Thứ sáu, 14 tháng 8 năm 2009

Bài hôm nay:

Tình Yêu Bất Tử Trong Tiếng Kèn Saxophone của Kenny G , Video, Nhạc Xanh, Văn Hóa, chị Huỳnh Huệ giới thiệu và nối link.

English Discussion, Vietnam-China talk on sea problems, anh Trần Đình Hoành.

Đi xa, Danh ngôn, song ngữ, chị Đặng Nguyễn Đông Vy dịch.

Cho đi với yêu thương, Danh Ngôn, song ngữ, chị Phạm Kiêm Yến dịch.

Daffodils – Thủy Tiên , Văn, Thơ, song ngữ, anh Quan Jun., chị Viên Hy dịch

Giải phóng khỏi nghèo đói , Trà Đàm, song ngữ, anh Nguyễn Minh Hiển dịch.

Gia tăng sáng tạo, Trà Đàm, anh Trần Đình Hoành.
.

Tin sáng quốc tế, anh Trần Đình Hoành tóm tắt và nối links.

Pháp và Đức đều tăng trưởng kinh tế – 0.3% giữa tháng tư và tháng 6, chính thức chấm dứt suy thoái kinh tế.

Đài Loan kêu gọi quốc tế yểm trợ kỹ thuật để tìm kiếm và giải cứu khoảng 2.000 nạn nhân đất chuồi.

Thành phố Delhi vui mừng vì sinh con gái nhiều hơn con trai – Năm 2008, tỉ lệ sinh tại New Delhi là 1004 bé gái ra đời cho 1000 bé trai. Đây là lần đầu tiên trong nhiều thập niên các bé gái nhiều hơn bé trai. Lý do là bao nhiêu năm nay người ta phá thai các bào thai nữ, làm mất quân bình số lượng nam nữ tại Ấn độ. Người ta hy vọng đây là sự khởi đầu của việc lập lại quân bình.

Phụ nữ khuyết tật thắng hãng thời trang Abercrombie and Fitch – vì không cho cô làm việc tiếp khách với lý do “cánh tay giả của cô xem không được mắt.” Tòa án Anh quốc yêu cầu công ty bồi thường cho cô 7.000 bảng Anh.
.

Tin sáng quốc nội, chị Thùy Dương tóm tắt và nối links.

Thư viện sách nói trực tuyến Sau 11 năm, những cuốn sách nói bằng băng cassette vốn chỉ dành cho người mù đã mở sang một trang mới, vượt qua mọi không gian, vượt qua cả ranh giới sáng tối.

Sản xuất phim tài liệu ‘Nhìn về Việt Nam’ cho kênh Discovery – Kênh Discovery châu Á công bố dự án mang tên The First Time Filmmakers (tạm dịch: Lần đầu làm phim). Đây là dự án phát triển phim tài liệu dựa trên chủ đề “Đô thị hoá ở Việt Nam”.

Cần Thơ: sử dụng đèn chiếu sáng công cộng bằng năng lượng mặt trời – Ưu điểm của hệ thống này là độ an toàn rất cao (nguồn điện không gây chết người), không cần dây dẫn; phát ra năng lượng sạch, không gây ô nhiễm môi trường. Các thiết bị cũng dễ lắp đặt, dễ di chuyển; thân thiện với môi trường; chi phí bảo trì, bảo dưỡng thấp; tính mỹ thuật cao (đẹp hơn các loại đèn đường truyền thống).

10 di tích được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt

Khởi công đại học đầu tiên tại khu công nghệ cao Hòa Lạc – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT Trương Gia Bình hy vọng, trong tương lai, ĐH FPT sẽ là đại học lớn nhất khu vực về đào tạo công nghệ thông tin. Sinh viên tốt nghiệp có thể làm được ở bất cứ đâu trên thế giới và sinh viên nước ngoài cũng sẽ tới đây học tập, nghiên cứu.

100 kỷ lục cho 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội – Các kỷ lục phân bổ trên nhiều lĩnh vực như chính trị, ngoại giao, quân sự, văn hóa, lịch sử, nghệ thuật.

Triển lãm “Bộ ảnh 3 ngày” về nhà văn Sơn Nam – Sáng 13-8, tại khu du lịch Bình Quới 1 đã khai mạc triển lãm giới thiệu “Bộ ảnh 3 ngày” về nhà văn Sơn Nam do nhà nhiếp ảnh Đức Huy thực hiện nhân kỷ niệm một năm ngày mất của “ông già Nam bộ” Sơn Nam (13-8-2008 – 13-8-2009).

Nhà sáng chế không bằng cấp – Doanh nghiệp diệt chuột Quang Thiều – Năm 2007, ông Thiều nhận giấy chứng nhận “Điển hình sáng tạo Việt Nam”. Bẫy chuột không dùng mồi của ông đã từng tham gia Hội chợ triển lãm AGROVIET, được nhận bằng khen của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Hội Cơ khí nông nghiệp.

Nữ thủ khoa “hai trong một” – mơ ước trở thành “nghệ sĩ” trong kinh doanh.

Vườn cây tặng đồng bào bản Ka Ai -Đội TNTN hè 2009 của Thành đoàn TP Đồng Hới (Quảng Bình) với 31 đội viên vừa kết thúc đợt tình nguyện giúp đồng bào dân tộc Mày ở bản Ka Ai, xã Dân Hóa, Minh Hóa. Công việc của đội là tạo nên một vườn trồng cây rộng 2.500m2 để làm mô hình cho bà con học tập.
.

Bài hôm trước >>>

Chúc các bạn một ngày tươi hồng !

🙂 🙂 🙂 🙂 🙂

Đọt Chuối Non

Tình Yêu Bất Tử Trong Tiếng Kèn Saxophone của Kenny G

Có một chàng nghệ sĩ với mái tóc quăn bồng bềnh là nghệ sĩ chơi saxophone có lượng đĩa nhạc bán chạy nhất trên thế giới đạt kỷ lục 70 triệu bản trong hai thập niên và lên đỉnh vinh quang âm nhạc. Tuy giành được vô số giải thưởng lớn, nhưng Kenny G bậc thầy về saxophone, lại khá giản dị khi nói về đam mê của mình : “Tôi không chơi nhạc để kiếm những lời bình luận tốt đẹp hay để mọi người xếp tôi vào một thể loại và nói, đó là thứ nhạc jazz hay. Với tôi, nó chẳng có ý nghĩa gì cả. Thậm chí khi ai đó nói: Anh ấy là nghệ sĩ vĩ đại nhất mọi thời đại, cũng chỉ như thế mà thôi”

KENNY G same

Kenneth Gorelick , được biết nhiều với nghệ danh Kenny G, là một nhạc sĩ saxophone người Mỹ. Duotones, một trong bốn album đưa đến sự thành công bất ngờ cho ông vào năm 1986. Nhạc cụ chính của Kenny là kèn soprano saxophone, nhưng đôi lúc ông cũng chơi kèn alto, tenor saxophone, flute

Kenny sinh ngày 5 tháng 6 năm 1956 tại Ann Arbor, Michigan, và lần đầu tiên tiếp xúc với kèn saxophone khi ông nghe một người nào đó trình diễn nó tại show The Ed Sullivan Show. Sau đó, ông bắt đầu học các chơi kèn saxophone bằng cách tự lhọc. Ông học chơi kèn bằng cách tập với các đĩa ghi âm phần lớn của Grover Washington, Jr., và tìm hiểu những cung bậc âm thanh mà ông nghe được. Tại trường trung học Franklin, bang Washigton ông thất bại trong việc gia nhập một ban nhạc jazz. Năm sau, ông đã thử lần nữa, và nhờ lòng quyết tâm, ông đã chính thức được gia nhập ban nhạc. Đồng thời, ông cũng đã chơi trong đội golf của trường, môn thể thao mà ông đam mê khi được người anh trai, Brian Gorelick giới thiệu năm ông 10 tuổi

Vừa tròn 20 tuổi, Kenneth Gorelick bắt đầu cuộc đời nhạc công khi ông chơi nhạc saxophone với Barry White, Love Unlimited Orchestra vào năm 1976, lúc ấy ông cũng đang học chuyên ngành kế toán. Sau đó, ông tốt nghiệp Đại học Washington, ông chơi trong ban nhạc funk có tên là Cold, Bold & Together sau trở thành thành viên của ban nhạc The Jeff Lorber Fusion.. Ông bắt đầu sự nghiệp solo sau thời gian chơi trong ban nhạc này.
Kenny_G_photo
Năm 1982, Kenny G kí hợp đồng với hãng đĩa Arista Records khi có lời mời từ giám đốc của hãng, khi đó là Clive Davis. Ông đã làm khá nhiều đĩa đơn và hợp tác với các ca sĩ Whitney Houston, Toni Braxton , Natalie Cole, Steve Miller, và Aretha Franklin. Nhạc của ông mang ảnh hưởng của Grover Washington, Jr., các album của Kenny G thường được xếp vào thể loại smooth jazz.
Ông thành công hơn trước, với cả G Force và Gravity, album thứ hai và thứ ba nhận đạt danh hiệu đĩa bạch kim tại Mỹ. Những album này bán rất chạy với hơn 5 triệu bản riêng tại Mỹ. Album thứ năm, Breathless, trở thành album hòa tấu bán chạy nhất mọi thời đại, với trên 15 triệu bản tiêu thụ, riêng tại Mỹ đã là 12 triệu bản.

Kenny G đã ghi âm một số bài hát Trung Hoa, như bài Jashmine Flower , hay The Moon Represents My Heart. Nhạc của ông rất được ưa chuộng tại Trung quốc. Bản thu bài Going Home của ông thường được chơi khi bế giảng năm học tại các trường học và khi bế mạc một sự kiện ở nơi công cộng. Ngoài ra người ta còn có thể nghe nhạc của Kenny G trên rất nhiều tuyến xe lửa ở Thượng Hải và Thiên Tân khi tàu đến ga cuối.
Năm 1991, Kenny thể hiện lại ca khúc trong bộ phim “Dying Young” của Julia Robert; và năm 1998 bản nhạc “My Heart Will Go On” của tuyệt phẩm “Titanic” cũng được Kennny thể hiện và thu âm, đem thêm vinh quang về cho ông trong hai bộ phim

Năm 2005, sự thành công vang dội của album “At Last… the Duets Album”, một trong những đại diện tiêu biểu của dòng jazz bảo thủ, lịch thiệp và dễ cảm nhận, đã đưa Kenny lên đỉnh cao trong Top album jazz đương đại, mang về cho anh danh hiệu Nghệ sĩ jazz đương đại số một trong năm.

Nhiều người cho rằng nhạc của ông hay, dễ nghe, với giai điệu nhẹ nhàng, mà không kén chọn người nghe như của Kitaro hay Shanti.

Vào năm 2003, Kenny G được RIAA, (Recording Industry Association of America )Hiệp Hội Công nghiệp Ghi Âm Của Mỹ xếp hạng 25 trong số các nghệ sĩ có doanh số cao nhất, Ông có 48 triệu album được bán vào 7/ 2006 . Năm 1994, Kenny G được trao tặng giải Grammy về Nhạc Cụ Hay Nhất với Forever in Love. Ngoài ra Kenny còn nhâc được rất nhiều giải thưởng khác của Amercian Music, Soul Train, World music & NAACP Image Awards
Các album nổi tiếng nhất của ông gồm: kennyG1
• The Collection (1993)
• Montage (1993)
• The Very Best of Kenny G (1994)
• Kenny G – Greatest Hits (1997)
• In America (2001)
• Ultimate Kenny G (2003)
• The Romance of Kenny G (2004)
• The Essential Kenny G (2006)
• Forever in Love: The Best O Kenny G (2009)

Sau đây mời các bạn thưởng thức 8 bài Saxophone của Kenny G.

Bài mở đầu sẽ là một bài tha thiết với giai điệu tha thiết sâu lắng, như đưa bạn vào cõi mộng của tình yêu bất tử, mà nói bao nhiêu cũng không cùng. Chính bài hát này trong Album Forever in Love đã mang về cho Kenny G thêm một chiến công trong sự nghiệp ngợi ca tình yêu, cuôc đời và con người của ông.
Bài 2 sẽ làm say đắm lần nữa những con tim yêu Titanic.
Bài You’re Beautiful với hình ảnh minh họa thât đẹp phù hợp với tựa đề bài hát
Bài Summer Time sẽ vui hơn bài Yesterday mà có lần một bạn cuả Nhạc Xanh đã nhắc đến .

Kết thúc chương trình sẽ là bài nhạc Trung Hoa rất được ưa chuộng của Kenny G. Mong rằng không có bạn nào than rằng mình post ít quá nha.

Thân chúc các bạn một ngày mới vui tươi năng động dù có thả hồn theo tiếng saxophone mê hồn của Kenny G.

1. Forever in Love

2/ Titanic / My Heart will Go On

3. You’re Beautiful

4. Summer Time

.

5. The Way We Were

6 Yesterday

7. One More Time ( with Kenny G’ s daughter, Beth as singer )

I lie half awake, late at night
I reach out to touch you
feel you by my side
and I reach, and I reach,
but I never get to feel you
Will I ever get to feel you again, again

Just one more time
One more moment
To take you in my arms
One more chance
One more kiss
Before I wake to find you gone
One more time
Before I have to face another day,
and my heart breaks again

It´s only a dream
but it´s all so real
Don´t want it to end
but I know it will
So I pray, and I pray
Every night I´m on my kness
Begging for the chance to see you
again, again

Just one more time
One more moment
To take you in my arms
One more chance
One more kiss
Before I wake to find you gone
One more time
Before I have to face another day,
and my heart breaks again

Oh one more time
Before I have to face another day,
and my heart breaks again
again…

8. The Moon Represents My Heart

English Discussion — Vietnam China talk on sea issues

Dear everyone,

Vietnam and China are talking about problems on the sea. We’ll keep our fingers crossed.

Here is the news. Please read it and I will say something after you finish reading.

Đàm phán Việt – Trung tập trung vào vấn đề trên biển

Phó thủ tướng Phạm Gia Khiêm, trong buổi tiếp Trưởng đoàn đàm phán cấp chính phủ Trung Quốc Vũ Đại Vĩ hôm nay nhấn mạnh rằng đàm phán về biên giới lãnh thổ giữa hai nước đã chuyển sang một giai đoạn mới, tập trung vào giải quyết vấn đề trên biển.

Phó thủ tướng Phạm Gia Khiêm nhấn mạnh, trong bối cảnh tình hình thế giới đang diễn biến phức tạp, Việt Nam – Trung Quốc cần tăng cường và đẩy mạnh hơn nữa sự hợp tác trên tất cả các lĩnh vực, trước mắt cần phối hợp tổ chức tốt “Năm hữu nghị Việt – Trung 2010”.

Trưởng đoàn đàm phán cấp Chính phủ Trung Quốc Vũ Đại Vĩ đang ở Hà Nội để tiến hành cuộc gặp giữa hai Trưởng đoàn đàm phán cấp Chính phủ Việt Nam -Trung Quốc về biên giới lãnh thổ từ ngày 12 đến 14/8.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm tiếp ông Vũ Đại Vĩ, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc. Ảnh: TTXVN.

Phó thủ tướng Phạm Gia Khiêm đánh giá cao ý nghĩa của việc hai nước hoàn thành công tác phân giới cắm mốc trên biên giới đất liền Việt – Trung, yêu cầu hai bên tiếp tục đẩy nhanh việc hoàn tất các văn bản pháp lý liên quan và công việc còn lại để sớm đưa Hiệp ước Biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc thực sự đi vào cuộc sống, góp phần làm sâu sắc thêm mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai nước.

Về vấn đề trên biển, hai bên cần quán triệt những nhận thức chung giữa lãnh đạo cấp cao hai nước, nghiêm chỉnh tuân thủ Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), tôn trọng luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Luật biển 1982 của Liên hợp quốc; kiên trì hiệp thương hữu nghị, tìm kiếm giải pháp cơ bản, lâu dài cho vấn đề trên biển và duy trì hòa bình ổn định trên biển.

Phó thủ tướng Phạm Gia Khiêm ghi nhận phản hồi tích cực của phía Trung Quốc đối với các đề nghị của Việt Nam về việc xử lý vấn đề ngư dân và tàu cá Việt Nam bị bắt giữ theo tinh thần hữu nghị, nhân đạo và đề nghị các cơ quan hữu quan của Trung Quốc tiếp tục giải quyết các vấn đề còn lại.

Phó thủ tướng cảm ơn phía Trung Quốc đã có những biện pháp cứu trợ kịp thời đối với tàu “Hoàng Phương 02” và 10 thuyền viên trong cơn bão Goni ngày 8/8 vừa qua.

Thứ trưởng Vũ Đại Vĩ khẳng định Đảng, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc luôn coi trọng quan hệ hữu nghị hợp tác với Việt Nam.

Thứ trưởng Vũ Đại Vĩ cho rằng cuộc đàm phán về biên giới lãnh thổ lần này giữa hai đoàn Trung Quốc – Việt Nam đã thu được kết quả tích cực và bày tỏ tin tưởng việc hai nước kịp thời xử lý các vấn đề nảy sinh trên biển và phối hợp tìm kiếm các giải pháp thỏa đáng cho vấn đề trên biển sẽ góp phần xứng đáng vào việc củng cố và tăng cường quan hệ đối tác, hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai Đảng, hai nước.

Trước đó, Thứ trưởng Ngoại giao, Trưởng đoàn đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ Việt Nam Hồ Xuân Sơn và Thứ trưởng, Trưởng đoàn Trung Quốc Vũ Đại Vĩ đã gặp tại Hà Nội.

Hai bên trao đổi các biện pháp đẩy nhanh việc hoàn tất Nghị định thư phân giới cắm mốc, Hiệp định về Quy chế quản lý biên giới, Hiệp định về quản lý cửa khẩu trên biên giới đất liền Việt Nam – Trung Quốc để ký kết trước cuối tháng 12/2009; đồng thời thúc đẩy xây dựng Hiệp định về cùng hợp tác khai thác, phát triển du lịch thác Bản Giốc và Hiệp định tàu thuyền đi lại tự do khu vực cửa sông Bắc Luân.

Về vấn đề trên biển, hai bên khẳng định quyết tâm thực hiện nghiêm túc các thỏa thuận liên quan của Lãnh đạo cấp cao hai nước; kiên trì đàm phán, hiệp thương hữu nghị tìm kiếm giải pháp cơ bản lâu dài cho vấn đề Biển Đông.

Hai bên nhất trí tiếp tục phát huy vai trò của các cơ chế hiện hành, thúc đẩy vững chắc đàm phán phân định và hợp tác cùng phát triển vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ; tích cực trao đổi về việc tiếp tục triển khai các lĩnh vực hợp tác như tìm kiếm cứu nạn trên biển, bảo vệ môi trường biển, dự báo sóng biển… Hai bên đồng ý xây dựng cơ chế thích hợp nhằm kịp thời xử lý các tranh chấp trên biển.

(Theo TTXVN)

The part I have marked with boldfaced type in the article is the quote from Deputy Prime Minister Phạm Gia Khiêm thanking China for “solving the issue related to arrested Vietnamese fishermen in the spririt of friendship and humanity.”  It really means that “We –China–arrested you guys because you guys violated our territory.  Now, because you are our friend and because we are charitalbe, we let these guys go.  But you guys still violated our territory.”  That is China’s language.

Where is Vietnam’s language? There is nothing to interpret that Vietnam does assert its territory the way China did.

Are we being dim-witted enough to allow China to outwit us in every step of the game?

These guys in the government get me nervous.  We all need to keep a close eye on this China issue and make sure that this government will not agree to anything the People (us) doesn’t want.

I have no problem with being in a brotherly spirit with China.  And I promote a brotherly relationship with China.  But we don’t want to act dumb,  in the face of clear aggressive signals from China and the submissive attitude of the Vietnamese government.

Have a great day!

Hoanh

Daffodils – Thủy Tiên

I don’t know exactly how and when my liking for poetry began. The seed of my love for Wordsworth and Byron must have been sowed during my collegiate days. wordsworth

“The Daffodils” is one of the best poems that Ms Hue has introduced to us. Three years passed, but the poem has stayed in my mind since the morning she recited it in our English Literature class. It has made a great impression upon me. How regretful it would be if this poem were not recommended to to the poetry buff.

“The Daffodils” known as “I Wandered Lonely As A Cloud” is a famous poem written in 1804 by William Wordsworth. Daffodils is one of the most popular poems of the Romantic Age, unfolding the poet’s excitement, love and praise for a field blossoming with daffodils. It was inspired by an April 15, 1802 event, in which Wordsworth and his sister, Dorothy, came across a “long belt” of daffodils on a walk near Ullswater Lake in England. This poem was first published in 1807, and a revised version was released in 1815.

I wander’d lonely as a cloud
That floats on high o’er vales and hills
When all at once I saw a crowd,
A host of golden daffodils,
Beside the lake, beneath the trees
Fluttering and dancing in the breeze.

Daffodils

Continuous as the stars that shine
And twinkle on the milky way,
They stretched in never-ending line
Along the margin of a bay:
Ten thousand saw I at a glance
Tossing their heads in sprightly dance.

The waves beside them danced, but they
Out-did the sparkling waves in glee:
A poet could not but be gay
In such a jocund company!
I gazed – and gazed – but little thought
What wealth the show to me had brought:

For oft, when on my couch I lie
In vacant or in pensive mood,
They flash upon that inward eye
Which is the bliss of solitude!
And then my heart with pleasure fills,
And dances with the daffodils.

Just reading the first verses, we can feel the time and space William wrote The Daffodils. The inspiration for this poem may have been drawn from a walk he took with his sister Dorothy around Lake Ullswater.

“I wander’d lonely as a cloud
That floats on high o’er vales and hills …
… Beside the lake, beneath the trees”

The poet was wandering in the forest and enjoying the fascinating nature around him, when suddenly he saw a crowd of golden daffodils by the lakeside. The daffodils appeared so beautifully that he was compelled to gaze at these flowers playing with pleasure in the wind.

His sister Dorothy later wrote in her journal as a reference to this walk: “I never saw daffodils so beautiful they grew among the mossy stones about and about them, some rested their heads upon these stones as on a pillow for weariness and the rest tossed and reeled and danced and seemed as if they verily laughed with the wind that blew upon them over the lake, they looked so gay ever dancing ever changing…”

How glorious and plentiful these daffodils were! Maybe this was also the first time he had come across such an immense field of daffodils along the shore. It was impossible for us to count them, but the author could still feel how many flowers were stretching as far as the eye can see:
daffodils 2
“Ten thousand saw I at a glance”… (Hyperbole)
“They stretched in never-ending line

Along the margin of a bay…
The figures of simile and metaphor are also subtly used and it is not very hard for us to find them in the poem. The golden daffodils were compared to the stars shining and twinkling on the galaxy; and enjoying themselves in a happy dance.

“Continuous as the stars that shine
And twinkle on the milky way…” (Simile)
Though the lake’s sparkling waves danced beautifully, the daffodils seemed to do much better than them, in its pleasure.
“The waves beside them danced, but they
Out-did the sparkling waves in glee”… (Comparison/Personification)

The poet felt happy and pleasant in the meanwhile to see golden flowers smiling in the sunshine. He put his loneliness aside and mingled with the beautiful sight. To him, the daffodil’s charm was a great gift and no fortune was as wonderful as the beauty granted by the God:
“I gazed – and gazed – but little thought
What wealth the show to me had brought”… (Metaphor) Daffodils
In the description of the daffodils, William used quite a lot of literary devices and it was these figures that helped us understand more about the vivid picture he draw and the way he connected with the nature.

“I wander’d lonely as a cloud
That floats on high o’er vales and hills…” (Simile)
“Fluttering and dancing in the breeze…” (Personification)
“Tossing their heads in sprightly dance…” (Personification)

“The waves beside them danced, but they
Out-did the sparkling waves in glee…” (Comparison/Personification)

Through characterized daffodils, we could find that nature had its own soul. William lifted him out of his soul and placed him in a higher state in which the soul of nature and the soul of man were united into a single harmony. Apparently, he felt dazed with so many daffodils around him and there was no limitation between his vision and the long belt of golden flowers.
Many years later, the daffodil’s beauty still haunted William. Whether he stayed in empty or thoughtful mood, the images of daffodils came to mind and flashed upon his inner eyes.
“They flash upon that inward eye
Which is the bliss of solitude!” (Oxymoron)
The memory of the daffodils was etched in the author’s mind and soul to be cherished forever. When he was feeling lonely, dull or depressed, he thought of the daffodils and cheered up. These flowers seemed to be emerging before him, far and wide. Then his loneliness and sorrow seemed to vanish; and he desired to dance with the daffodils.
“And then my heart with pleasure fills,
And dances with the daffodils.”

The full impact of the daffodil’s beauty (symbolizing the beauty of nature) did not strike him at the moment of seeing them, when he stared blankly at them but much later when he sat alone, sad and lonely and remembered them. Thanks to the closing of the last stanza, we can get more reason why William wrote the poem. His impression at the daffodils would never fade in his mind, and it was the amazing motivation for him.
“For oft, when on my couch I lie
In vacant or in pensive mood,
They flash upon that inward eye…”

We can point out that William’s state was changing in a slight way. He was not alone any longer, yet he probably thought that he would be stronger if he made a contrast between a lonely traveler and happy daffodils. This simple but effective way seems to take hold on us, and then each time we read this poem, we can see the harmonious beauty of the poet and the long belt of golden daffodils and enjoy their brightness.
Daffodils3

This poem helps us get into our head how much love and admiration William gives to Nature. He would like to call us to come back to the nature and enjoy it. Moreover, at any rate William could make us realize that what we feel at the beauty of golden daffodils is the way they speak to us, via their own soul.
As for me, the Daffodils has touched my soul very deeply

MỘT VÀI CẢM NHẬN VỀ BÀI THƠ “HOA THỦY TIÊN”

Tôi không biết đích xác như thế nào và khi nào tôi bắt đầu đem lòng yêu thích thơ ca. Chắc hẳn những hat giống cho tình yêu Worsdsworth và Byron… đã được gieo trong những ngày của đời sinh viên của tôi.

“Hoa Thủy Tiên” là một trong những bài thơ hay nhất mà cô Huệ đã giới thiệu cho chúng tôi. Ba năm đã trôi qua, và bài thơ vẫn còn ở trong tâm trí tôi kể từ buổi sáng mà cô đọc cho chúng tôi trong giờ Văn học Anh. Bài thơ để lại trong tôi nhiều ấn tượng sâu sắc. Thật đáng tiếc nếu không giới thiệu bài thơ này đến bạn đọc yêu thơ ca.

“Hoa Thuỷ Tiên” còn được biết đến với tên khác “Tôi Phiêu Du Như Áng Mây Trôi” là một bài thơ nổi tiếng được William Wordsworth sáng tác năm 1804. Đây là một trong những bài được yêu thích nhất của thời kỳ văn học lãng mạn, thể hiện hứng thú, tình yêu, và chiêm ngưỡng của nhà thơ trước một cánh đồng rực rỡ Thủy tiên vàng. Bài thơ được lấy cảm hứng từ một sự kiện xảy ra ngày 15 tháng Tư năm 1802, khi Wordsworth cùng chị gái mình, Dorothy, tình cờ nhìn thấy một thảm hoa Thủy tiên nhân một cuộc dạo chơi gần hồ Ullswater. Bài thơ được giới thiệu lần đầu tiên năm 1807, và được tái bản năm 1815.
ulls

Như đám mây phiêu diêu đơn độc
Trôi bồng bềnh trên thung lũng, núi đồi
Ồ phía dưới trải dài khắp muôn nơi
Hoa Thuỷ tiên nở vàng rực rỡ
Bên bờ hồ, và bên dưới tán cây
Cùng thổi sáo, khiêu vũ với gió nhẹ

Và cứ thế như sao trời toả sáng
Lấp lánh trên dòng sông Ngân bạt ngàn
Hoa trải dài xa tít tắp muôn nơi
Và bất chợt, bên bờ hồ tôi thấy
Mười nghìn hoa Thuỷ tiên vàng khoe sắc
Uốn mình theo điệu vũ luân sống động

Bên Thuỷ tiên, từng con sóng nhảy múa
Thủy tiên càng toả sáng trong hân hoan
Một bài thơ không thể tả hết lời
Nhưng niềm vui bên bạn bè – có thể
Tôi ngắm nhìn và rồi chợt nghĩ đến
Điều tuyệt vời bên Thủy tiên đem lại

Và mỗi tối khi nằm trên trường kỷ
Khi lơ đãng hay lúc trầm tư
Thuỷ tiên lại hiện về trong tâm trí
Đó chính là niềm vui trong cô đơn
Và khi ấy tim tôi tràn cảm xúc
Nhảy múa cùng những đoá Thuỷ tiên xinh.

Đọc những khổ thơ đầu tiên, ta có thể cảm nhận được khoảng thời gian và không gian William viết bài thơ “Hoa Thủy Tiên” này. Cảm hứng bài thơ có thể từ một lần dạo chơi cùng người chị gái Dorothy bên hồ Ullswater.
“Như đám mây phiêu diêu trong đơn độc
Trôi bồng bềnh trên thung lũng, núi đồi….
…..Bên bờ hồ, phía dưới những tán cây”
Daffodils.5jpeg

Khi đang thơ thẩn trong rừng và ngắm nhìn cảnh đẹp tuyệt quanh mình, chợt người thi sĩ nhìn thấy một thảm hoa Thuỷ tiên vàng cạnh hồ nước. Hoa Thuỷ tiên đẹp đến nỗi nhà thơ phải đứng lại ngắm nhìn nhứng đóa hoa này hòa mình trong gió.

Chị gái William, Dorothy, sau này đã ghi lại trong nhật ký như một gợi nhớ rằng: “Tôi chưa từng thấy những đoá hoa Thuỷ tiên nào đẹp đến vậy. Chúng mọc xen kẽ nhau giữa những tảng đá phủ đầy rêu, một vài bông hoa ngả cánh lên những phiến đá ấy như thể đang tựa đầu vào gối để xua đi sự mệt mỏi, những đóa khác thì tung mình uốn lượn, nhảy múa như thể chúng cười đùa với những cơn gió thoảng trên mặt hồ, những bông hoa trông thật vui vẻ, cứ mãi nhảy múa, cứ mãi rập rờn…”

Những bông Thuỷ tiên ấy thật là rực rỡ và nhiều biết bao! Cũng có thể đây là lần đầu tiên nhà thơ bắt gặp một cánh đồng hoa Thuỷ tiên rộng thênh thang, trải dài theo bờ hồ đến vậy. Thật không thể đếm nổi bao nhiêu bông hoa, nhưng tác giả vẫn cảm nhận được thảm hoa ấy trải dài bất tận phía chân trời xa.

“Và bất chợt, bên bờ hồ tôi thấy
Mười nghìn hoa Thuỷ tiên vàng khoe sắc (Cường điệu hoá)
Uốn mình theo điệu vũ luân sống động”

Phép so sánh và ẩn dụ cũng được tác giả sử dụng thật tinh tế, và chẳng khó cho ta tìm thấy trong bài thơ này. Những bông Thuỷ tiên vàng được ví như những vì sao toả sáng lấp lánh trên dải ngân hà, đắm mình trong vũ điệu hạnh phúc.

” Và cứ thế như sao trời toả sáng
Lấp lánh trên dòng sông Ngân bạt ngàn” (phép so sánh)

Dẫu những con sóng lóng lánh/bạc đầu của mặt hồ khiêu vũ đã đẹp rồi, nhưng dường như hoa Thuỷ tiên còn tuyệt hơn thế nữa, trong niềm hân hoan của mình,
“Bên Thuỷ tiên, từng con sóng nhảy múa
Thủy tiên càng toả sáng trong hân hoan” (sự so sánh và nhân hoá)

Thi nhân cũng cảm thấy thật hạnh phúc và dễ chịu khi ngắm nhìn những đóa thuỷ tiên vàng hàm tiếu dưới ánh nắng mai, và gạt nỗi trống trải sang một bên để hoà mình vào cảnh đẹp. Với nhà thơ, vẻ đẹp của hoa Thuỷ tiên là một món quà tuyệt vời và không có tài sản nào tuyệt vời bằng món quà mà Chúa đã ban tặng cho:

Tôi ngắm nhìn và rồi chợt nghĩ đến
Điều tuyệt vời bên Thủy tiên đem lại

Khi miêu tả những bông hoa thuỷ tiên, William đã sử dụng rất nhiều các biện pháp tu từ và chính những biện pháp này giúp chúng giúp ta hiểu sâu hơn về bức tranh rực rỡ mà tác giả phác họa cũng như cách nhà thơ giao tiếp/hòa mình với thiên nhiên

“Như đám mây phiêu diêu trong đơn độc
Trôi bồng bềnh trên thung lũng, núi đồi” (So sánh)
Cùng thổi sáo, khiêu vũ với gió nhẹ (nhân hoá)
“Bên Thuỷ tiên, từng con sóng nhảy múa
Thủy tiên càng toả sáng trong hân hoan” (so sánh/nhân hoá)

Qua những bông hoa Thuỷ tiên được nhân cách hóa, ta có thể nhận ra rằng thiên nhiên mang tâm hồn riêng của mình. William đã thoát ra khỏi tâm hồn và đặt mình vào một trạng thái cao hơn, nơi mà ở đó hồn thiên nhiên và hồn người như được hòa quyện vào nhau. Dường như là, nhà thơ cảm thấy mê hồn bởi quá nhiều bông hoa Thuỷ tiên quanh mình và không có giới hạn nào giữa tầm nhìn của nhà thơ với thảm hoa vàng rực rỡ đấy.

Nhiều năm về sau, vẻ đẹp của hoa Thuỷ tiên vẫn ám ảnh William. Dẫu cho có cảm thấy trống vắng hay trầm tư, nhưng hình ảnh của hoa Thuỷ tiên vẫn hiện lên trong tâm trí và loé sáng trong con mắt tâm tưởng nhà thơ.
Cô đơn phiền muộn dường như tan biến, rồi nhà thơ trở nên khao khát múôn được khiêu vũ cùng với Thuỷ tiên vàng
Thuỷ tiên lại hiện về trong tâm trí
Đó chính là niềm vui trong cô đơn!” (phép nghịch hợp)

Daffodils.6, pg

Kí ức về hoa thuỷ tiên đã khắc sâu trong tâm trí và tâm hồn nhà thơ và mãi mãi được ấp ủ. Khi cảm thấy cô đơn, buồn bã hay tuyệt vọng/chán chường, tác giả lại nghĩ đến hoa thuỷ tiên và cảm thấy vui trở lại. Những bông hoa ấy dường như hiện lên trước mắt ông, rộng mênh mông. Nỗi cô đơn và phiền muộn dường như tan biến, và nhà thơ lại muốn nhảy múa cùng những đóa thủy tiên.
“Và khi ấy tim tôi tràn cảm xúc
Nhảy múa cùng những đoá thuỷ tiên xinh.”
Tác động trọn vẹn của vẻ đẹp của hoa Thuỷ tiên (tượng trưng cho vẻ đẹp của thiên nhiên) thực ra không gây ấn tượng với thi sĩ ngay khoảnh khắc nhìn thấy chúng, khi ông ngắm nhìn sững sờ, mà là những lúc tác giả ngồi một mình, cô đơn và nhớ về hoa Thủy tiên. Nhờ khổ thơ cuối, ta có thể hiểu lý do William viết nên bài thơ này. Ấn tượng về hoa Thủy tiên sẽ không phai mờ trong tâm trí, và đấy cũng là một thôi thúc tuyệt vời đối với nhà thơ.

Và mỗi tối khi nằm trên trường kỷ
Khi lơ đãng hay lúc trầm tư
Thuỷ tiên lại hiện về trong tâm trí

Có thể thấy rằng tâm trạng của William đang thay đổi một cách nhẹ nhàng. Dù không còn thấy cô đơn nữa, nhưng nhà thơ vẫn nghĩ rằng mình sẽ mạnh mẽ hơn nếu tạo ra sự tương phản giữa người lữ hành cô đơn với những đoá hoa thuỷ tiên hạnh phúc. Biện pháp đơn giản nhưng đầy hiệu quả này dường như có tác động lớn đến chúng ta, và mỗi khi đọc bài thơ, ta có thể cảm nhận vẻ đẹp hài hoà của nhà thơ và thảm thuỷ tiên vàng; và tận hưởng vẻ rực rỡ đấy.
Bài thơ giúp ta nhận ra tình yêu và lòng ngưỡng mộ mà William dành cho thiên nhiên phong phú và sâu đậm biếtdường nào. Nhà thơ kêu gọi ta hãy trở về và tận hưởng thiên nhiên. Hơn nữa, ở một mức độ nào đấy, William giúp ta nhận thấy rằng những gì chúng ta cảm nhận về vẻ đẹp của những bông hoa thuỷ tiên vàng chính là cách những bông hoa nói chuyện với chúng ta, bằng chính tâm hồn mình.

Với riêng tôi, bài thơ đã chạm vào cõi sâu thẳm trong hồn tôi

Viên Hy

Giải phóng khỏi nghèo đói

Chào các bạn,

Nếu tin nước Mỹ giàu có, mọi người có mức sống cao và điều kiện làm việc tốt, thì có lẽ phim ảnh chưa chiếu kỹ vào một góc trong mỗi thành phố lớn của Mỹ, vùng người nghèo và nhiều nguy hiểm về an ninh.

Những khu nhà ổ chuột và các tổ chức Mafia trong khu Harlem của New York, nơi cảnh sát không màng tới, đơn giản vì không có lợi ích đô la gì từ việc trông nom họ.
clintonandbryant
Nếu không có cơ hội khác, những người ở một góc thành phố New Haven, Connecticut tiếp tục sống bằng nghề điếu hút và kinh doanh điếu hút. Một chiếc xe ô tô đỗ rất nhanh trước cửa một căn nhà ở phố Lilac, một trao đổi ngắn chừng 3 phút và chiếc xe đó phóng đi.

Xóm liều ở Thanh Nhàn và những người trở về từ các nhà tù của Việt Nam?

Những người nghèo đó cần tiếp sức để đi vào dòng chảy chung của xã hội, họ cần lửa và ánh sáng của hy vọng để nhấc đi ám ảnh tinh thần què quặt, họ cần ai đó đưa họ ra phía ánh sáng, cho họ niềm tin.

Ánh sáng đó đến từ những tấm gương người thực việc thực, nhìn thấy được của người thân, của bạn bè, của bạn, của tôi.

Họ cần cơ hội để làm lại cuộc đời tù tội. Cần giáo dục. Cần vay tiền để mở mang làm ăn, cần việc làm, cần giới kinh doanh nhìn họ như một thị trường tốt và đầu tư vào họ. Cần ai giúp họ nhìn thấy những giấc mơ bên ngoài cửa sổ và đặt vào tay họ chiếc xẻng cuốc đất.

Sau một vụ ẩu đả dân sự ở Los Angeles năm 1992, nhà khởi nghiệp trẻ John Hope Bryant đã thành lập tổ chức Operations Hope để cung cấp các công cụ kinh tế và dịch vụ để tiếp năng lực cho những người nghèo, tạo ra dòng hy vọng chảy liên tục trong cộng đồng.

Liên tục cho đến nay, anh John và Operations Hope đã có tác động rất lớn vào xã hội Mỹ, và được cựu tống thống Bill Clinton đề cao trong cuốn sách “Giving, How each of us can change the world” của ông. Có lẽ chúng ta sẽ quay lại với Operations Hope vào một dịp khác.

Hôm nay, mình giới thiệu với các bạn bản sứ mệnh của anh John Hope, người sáng lập và CEO của tổ chức Operations Hope. Anh John có tầm nhìn thật sáng và hiểu sâu sắc về người nghèo.

Dưới bối cảnh nhiều người thất nghiệp và kinh tế thế giới hiện nay, có lẽ chúng ta lại càng thấm thía thông điệp này của anh John hơn. 🙂

Nghèo khác với không có tiền. Và một cánh tay kéo người khác lên, chứ không chỉ một cánh tay cho cứu trợ xã hội.

Chúc các bạn một ngày tiếp lực,

Hiển.

.

Giải phóng khỏi nghèo đói
bryant
Có một sự khác biệt giữa không có tiền và nghèo. Không có tiền là một tình trạng kinh tế tạm thời, nhưng nghèo là một cái khung trí óc tê liệt hóa và một trạng thái kiệt quệ của tinh thần của bạn, và bạn phải thề không bao giờ bị nghèo nữa.

Tầm nhìn của tôi cho những người nghèo, thiếu phục vụ, và những người không có tiền của thế giới là giúp họ thấy chính họ — khác đi. Chúng ta có thể làm điều này bằng cách giúp đưa họ ra ánh sáng, giáo dục, truyền năng lực, và cuối cùng là khơi cảm hứng cho họ. Giúp họ trở thành “những người mơ ước, với xẻng trong chính đôi bàn tay của họ”, trích lời bạn tôi, tiến sĩ Dorothy Height.

Nhìn thấy chính họ như là con người thật của họ; giàu có về tinh thần. Như là tài sản, và không phải là những khoản nợ trên bản thanh toán toàn cầu của thế giới.

Bởi vì, tôi đã thấy, thấy đi thấy lại, rằng nếu cho một lựa chọn với đầy đủ thông tin, những người nghèo không muốn nhận bố thí, mà đơn giản là một bàn tay kéo lên. Họ muốn nhân phẩm đến từ việc tự lo lắng cho mình.

Giáo dục là công cụ xóa nghèo đói tối hậu, và khi bạn biết tốt hơn, bạn sẽ làm tốt hơn.
bryant2
Đi từ quyền dân sự tới quyền tiền bạc. Từ cùng hòa hợp (đen trắng) tại quầy ăn trưa, tới cùng hòa hợp với những đồng đô la.

Những cộng đồng nghèo, khắp thế giới, đại diện cho những thị trưởng đang lên của thế giới. Một người có thế tạo ra sự khác biệt, và chúng ta là người đó. Chúng ta có trách nhiệm với thế giới chúng ta đang sống, bởi vì thực sự đó là thế giới chúng ta tạo ra. Một chút hy vọng có thể tạo ra sự khác biệt.

.

John Hope Bryant Mission Statement

“There is a difference between broke and being poor. Being broke is a temporary economic condition, but being poor is a disabling frame of mind and a depressed condition of your spirit, and you must vow to never, ever be poor again.”
bryant1
My vision for the poor, the under-served, and the wealthless of the world is to help them see themselves — differently. We can do this by helping to expose, to educate, to empower, and ultimately to inspire them. To help them become “dreamers, with shovels in their own hands,” quoting my friend Dr. Dorothy Height.

To see themselves for what and who they truly already are; rich in spirit. Assets, and not liabilities on the world’s global balance sheet.

Because, I have seen, time and again, that given an informed choice, the poor do not want a hand out, but simply a hand up. They want the dignity that comes from doing for self.

That education is the ultimate poverty eradication tool, and when you know better, you tend to do better.

Moving from civil rights to silver rights. From integrating the lunch counter, to integrating the dollar too.

That low-wealth communities, the world over, represent future emerging markets waiting to be born. That one person can make a diference, and we are that one person. That we are all accountable and responsible for the world we live in, because it is literally the world we create. A little hope can make the difference.

John Hope Bryant
Chairman, Chief Executive Officer

Gia tăng sáng tạo

Chào các bạn,

Trong bài Không giống ai! chúng ta đã nói đến vấn đề rất căn bản cho văn minh Đại Việt là, văn hóa của chúng ta không những không sáng tạo mà còn tích cực chống lại sáng tạo, vì trong cuộc sống hàng ngày, văn hóa của ta nhắm diệt cá tính và ép mọi người giống nhau. Sáng tạo là cá tính; cái mới nhất định là phải “không giống ai” mới là mới.

creativity1

Hôm nay ta tiếp tục nghiên cứu, làm cách nào để chúng ta gia tăng sáng tạo cho mỗi cá nhân chúng ta và, như vậy, dĩ nhiên là cho cả quốc gia.

Hiện nay chúng ta có 3 điều lợi cho việc biến văn hóa của ta thành văn hóa sáng tạo. Thứ nhất là Internet. Internet giúp cho mỗi người Việt tiếp xúc với tư tưởng mới lạ hoặc xa lạ hàng ngày. Điều này làm cho cách suy nghĩ của chúng ta trở nên rộng rãi hơn, và bớt bảo thủ.

Điều thứ hai là chúng ta có người Việt trên khắp thế giới, liên lạc với quê nhà nhà 24 giờ một ngày qua Internet. Mấy anh chàng và cô nàng “lai Tây, lai Mỹ, lai Hoa, lai Nhật , lai Đức…” này đương nhiên là có những tư tưởng không giống ai mỗi ngày. Điều đó làm cho văn hóa của ta có cơ hội tiếp nhận tư tưởng mới mỗi ngày. (Hay hoặc dở, để đó tính sau. Việc trước mắt là tư tưởng mới mỗi ngày).

Điều thứ ba là chúng ta hiện có một dân số rất trẻ trung. Tuổi trẻ cộng với Internet, đó là công thức rất tốt cho sáng tạo.

Với những điều kiện thuận tiện như vậy, mỗi chúng ta cần quan tâm đặc biết đến sáng tạo một tí, để năng lực sáng tạo có thể sống tốt sống mạnh.
creativity2
1. Điều thứ nhất là tư duy: Sống là sáng tạo. Sống là mọc thêm chồi non, lá mới, cành mới mỗi ngày. Sáng tạo không phải là ‎y’ thích. Sáng tạo chính là sống. Không còn sinh ra được cái gì mới nữa là đã chết hay sắp chết. Giản dị thế thôi.

2. Sáng tạo là suy nghĩ không giống ai, làm cái không giống ai. Cho nên hãy ca ngợi những cái không giống ai của người khác, dù cái đó mình không cần, và không mấy thích (miễn là không thực sự phải chống vì l‎y’ do cụ thể nào đó về vệ sinh, hay đạo đức, hay l‎y’ do quan trọng nào đó).

3. Khuyến khích con cái, học trò, bạn bè, và những người quanh ta thể hiện cá tính của họ, thể hiện các suy tưởng và hành động mới lạ của họ.

4. Dĩ nhiên không phải tư tưởng mới hành động mới nào cũng tốt, nhưng nếu có 100 cái mới, sau đó thời gian đào thải hết 70 còn 30 là vừa, Thay vì, có chỉ 2 cái mới và thời gian đào thải 1 chỉ còn lại 1.

5. Có tư tưởng mới có nghĩa là bạn nằm trong thiểu số chỉ có một người. Cho nên phải có cam đảm đi một mình, đừng sợ ma. Nếu ta chia sẻ ‎y’ tưởng với các bạn, thì cũng chỉ có một số rất nhỏ có thể thấy được điều ta nói (vì tư tưởng mới lạ thường là thế). Lại nữa, trong môi trường chống “không giống ai” của văn hóa Việt, ta có thể lại càng cô đơn. Phải can đảm vả chấp nhận chuyện đó. Thiên tài thường phải lặn lội một mình. Những vẫn cứ chia sẻ ra ngoài, biết đâu hàng xóm thì không hiểu được, nhưng một người bạn bên kia quả địa cầu lại hiểu được.
Creativity3
6. Một phát mính mới không có nghĩa là một việc cực kỳ mới lạ và lớn lao, như… làm con đường đi bộ lên mặt trăng. Đại đa số phát minh trên thế giới chỉ là một tí cải tiến trên cái cũ. Ví dụ: Lon Coca Cola có đáy nhỏ hơn đầu, là một cải tiến nhỏ xíu, từ lon cũ đầu bằng đáy. Nhưng tiện nghi kinh tế của phát minh nhỏ xíu này lại rất lớn. Hầu hết tất cả các máy móc dụng cụ mà ta đang sử dụng là kết quả của cả trăm phát minh nhỏ trong nhiều năm dồn lại, chứ không phải 1 phát minh lớn.

7. Tư tuởng cần hành động mới trở thành hiện thực. Cho nên có ‎y’ tưởng rồi thì hãy tìm cách thực hiện nó.

8. Đừng lo thắng bại. Tất cả các thí nghiệm về tất cả mọi vấn đề, từ hóa học, đến IT, đến kinh tế, đến thương mãi, do bất kỳ ai làm, tại bất kỳ nơi nào trên thế giới, luôn luôn bị thất bại nhiều lần, rồi mới được thành công. Cho nên bạn sẽ phải hỏng nhiều lần trước khi thành. Nhưng bị hỏng là bước đường bắt buộc phải có trước khi thành. Hỏng là một đoạn đường có ổ gà trên toàn đoạn đường đi đến thành công. Không đi đoạn này thì không có đoạn sau. Người sợ hỏng là người không hiểu đời một tí nào cả, như là lái xe mà đòi đường không có ổ gà hay nước lụt hay chướng ngại gì đó.
creativity4
9. Ngày xưa ta cần sáng tạo để tìm ra giải pháp cho một vấn đề, để đáp ứng một nhu cầu của thị trường. Nói chung, ngày xưa sáng tạo là phản ứng. Ngày nay, ta sáng tạo không phải chỉ để đáp ứng nhu cầu có sẵn, mà là để tạo ra nhu cầu khi nhu cầu đó chưa có. Ví dụ: Những người tạo ra computer đã tạo ra cho chúng ta một nhu cầu, dù là mấy mươi năm trước đây, trước khi computer ra đời, chẳng ai cần computer cả. Điện thọai di động, lò vi sóng.. cũng thế. Tất cả đều là do các chuyên viên IT tạo ra nhu cầu.

Trong khung cảnh kinh tế thế giới ngày nay, nếu chỉ sáng tạo để đáp ứng một nhu cầu có sẵn, là ta đã đi lẹt đẹt đằng sau rất chậm. Ta phải đi trước, phải tạo ra nhu cầu khi nhu cầu chưa có. Ta phải mường tượng được thế giới đang đi về hướng nào, để sáng tạo ra giải pháp khi nhu cầu chưa kịp đến, vấn đề chưa kịp hiển lộ, và đa số người không ai biết tại sao ta làm thế.

10. Tất cả chúng ta cần biết rằng “sáng tạo” là yếu tố quyết định thắng hay bại, cho mỗi cá nhân ta, và cho tổ quốc ta trên chính trường và thương trường quốc tế. Đầu óc lờ đờ không tìm ra cái gì mới thì phải thua, càng nghĩ ra được nhiều cái mới ta càng thắng.

Tất cả hệ thống giáo dục, chính trị, kinh tế, xã hội của ta phải nhắm vào mục tiêu gia tăng mức sáng tạo mỗi cá nhân trong nước. Các hình thức bóp nghẹt sáng tạo phải được dẹp bỏ. Chúng ta là một quốc gia vô địch. Ta đã thắng những cường quốc mạnh nhất thế giới trong nhiều cuộc chiến. Hãy sống và làm việc như những người vô địch.

Chúc các bạn một ngày vui.

Mến,

Hoành

© copyright TDH, 2009
www.dotchuoinnon.com
Permission for non-commercial use