không dự phần vào kêu gọi xé nát tận gốc cuộc sống của người dân phương Đông. Chấp nhận bất cứ điều gì tốt đẹp ở phương Đông và đừng vội vàng, với những định kiến của quý vị, mà phán xét họ. Đừng phán xét kẻo chính quý vị sẽ bị phán xét.

Mặc dù quý vị tin vào sự vĩ đại của Văn minh phương Tây và bất chấp sự kiêu hãnh của quý vị về tất cả những thành tựu của quý vị, tôi khẩn cầu quý vị nên khiêm nhường, và yêu xin cầu quý vị để lại một chút không gian cho nghi vấn, như thơ của Tennyson nói, “có nhiều nhiều sự thật hơn ngờ vực”, dù nhà thơ chắc chắn dùng từ “ngờ vực” với ý nghĩa khác. [Câu nguyên gốc của nhà thơ người Anh Alfred Lord Tennyson thế ký 19: “Hãy tin tôi, có nhiều niềm tin trong ngờ vực thành thật, hơn là trong tín ngưỡng nửa vời. There lives more faith in honest doubt, believe me, than in half the creeds.]

Hãy để mỗi chúng ta sống cuộc sống của chúng ta, và nếu cuộc sống của ta đúng đắn, đâu là gốc rễ của sự vội vàng [cải đạo]? Cuộc sống sẽ phản ứng trong chính nó.

Tôi tin chắc rằng các sứ mệnh lớn và phong phú của những đoàn truyền giáo Kitô phụng sự thực cho Ấn Độ, nếu họ có thể tự thuyết phục họ giới hạn các hoạt động của họ vào phụng sự nhân đạo mà không mang động cơ thầm kín tột bậc là cải đạo nước Ấn Độ hoặc ít nhất là cải đạo dân quê Ấn Độ chân chất theo đạo Kitô, và không phá hủy cấu trúc xã hội Ấn, là một cấu trúc, dù có nhiều sai xót, đã tồn tại từ xa xưa, bất chấp những phá huỷ từ bên trong hay bên ngoài. Cho dù những người đó có phải là người truyền giáo hay không, và chúng tôi muốn hay không, cái gì đúng trong đức tin Hindu sẽ tồn tại, cái gì sai sự thật sẽ vụn vỡ từng mảnh. Mỗi đức tin sống phải có trong mình sức mạnh trẻ hóa nếu muốn tồn tại.

Báo Harijan, 28-9-1935

 

CHAPTER 12

FOR CHRISTIAN INDIANS

If Indian Christians will simply cling to the Sermon on the Mount, which was delivered not merely to the peaceful disciples but a groaning world, they would not go wrong, and they would find that no religion is false, and that if all live according to their lights and in the fear of God, they would not need to worry about organizations, forms of worship and ministry.

Young India, 22-9-1921

 

As I wander about throughout the length and breadth of India I see many Christian Indians almost ashamed of their birth, certainly of their ancestral religion, and of their ancestral dress. The aping of Europeans on the part of Anglo- Indians is bad enough, but the aping of them by Indian converts is a violence done to their country and, shall I say, even to their new religion. There is a verse in the New Testament to bid Christians avoid meat if it would offend their neighbours. Meat here, I presume, includes drink and dress. I can appreciate uncompromising avoidance of all that is evil in the old, but where there is not only no question of anything evil, but where an ancient practice may be even desirable, it would be a crime to part with it when one knows for certain that the giving up would deeply hurt relatives and friends.

 

Conversion must not mean denationalization. Conversion should mean a definite giving up of the evil of the old, adoption of all the good of the new and a scrupulous avoidance of everything evil in the new. Conversion, therefore, should mean a life of greater dedication to one’s own country, greater surrender to God, greater self-purification.

I know that there is a marvellous change coming over Christian Indians. There is on the part of a large number of them a longing to revert to original simplicity, a longing to belong to the nation and to serve it, but the process is too slow. There need be no waiting. It requires not much effort.. . .Is it not truly deplorable that many Christian Indians discard their own mother-tongue and bring up their children only to speak in English? Do they not thereby completely cut themselves adrift from the nation in whose midst they have to live?

Young India, 20-8-1925

CHƯƠNG 12

VỚI NHỮNG KITÔ HỮU NGƯỜI ẤN ĐỘ

Nếu các bạn Kitô hữu người Ấn Độ chỉ đơn giản bám vào Bài giảng trên Núi, những lời dạy không chỉ cho các môn đệ hòa bình mà cho cả một thế giới đang rên xiết, thì sẽ chẳng ai lạc đường, và họ sẽ thấy rằng không có niềm tin tôn giáo nào là sai, và nếu tất cả sống theo ánh sáng của họ và trong niềm kính sợ Chúa, họ sẽ không cần phải lo lắng về các tổ chức, các loại hình thức thờ cúng và phụng sự.

Báo Young India, 22-9-1921

Khi tôi lang thang khắp nơi ở Ấn Độ, tôi thấy rất nhiều Kitô hữu người Ấn Độ gần như vẫn hổ thẹn về sự sinh ra của họ, hiển nhiên do tôn giáo và trang phục của tổ tiên họ. Việc người Ấn Độ gốc Anh dập khuôn theo người Tây Âu của đã đủ tệ, nhưng việc học đòi dập khuôn bởi chính người Ấn Độ gốc Ấn là bạo lực đối với đất nước của họ và, tôi nên nói, đối với ngay cả tôn giáo mới của họ (Kitô giáo). Có một câu trong Thánh Kinh Tân Ước để các Kitô hữu tránh ăn thịt nếu việc ăn thịt có thể xúc phạm hàng xóm của họ. Thịt ở đây, tôi đoán, bao gồm cả đồ uống và ăn mặc. Tôi có thể đánh giá cao sự tránh né không khoan nhượng đối với tất cả những gì là ác xấu ở thời cũ, nhưng ở nơi không những chẳng có bất cứ điều gì xấu, mà các thực hành cổ xưa thậm chỉ còn là điều mong ước, thì sẽ là một tội ác để giũ bỏ truyền thống khi người ta biết rằng việc chối bỏ đó làm tổn thương sâu sắc người thân và bạn bè của họ.

Cải đổi niềm tin không có nghĩa xoá bỏ tinh thần quốc gia. Cải đổi nên có nghĩa là dứt khoát bỏ cái ác xấu của thời cũ, thu nạp tất cả điểm tốt của thời mới và cẩn trọng tránh đi cái xấu của thời mới. Cải đổi, do đó, cần có nghĩa là một cuộc sống cống hiến nhiều hơn cho đất nước của chính mình, sự khuất phục lớn hơn với Chúa, và tự thanh lọc bản thân tốt hơn.

Tôi biết rằng có một sự thay đổi kỳ diệu đến với Kitô hữu người Ấn Độ. Có một phần lớn số họ khao khát trở lại sự đơn giản ban đầu, khao khát sự thuộc về và phục vụ đất nước, nhưng quá trình này quá chậm. Không phải chờ đợi. Điều này không đòi hỏi nhiều nỗ lực… Chẳng phải là thực sự tệ hại khi nhiều Kitô hữu người Ấn Độ bỏ đi ngôn ngữ mẹ đẻ của họ và nuôi dạy con cái họ chỉ bằng tiếng Anh? Do đó, chẳng phái là họ hoàn toàn tự cắt đứt mình khỏi đất nước mà họ sống trong đó?

 

Báo Young India, 20-8-1925

 

 

Hanoi struggles to curb fake ‘Made in Vietnam’ goods

Friday, November 15, 2019, 13:43 GMT+7 Tuổi Trẻ

Hanoi struggles to curb fake 'Made in Vietnam' goods
Vietnam is struggling to curb fraud in exports destined for America as manufacturers seek to dodge punishing tariffs due to the US-China trade spat by illegally using ‘Made in Vietnam’ labels. Photo: AFP

Vietnam is struggling to curb fraud in exports destined for America, custom officials said Thursday, as manufacturers seek to dodge punishing tariffs due to the US-China trade spat by illegally using “Made in Vietnam” labels.

Exporters have started shifting production from China to Vietnam to avoid steep tariffs imposed by US President Donald Trump on hundreds of billions of dollars worth of Chinese goods.

Continue reading on CVD >>