Mối nguy hiểm lớn nhất với phần lớn chúng ta không phải là mục tiêu của ta ở quá cao và ta nhắm trượt, mà là nó ở quá thấp và ta tóm được nó.
Đặng Nguyễn Đông Vy dịch
.
The greatest danger for most of us is not that our aim is too high and we miss it, but that it is too low and we reach it.
Michelangelo
Đạt có vài ý kiến riêng chị Đông Vy nhé
Nếu không có tham vọng và mục tiêu cao thì chắc chắn con người ngày nay vẩn còn “ăn lông, ở lổ”…
nhưng các bạn ơi, ông bà người Việt chúng ta thường nói:
“tham thì thâm”
“sống trên mây”
“trèo cao ngã đau”
Nên mối nguy hiểm lớn nhất không phải là mục tiêu không cao mà theo Đạt là:
“không lượng sức mình” hay “mơ mộng hảo huyền”
Phạm Lưu Đạt
***những từ trong ngoặc kép là tục ngữ và thành ngữ Việt Nam
ThíchThích
Hi Đạt,
Những cấu châm ngôn chỉ là một câu nói tự chính nó, chẳng đúng chẳng sai. Thường là ta có những câu châm ngôn chỏi nhau 100%, và câu nào cũng dùng được. Tuỳ theo mỗi hoàn cảnh khác nhau mà áp dụng từng câu.
Ở đây các câu của Đạt mang thêm vào, chẳng lợi ích gì, lại còn có thể làm các em học sinh nhỏ lẫn lộn. Ví dụ:
Đặt mục tiêu cao không thể nói là “tham” được. Người tích cực phần nhiều đặt mục tiêu cao cho đời mình. Tham hay không là tùy trường hợp. Hơn nữa, người tiêu cực thường nói mục tiêu cao của người tích cực là tham.
Sống trên mây cũng vậy, người tiêu cực có thể nói người tích cực sống trên mây.
Trèo cao ngã đau cũng tùy thuộc người tiêu cực hay tích cực và trường hợp. Thực ra người tích cực khuyến khích nhau trèo cao và chịu ngã đau, vì như thế mới khá được. Không có nghĩa tiêu cực như trong câu nguyên thủy.
Không lượng sức mình cũng thế. Cái sức người tiêu cực thấy, không phải là sức người tích cực thấy.
Same thing with mơ mông hảo huyền. Tiêu cực nghĩ khác, tích cực nghĩ khác. Người tích cực làm gì người tiêu cực cũng nói là mơ mộng hảo huyền.
Chúng ta ở đây là sân Tư duy tích cực. Không nên confuse các em học sinh.
ThíchThích
Anh Hoành ơi,
Em đồng ý với anh Hòanh về góc độ của người đang đứng ở vị trí nào?
Tiêu cực hay tích cực? Chúng ta có thể đã có vài chục năm kinh nghiệm
về đời sống trước các em nên không thể cho các em thấy được những gì
mình thấy…
Có thể các em trong tuổi “ếch ngồi đáy giếng” nên chúng ta, người đi trước có
nhiệm vụ đưa xuống giếng toàn bộ bức tranh của khung cảnh quanh giếng cho
các em được mường tượng những gì có thể xảy ra chung quanh cái giếng…
Chúng ta đã từng thấm thiết thế nào là “trèo cao ngã đau” để vẩn phải tiếp tục
“có công mài sắc có ngày nên kim”
Chúng ta đã từng biết “không lượng sức mình” thì hậu qủa có thể là
“cao không tới, thấp không thông”
Chúng ta sống đương nhiên sống tích cực nhưng không có nghĩa là chúng
ta không chuẩn bị tinh thần cho những khi “mưu sự tại nhân, thành sự tại thiêng”
trong cuộc sống.
Mến
Phạm Lưu Đạt
ThíchThích
Hi Đạt,
Vậy thì dùng cách nào có hiệu quả và không confusing. Như là, quote một câu khác tự chính nó, hoặc là quote một câu trong một hoàn cảnh đặc biệt nào đó để áp dụng nó.
Một người quote một câu, mình quote một lố câu ngược lại, chẳng có nghĩa lý gì cả, ngoại trừ các câu có khuynh hướng triệt tiêu hiệu lực của nhau. Và confuse các em nhỏ.
Don’t do that. Please.
ThíchThích
Cảm ơn chị Đông Vy nhé.
Năm nay em sẽ đặt mục tiêu cao hơn chút ^^
Các anh chị khỏe nhé !
ThíchThích