Tám điều cấm kỵ trong ngày tết cổ truyền của người dân Trung Quốc


Người dânTrung Quốc không chỉ tự hào về lịch sử văn hóa lâu đời mấy nghìn năm của nước nhà mà họ còn tự hào về cách nói chuyện luôn chứa đựng những ngụ ý sâu sắc của mình .Thời xưa con người đã rất coi trọng “敬天,敬地“ tức “Kính Thiên ,Kính Địa ” do đó trong dân gian đã lưu truyền không ít những điều kiêng kỵ, đặc biệt trong những ngày lễ tết không ít người trong chúng ta đã từng được nghe ông bà, cha mẹ nhắc nhở phải kiêng cái này kiêng cái kia để năm mới sẽ gặp nhiều vận may.

Người Trung Quốc đón năm mới theo lịch âm từ ngày mùng 1 đến ngày mùng 5 âm lịch ,nhưng thông thường không khí tết chỉ lắng xuống sau ngày 15 âm lịch (tức tết Nguyên Tiêu).

Sau đây là 8 điều cấm kỵ trong ngày tết cổ truyền của người dân Trung Quốc :

1) Không được quát mắng trẻ con: Vì người xưa cho rằng trẻ con nếu bị mắng trong ngày mùng 1 tết thì cả năm đó đứa trẻ sẽ luôn phải chịu nghe người khác chê trách, chửi mắng. Do đó người lớn không nên nói thô tục, nặng lời với trẻ nhỏ trong những ngày này. Ở một vài vùng khi trẻ con nhỡ mồm văng tục thì người lớn phải lập tức nói 孩童之言,百无禁忌 (lời nói con nít, bỏ qua đi), hoặc khi không cẩn thận làm vỡ đồ trong ngày mùng 1 tết thì phải lập tức nói 打发打发 (nghĩa đen là: xua đi xua đi ),vì 打发 trong tiếng trung được phát âm là ” da fa ” khi đọc ngược lại hai từ này sẽ thành “fa da” mà “发达“ (tức phát đạt) trong tiếng trung cũng có cách phát âm là “fa da “, do đó nói “打发打发” nhằm ngụ ý cầu cho năm mới sẽ phát tài phát lộc.

2) Cấm quét nhà, cấm đổ rác trong mấy ngày lễ tết: Trước năm mới người dân thường làm một mâm cơm để cúng “灶王爷” tức “Ông Táo Quân”. Sau khi đã tiễn Ông Táo về chầu trời thì người phụ nữ trong gia đình phải quyet dọn bàn thờ, thay chân hương, hóa vàng, quét dọn nhà cửa …gọi là ” 扫扬尖“ tức loại bỏ cái cũ đón cái mới. Sau đó từ sáng mùng 1 đến mùng 5 tết thì kiêng quét nhà, hốt rác và đặc biệt cấm đổ rác ra khỏi cửa, nhằm ngụ ý giữ tài lộc lại trong nhà.

3) Ngày mùng 1, 2 tết cấm giặt quần áo: Vì ngày sinh của thần Thủy là ngày 1,2 tết do đó lên tránh giặt quần áo trong hai ngày này.

4) Ngày mùng 1 tết kiêng đánh thức người khác thức dậy: Vì người xưa cho rằng nếu ai đó bị giục thức dậy vào sáng mùng 1 tết thì cả năm đó luôn phải chịu sự thúc giục của người khác trong công việc.

5) Phụ nữ đã có chồng kiêng về nhà ngoại vào ngày mùng 1, 4, 5 tết: Trong những ngày lễ tết con gái và con rể chỉ nên về nhà ngoại vào mùng 2,3 tết vì như vậy mới tránh cho nhà ngoại thoát khỏi cảnh đói nghèo.

6) Tránh chúc tết với người đang ngủ: Ngày mùng 1 tết nên tránh chúc tết với người đang ngủ,phải đợi đến khi đối phương ngủ dậy mới được chúc, không sẽ trù ếm đối phương cả năm phải nằm trên giường bệnh.

7) Cấm ăn đầu cá, đuôi cá: Trong mấy ngày tết cá là thức ăn bắt buộc phải có ,vì trong tiếng Hán “cá” đọc là “yu”, mà “余”(tức:Dư, chỉ sự dư thừa) cũng có cách phát âm la “yu”. Khi ăn cá, tránh ăn đuôi cá, ngụ ý năm mới không chỉ đủ ăn đủ mặc mà còn có của cải dư thừa.

8 ) Tránh đòi nợ: Người xưa cho rằng, trong những ngày đầu năm mới không chỉ người bị đòi nợ mà ngay cả người đòi nợ sẽ đều gặp đen đủi vào năm tới, do đó thường kiêng kỵ đòi nợ trong những ngày này.

Các vùng khác nhau thường mang những tập tục và những điều kiêng kỵ khác nhau, đây là một trong những sự khác biệt rất ý nghĩa và cũng là một trong những nét đẹp riêng của nền văn hóa lâu đời Trung Quốc, đáng được lưu truyền .

Kiều Tố Uyên

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s