Văn hóa Đỉnh và Tư Mẫu Mậu Phương Đỉnh

Trong xã hội nguyên thủy (cách đây khoảng 7000 năm về trước) đã có sự xuất hiện của Đỉnh được làm bằng gốm sứ, nhưng vào thời đó Đỉnh chỉ được coi là một dụng cụ để đựng đồ ăn phục vụ cho cuộc sống hàng ngày của người dân Trung Quốc.

Đỉnh Thanh Đồng
Đỉnh Thanh Đồng

Đến thời kỳ Tây Chu và nhà Thương Đỉnh được cải tiến một các vượt bậc và phát triển thành “神器” tức “thần khí”: đồ thờ cúng Thiên đế và tổ tiên (lúc này Đỉnh được chuyển sang làm bằng đồng và gọi là Đỉnh Thanh Đồng). Mặt trong của Đỉnh được bao phủ bởi một lớp màu thần bí và uy nghiêm, do đó vào thời này Đỉnh chuyển thành vật tượng trưng cho vương quyền,cho danh phận của giai cấp quý tộc. Trong tiếng hán tồn tại một vài ngôn từ có quan hệ mật thiết với Đỉnh và biểu đạt ý nghĩa tương tự, ví dụ như: “问鼎” tức “Vấn đỉnh” chỉ lập mưu đồ để cướp chính quyền, hay “一言九鼎” tức “Nhất ngôn cửu đỉnh ” chỉ những ngôn luận mang tính chất quyết định…
dinhdong2
Tư Mẫu Mậu Phương Đỉnh gọi tắt là Tư Mẫu Mậu Đỉnh, là đồ đúc vào thời kì cuối của nhà Thương (trước Công Nguyên thế kỷ 14 đến trước Công Nguyên thế kỷ 11) cách đây khoảng 3000 năm lịch sử, là bảo vật quý hiếm được phát hiện tại An Dương Hà Nam Trung Quốc vào năm 1937 và hiện đang được lưu giữ tại viện bảo tàng lịch sử Trung Quốc.

Tư Mẫu Mậu Phương Đỉnh là do đế vương Văn Đinh (thời nhà Thương) cho thợ đúc để thờ cúng mẫu vương mẹ của mình. Mặt trong của Đỉnh được khắc chữ Tư Mẫu Mậu, và theo giải thích của các nhà khảo cổ học thì chữ “司” tức “Tư” mang ý nghĩa thờ cúng, chữ “母戊” tức “Mẫu Mậu” là chỉ mẫu vương Văn Đinh. Do đó Đỉnh được mang tên “司母戊” – “Tư Mẫu Mậu”.

Hiện Tư Mẫu Mậu Đỉnh đang được coi là Thanh Đồng khí được phát hiện có kích thước lớn nhất trên thế giới: nặng 875kg, cao 1.33m, dài 1.1m, rộng 0.79m, các nhà khảo cổ học ước chừng cần khoảng 1000kg kim loai và 200 đến 300 công nhân cùng lúc thao tác mới có thể đúc thành. Các đường nét hoa văn được khắc trên Tư Mẫu Mậu Phương Đỉnh rất tinh vi, đặc biệt là hình hai con Rồng và Hổ đang há to miệng, trên miệng mỗi con đều đang ngậm một đầu người. Có rất nhiều ý kiến tranh luận về ý nghĩa của các hình họa này, nhưng đa phần đều cho rằng, nghệ thuật khắc này là biểu hiện sức mạnh của tự nhiên và các vị thần.

Tư Mẫu Mậu Phương Đỉnh
Tư Mẫu Mậu Phương Đỉnh

Tư Mẫu Mậu Phương Đỉnh đầu tiên là do một người dân đào được, nhưng do lúc đó đang có chiến tranh với nước Nhật, vì sợ bị quân Nhật cướp đi nên người dân đã đem Tư Mẫu Mậu Đỉnh chôn lại trong đất.

Đến tháng 6 năm 1946 Tư Mẫu Mậu Phương Đỉnh lại được đào lên và vận chuyển đến Nam Kinh làm quà tặng cho lễ thọ 60 tuổi của Tưởng Giới Thạch. Sau đó, chính phủ quốc dân đảng muốn vận chuyển Tư Mẫu Mậu Phương Đỉnh về Đài Loan để cất giữ nhưng vì khối lượng của Đỉnh quá lớn, vận chuyển khó nên ý tưởng đó đã không thực hiên được.

Sau khi nhà nước Trung Quốc mới được thành lập, năm 1959 người dân đã chuyển Tư Mẫu Mậu Phương Đỉnh từ Nam Kinh về Bắc Kinh, cất giữ tại bảo tàng lịch sử Trung Quốc.
 
Kiều Tố Uyên
DHS, Hồ Nam, Trung Quốc

3 thoughts on “Văn hóa Đỉnh và Tư Mẫu Mậu Phương Đỉnh”

  1. Hì, Uyên, hồi đi học ở Huế anh hay la cà nội thành, sờ đỉnh đồng hoài, tụi bạn anh hay đùa nhau rằng tụi mình có duyên cận đỉnh chắc sau này làm đến bộ trưởng! Mà giờ anh vẫn còn là thần dân của bộ trưởng. Vậy là đỉnh không thiêng.
    Nhưng chuyện này thì mấy ông bạn già của anh hay nói: Họ Trịnh giữ Đài Loan xa xôi, vậy mà Đài Loan vẫn bị Khang Hi thu phục. Tưởng Giới Thạch giữ Đài Loan, Mao chẳng làm được gì, chỉ tại Tưởng được tặng đỉnh đồng nên có vương khí. Chuyện cũng vui Uyên nhỉ!

    Like

  2. Hi, anh Ái ơi
    Câu chuyện của các anh tếu táo mà vui thật. Nhưng Tưởng Giới Thạch chỉ được cái danh là được tặng TMMPD thôi, anh không thấy là Đỉnh đồng vẵn giữ lại tại Nam KInh mãi đấy sao, có vận chuyển về ĐL được đâu. Mà anh sờ nhiều đỉnh đồng nên giờ mới có cái khiếu văn thơ hay đến vây, chắc đỉnh đồng phát huy tác dụng về mảng này rồi đấy, linh nghiệm đấy chứ anh ơi.
    anh Ái cuối tuần vui vẻ nhá.
    Em Uyên

    Like

  3. Hi Uyên,

    Chị hoàn toàn đồng ý với em. Anh Ái nhờ sờ đỉnh đồng hoài nên bây giờ được “nhất ngôn cửu đỉnh” rồi. Đáng công ghê!

    Chị tiếc thiệt! Chị chỉ toàn ngắm hình khắc đắp nổi trên cửu đỉnh thôi, không sờ, không xoa gì hết. Uổng thế!

    Like

Leave a comment