Thứ năm, 20 tháng 8 năm 2009

Bài hôm nay:

Các vũ điệu truyền thống Phi Luật Tân , Video, Nhạc Xanh, Văn Hóa, anh Trần Đình Hoành giới thiệu và nối link.

English Discussion, Poem: Người kể khan, anh Trần Đình Hoành.

Lấy kinh nghiệm từ ‎ý tưởng , Danh ngôn, song ngữ, chị Đặng Nguyễn Đông Vy dịch.

Vườn sách , Danh Ngôn, song ngữ, chị Phạm Kiêm Yến dịch.

Một mảnh nhỏ của thiên đường , Trà Đàm, Văn, chuyện phố, chị Đông Vy.

Nói chuyện thế nào? , Trà Đàm, anh Trần Đình Hoành.
.

Thông báo

* Phần thông tin về việc làm (jobs) sẽ theo sau phần Tin Sáng Quốc Nội.

* The postgraduate Masters course ‘URBAN DEVELOPMENT PLANNING’ addresses problems of rapid urbanization in newly industrializing nations and adequate responses to the issue arising from an interdisciplinary understanding. The detailed description can be found at http://www.vgu.vn/index.php?id=316. The application deadline is 22nd August 2009.

NEXT VGU INFO-DAY in Ho Chi Minh City:
Friday 21st August 2009, 06.00 p.m.
Palace Hotel, 56-66 Nguyen Hue, Q.1, HCMC
If you are interested please contact for further information:
info.vgu@gmail.com
.

Tin sáng quốc tế, anh Trần Đình Hoành tóm tắt và nối links.

Xe bom tấn công đoàn xe quân đội trước bầu cử tổng thống ở Afghanistan – 10 người chết và 50 ngựời bị thương (Đây là nước mới có luật “không sex, không ăn” cho các ông chồng xử các bà vợ).

Thị trưởng thành phố Changquing xin lỗi bố mẹ – vì đa số các trẻ em trong thành phố này bị nhiễm độc chì. Trước đó hàng trăm bố mẹ đã ào vào đập phá hãng kim loại đã gây ra ô nhiễm và độc tố, và đánh nhau với cảnh sát.
.

Tin sáng quốc nội, chị Thùy Dương tóm tắt và nối links.

Thế giới ước mơ của I-Robo – Chương trình I-Robo đang được giảng dạy ngoại khóa tại bốn trường ở TP.HCM, thu hút khá nhiều học trò.

Những nhà sáng chế không bằng cấp: Máy dệt chiếu “Phong Tran” – Niềm đam mê sáng tạo đã giúp Trần Văn Phong (ngụ tại thôn 7, xã Nga Liên, huyện Nga Sơn, Thanh Hóa) chế tạo thành công chiếc máy dệt chiếu, mở ra hướng phát triển mới đối với nghề sản xuất chiếu cói xuất khẩu.

Festival lúa gạo đầu tiên ở VN từ 26 – 30.11.2009 tại Hậu Giang – Bên cạnh triển lãm, hội thảo liên quan đến trồng và xuất khẩu lúa, festival sẽ tái hiện lại những nét văn hóa truyền thống lúa nước của ĐBSCL như đua ghe ngo, đờn ca tài tử, chợ nổi, ẩm thực Nam Bộ… Ngoài ra, festival còn trưng bày nét văn hóa lúa của miền Trung, Bắc và giao lưu văn hóa nghệ thuật với các nước nhằm quảng bá hình ảnh cánh đồng lúa VN ra thế giới.

Vòng chung kết cuộc thi quốc tế “Giải thưởng Stockholm về nước dành cho lứa tuổi học sinh (SJWP)” tại Stockholm – Thụy Điển – Ngày 19/8, 3 học sinh đại diện cho Việt Nam sẽ chính thức bước vào vòng chung kết.

Đã có kịch bản biến đổi khí hậu – Chiều 18-8, viện trưởng Viện Khoa học khí tượng thủy văn & môi trường Trần Thục cho biết các chuyên gia của Bộ Tài nguyên-môi trường vừa hoàn thành kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho VN.

Nhà khoa học – điệp viên Nguyễn Đình Ngọc – Trong lịch sử trăm năm giành lại nền độc lập và thống nhất đất nước, nhiều nhà khoa học thành đạt đã gác bỏ sự nghiệp, vinh hoa ở xứ người về nước dấn thân vào sự nghiệp lớn lao của dân tộc. Nhà khoa học, nhà tình báo Nguyễn Đình Ngọc cũng là một trường hợp như vậy.

Giảm giá vé tàu cho thí sinh trúng tuyển đại học, cao đẳng, THCN – Để tạo điều kiện cho thí sinh nhập học các trường ĐH, CĐ…, Tổng Cty Đường sắt Việt Nam giảm 10 phần trăm giá vé ngoài ra các thí sinh còn được mua thêm một vé giảm giá cho thân nhân đi cùng (nếu có) cho đến hết ngày 31/10.

Gặp người đưa robot lên Hỏa tinh – Cao lớn, điểm thêm mái tóc đuôi ngựa kiểu danh thủ Roberto Baggio, trông GS Anthony Lattanze (Đại học Carnegie Mellon – Mỹ) giống tài tử Hollywood hơn là vị giáo sư danh tiếng từng đưa robot lên Hỏa tinh cách đây năm năm. Trong những ngày lưu lại Việt Nam dự Festival Tin học Đà Nẵng 2009 diễn ra trung tuần tháng Tám, điều mà GS Lattanze quan tâm nhất là trình độ và khả năng về CNTT của SV Việt Nam.

Bà Rịa -Vũng Tàu: Mở tuyến dịch vụ vận tải biển đầu tiên đến Mỹ – Ngày 18/8, cảng quốc tế SP-SPA (Vũng Tàu) đón tàu Verrazano Bridge trọng tải hơn 54.500 DWT của hãng tàu K-line, bắt đầu khai mở dịch vụ trực tiếp từ Việt Nam đi miền Đông nước Mỹ.

‘Hoa vương’ hối hả làm việc thiện trước ngày nhường ngôi – “Còn hơn 2 tháng nữa trên cương vị Mister International 2008 với tôi là khoảng thời gian không còn nhiều, do đó tôi đang dồn mọi tâm sức của mình để làm được nhiều việc thiện cho người dân quê hương mình, càng nhiều càng tốt” – Hoa vương Nguyễn Tiến Đoàn chia sẻ.

Những lý do vì sao cần tái chế giấy tại Hội thảo Quản lý rác bao bì nhựa và giấy hôm 18/8.

Techmart Việt Nam ASEAN +3 diễn ra vào tháng 9 – Chiều 18/8, Ban tổ chức cho biết, đã có 734 gian hàng được đăng ký, trong đó có 43 gian hàng nước ngoài đến từ ASEAN, Nhật Bản, Trung Quốc, Đức…

Những “siêu cây cảnh” triệu đô Có một điều đáng quan tâm là những cây bạc tỷ, triệu đô-la ở Việt Nam lại không có nhiều giá trị với giới chơi cây cảnh ở Nhật Bản. Ngược lại, những cây cảnh được mua bán với giá hàng triệu đô-la của Nhật Bản, nơi chơi cây cảnh tinh túy nhất thế giới, cũng không gây cho các đại gia ở Việt Nam cảm xúc gì. Như vậy, cây đẹp hay không, có giá trị hay không còn tùy không những vào sở thích từng người mà tùy thuộc vào cả nền văn hoá dân tộc.

Vẻ đẹp Hà Giang mùa mưa
.

Jobs

Country Manager in Vietnam with HSCV

From: Annetta De Vet
Position: Country Manager

Background:

Humanitarian Services for Children of Vietnam (HSCV) is a grassroots NGO
based in Ha Noi, Vietnam. It is dedicated to serving orphans, homeless
children and other children in need in Vietnam by providing assistance
in the areas of food, shelter, clothing, health and education. Services
are provided directly to the children by HSCV or through local
Vietnamese child-based organizations addressing these needs.

Position Mission:

We are seeking an “entry to mid-level candidate” to lead team by
developing programs, allocating funds and overseeing Program operations.

Immediate Supervisor: Charles F. De Vet – President

Secondary Supervisors: HSCV Board of Directors

Location: Based in Hanoi

Duration of assignment: 1 year with the possibility of extension
(based on performance and funding capacity)

Scope of work and main responsibilities:

Office Management and Human Resource:

o Manage the office to promote a positive working environment
which functions effectively and efficiently within allocated
funding.
o Manage and recruit paid staff and volunteers
o Participate in training and performance evaluation of all
HSCV Team members.
o Work collaboratively with the President to develop and
implement HR policies and oversee their application.

Staff Management:

o Assist Programs Supervisor with overseeing staff duties to
ensure that project targets are consistently met with a
focus on organizational capacity building.

Program Management:

o Liaise and maintain positive working relationships with
local authorities, national and local hospitals, local
schools, service providers, families and children and
relevant agencies
o Assist in the creating program and project MOUs.
o Monitor all staff program activities and reports.
o Monitor project resources and expenditures so that programs
meet budgetary guidelines.
o Provide reports to the President and Board of Directors
regarding program operations, budget and staff performance,
as requested.
o Travel to project locations as required.

Program Development:

o Make recommendations for program development based on
information gathered from research and results from existing
programs.
o Create monitoring and evaluating systems for programs.
o Modify programs as needed
o Work in conjunction with the President to design, initiate
and develop new programs.

Fund Generating:

o Seek appropriate grants
o Work in conjunction with President to write grants
o Locate and work with volunteers to design and implement
annual fund raising event

Networking:

o Liaise with large donors and potential donors
o Attend networking events, such as Amcham events
o Have an active presence on online networking sites

Requirements:

o University degree with minimum 5 years of paid or volunteer
experience at a NGO
OR
o Masters in International Development or similar degree and 2
years paid or volunteer experience at a NGO
o Experience with program management and development a must.
o Experienced traveler and/or experienced living in a foreign
country a must
o Able to adapt to new cultures, experience in Asia a plus
o Be able to master popular computer software applications.
Website management capacity is an asset.
o Good interpersonal skill: ability to work with government
officials, media, and coworkers
o Effective problem solving skill and willing to take new
challenges in work, to learn and share experiences with
colleagues, partners and supervisor
o Be able to work under pressure and meet deadline
o Dynamic and highly motivated, able to manage complex sets of
tasks, and function independently.

Deadline of receiving applications is September 15^th ,
2009. All applicants should submit a cover letter, CV and 2
– 3 references to:

Charles F. De Vet at chuckdevet@hscv.org .
Only short listed candidates will be contacted.
.

Civil society and policy advocacy researcher / trainer

The Consultancy on Development (CODE) is an independent Vietnamese not for profit development research and consultant organisation. CODE is a professional organisation in Vietnam works in policy analysis, policy lobby and advocacy in the context of international integration of Vietnam.

Currently, CODE is working on the strengthening civil society capacity on policy analysis and advocacy in sustainable development. CODE is seeking working position as follow:

1. Position: Civil society and policy advocacy researcher / trainer
2. Number of posts: 01
3. Location: Hanoi and other provinces
4. Duration: 2 years with the renewable possibility

5. Main duties and responsibilities:
– Leading the research team on civil society in Vietnam;
– Participating in the civil society and policy advocacy training team: develop training manual, conducting training and advocacy advising for partners;
– Participating to develop strategic development planning of the organisation;

6. Requirements:
– Postgraduate on Development, Social Science, Law, International relation;
– At least 5 years experience on the development and related fields;
– Capability to conduct social science research and coordinating research team;
– Good communication, strong inter-personal relations, and training skills;
– Fluent English and good computer skills.
– Ability of working independent, modesty, polite and dedicated.

7. Salary: Competitive salary depends on ability and experiences.

Interested candidates should send a their letter of interests and full CV in English to code@codeinter.org before 17h30, Friday, 28 August 2009 or send application to:

Ms. Dinh Bich Thuy
Consultancy on Development (CODE)
Number 53, Vo Van Dung Street
Dong Da district – Ha Noi
Tel: 04.37711173 / 0976207757

Only the short-listed applicants will be contacted for interviews.

CODE is an equal opportunities employer
.

EMPLOYMENT OPPORTUNITIES IN PUBLIC HEALTH

FAMILY HEALTH INTERNATIONAL (FHI) is an international non-governmental organization that works with the Vietnam Ministry of Health, other national ministries, provincial health services, and local non-governmental organizations to promote the health and well-being of the Vietnamese population, particularly among vulnerable and disenfranchised groups. FHI is currently building the capacity of local organizations in HIV/AIDS prevention, care, and treatment; in clinical research for the development of vaccines and drugs for infectious diseases; and in laboratory technical capabilities.

We are currently seeking qualified, highly motivated Vietnamese national for the position of Executive Assistant in Hanoi. This new position will be responsible for providing administrative and management support to the Country Director.

Successful candidates will have the following abilities and qualifications:

• Education: BS/BA in Business Administration, Social Science or a related field
• Excellent written and oral communication skills in both Vietnamese and English
• Computer Literate: competence in using relevant software, including Microsoft Office Suite, internet, etc.
• Work Experience: At least 2 years experience or equivalent experience working as an Executive Assistant or in a similar position in an international environment.
• Familiarity with public health programs.
• Ability and enthusiasm to learn about new areas and willingness to contribute to a dynamic team

FHI offers a competitive salary and benefits package.

Please send detailed curriculum vitae and cover letter indicating the position you are applying for (in English), as well as copies of certificates/degrees and contact numbers, by August 31, 2009 to:

Human Resources Officer, Family Health International
3rd Floor, No. 1 Ba Trieu Street, Hoan Kiem District, Hanoi, Viet Nam
Email: recruitment@fhi.org.vn

To obtain a detailed job description for the position, please send your request to recruitment@fhi.org.vn.

Only short listed candidates will be invited for interviews.

Thank you very much

Pham Thanh Huong
Human Resources – Family Health International
No. 1 Ba Trieu, Hanoi
Tel: 3 934 8560
Fax: 3 934 8650
.

Bài hôm trước >>>

Chúc các bạn một ngày tươi hồng !

🙂 🙂 🙂 🙂 🙂

Đọt Chuối Non

Các vũ điệu truyền thống Phi Luật Tân

Chào các bạn,

Một trong những điểm đặc sắc của văn hóa Phi Luật Tân là các vũ điệu truyền thống. Vì có nhiều hải đảo với nhiều nhóm thổ dân khác nhau, cộng với ảnh hưởng Tây Ban Nha và Mỹ, Phi Luật Tân có cả trăm điệu vũ truyền thống, từ các vũ điệu thổ dân nguyên thủy, đến các vũ điệu mang nặng ảnh hưởng Tây Ban Nha.

Sau đây chúng ta sẽ xem qua một số vũ điệu này qua các video trên Youtube. Đa số các video này không có chất lượng cao về hình ảnh và âm thanh, tuy nhiên chúng cho ta một khái niệm rất rõ về vũ điệu.

Chúng ta sẽ có giải thích về ý nghĩa mỗi vũ điệu, ngay trước video.
.

Lulay là mjột điệu vũ quốc gia, với thay đổi nho nhỏ tùy theo vùng. Chúng ta có thể thấy ảnh hưởng quý phái của nhạc Valse Âu Châu trong vũ điệu này, và tiếng đàn mandolin.

.

Lawiswis Kawayan là vũ phổ thông của các vùng đảo Leyte and Samar. Các vũ công thường mặc trang phục như của các nông dân Visayan ở những vùng nà, đôi khi mày mè như nông dân trong các dịp lễ hội.

.

La Jota de Paragua. La jota là một loại vũ và hát trong truyền thống Tây Ban Nha. Paragua là tên cũ của tỉnh Palawan ngày nay. Điệu vũ ảnh có ảnh hưởng của Tây Ban Nha cổ điển (castillian) rất rõ rệt. Nhạc nền là nhạc Flamenco, dù là không chơi theo kiểu Flamenco guitar. Zapateados (bước chân), cubrados (cánh tay vòng), và Sevillana (áo quần rộng và nhiều giải ren, theo kiểu quý tộc của thue đo Seville cũ của Tây Ban Nha). Phụ nữ thướt tha với mantón (khăn quàng), và các ông or decorative shawl, trong khi các ông gõ nhịp với các phách nhịp (castanet) làm bằng tre.

Click vào đây để xem http://www.youtube.com/watch?v=Iw6gIi-BhhY

.

Jota de Maninela: Là một lọai Jota (hát và vũ truyền thống Tây Ban Nha) ở vùng Manilam, thư đô Phi Luật Tân hiện nay. Các phách nhịp bằng tre cũng được dùng (như trong nhạc Flamenco của Tây Ban Nha). Nhưng ta có thể nhận thấy ảnh hưởng của các vũ điệu truyền thống của Âu châu ở đây.


.

KATSUDORATAN điễn tả “cách đi” của các vương phi của bộ lạc Maranao, sống quanh Hồ Lanao. Điệu vũ này thường được các vương phi biễu diễn trong các dịp lễ lạy quan trọng.

.

Kappa Malong. Đay là vũ malong theo truyền thống Hồi giáo, của dân Maranao. Malong là một chiếc khăn rộng quấn quanh người thành chiếc áo của người phụ nữ. Điệu vũ này là để trình bày cách mặc Malong. Video sau đây có hai phần, phần đầu giải thích chi tiết vũ điệu, phần sau là phần biểu diễn.

.

Vũ singkil mranaw. Đây là vũ điệu đi qua các thanh tre nhịp nhàng nỗi tiếng của Phi Luật Tân, từ bộ lạc Maranao.

.

Vũ Janggay. Janggay hay ‘Igal Janggay là một loại vũ pangalay (múa ngón tay) của bộ lạcTausug ở vùng bán đảo Sulu. Đây là vũ điệu có tính cách Á châu nhất trong các vũ điệu Phi Luật Tân. Các chuyển động trong vũ điệu giống như chuyển động trong vũ thuật kontaw silat.

.

Vũ Lumba. Lumba có nghĩa là “trang trí” hay “trình bày.” Đây là dịp để cho các gia đình trong cộng đồng trìnhbày cờ quạt gia đình, gọi là pandala. Các pandala có thể có nhiều màu sắc và hình thù khác nhau tùy theo từng gia đình, mỗi pandala biểu hiện cho chức vị và thế lực của một gia đình. Trong vũ điệu này, vũ không phải là điều chính, mf cờ và gió là chính. Vũ công làm thế nào để cờ bay cho thật đẹp là việc chính.

Điệu vũ này thường dùng trong các dịp lễ hội vui, đám cưới, thăng chức trong hòang tộc, v.v…


.

Vũ Kabpagagani. Kabpagagani, còn gọi là kapag-ani, có nghĩa là “mùa gặt”. Đay là vũ điệu của bộ lạc Maguindanaos ở đảo Kipangol và đảo Sinumpalay. Họ là nông dân và vũ điệu này biểu hiện các hoat động trồng lúa, và gặt lúa, đập lúa, xay lúa, làm sạch ruộng cho mùa sau… Vũ điệu này thường biểu diễn vào mùa gặt, nhất là dịp nghĩ sau mùa gặt.

.

Vũ Lanceros de Tayabas là một điệu vũ từ vùng Tayabas, dùng trong các màn biểu diễn Komedya. Komedya là một lọai nhạc kịch của người Phi Luật Tân theo công giáo, nói về thánh chiến giữa Công giáo và Hồi giáo, dĩ nhiêm là với Công giáo chiến thắng và người Hồi giáo đổi đạo qua công giáo. Lanceros de Tayabas hàm ý các dũng sĩ (knights và lanciers) của vua Arthur của Anh, người hùng trong cuộc chiến chống Hồi giáo.

Click vào đây để xem http://www.youtube.com/watch?v=0X2v26grTHU

.

Vũ Tumahik là một loạii vũ chiến tranh (war dance) do đàn ông của bộlạc Yakan biểu diễn để luyện tập kỹ thuật chiến đấu. Vũ bộ thường theo các bộ của vũ thuật, như là đi bằng đầu gối, nhào lộn, đá cao…

.

Vũ Bulaklakan là một vũ điệu của người công giáo Phi Luật Tân thường biểu diễn trong ngày lễ thánh Santa Cruz de Mayo (Thánh Giá tháng Năm) dẫn đường đoàn rước kiệu.

.

Vũ Jota Cabangan là một cuộc tán tỉnh giữa nam nữ, ở vùng Cabangan, Zambales, và thường được biểu diễn bởi tân lang và tân nương trong ngày lễ tiệc ngay trước ngày cưới (gọi là ngày sinadag).

.

Vũ Pastores là vũ dịp lễ Giáng Sinh, thương là nói về cấu chuyện các mục đồng viếng thăm chúa Giêsu. Các “mục đồng” đi đến hát từng nhà (gọi là daygon). Các daygon thường ằng tiến Waray của Phi, nhưng có bài bằng tiếng Tây Ban Nhà trôn với tiếng thổ dân diglot. Vũ là một phần của dịp hò hát vui sướng này.

.

Vũ Sinakiki là một vũ điệu vui của đảo Rapu-Rapu, Albay. Thường biểu diễn trong các dịp lễ hội nhiều màu sắc của tộc dân này. Vũ điệu này biểu thị một chú gà trống theo đuổi nàng gà mái.

.

Vũ Kumakaret là một vũ điệu nói về việc tán tỉnh của dân vùng sasa, tình Dorungan, Pnagasinan, Dân vùng này làm rượu, giấm và kèn tuba.

.

Vũ La Jota là một jota (hát và vũ) của vùng Paoay, Ilocos Norte. Các vũ công ăn mặc như nông dân Ilocano của vùng này.


.

Vũ Banga hay Vũ Nồi (đất) là vũ của vùng núi Kalinga. Dân vùng này là chiến binh có tiếng. Các nồi đất mang trên đầu trong khi vũ và giữ thăng bằng, cũng như các cô làm thế khi đi múc nước hàng ngày.

English Discussion–Poem: Người kể khan

Dear everyone,
Edekekhan
Below is a very good poem from a young Ede school teacher named H’Triem Knul (which I’ve got from chị Linh Nga). Hope that you guys, especially the Daklak gang, will translate this into English (and I will help editing it), so that we will have a nice gift to the author.

To know more about kể khan, please read the VHTT article and the VietBao.vn article following the poem.

Have fun!

Hoanh
.

Người kể khan

Già đang khan
Già say lời kể
Người nghe say lời già
Già kể từ ngày trước
Ngày sau chưa hết lời
Trẻ em đến lúc buồn ngủ
Người lớn đến lúc mỏi lưng
Chỉ có già đau
Khi anh hùng của bài khan ngủ quên
edegirl. không bảo vệ nhà sàn của anh
Già bật tiếng khóc
Khi dân làng của người anh hùng bị bắt làm nô lệ
Giọng già như gió cuốn bụi bay
Giọng già như hổ gầm buổi tối
Giọng già như suối chảy đầu hôm
Già cao giọng giữa nhà
Trẻ em đến phải ngủ dậy mà nghe
Người lớn đến phải thẳng lưng mà nghe
Lời kể trở thành bài ca
Lời kể như hoa ban sớm
Người anh hùng của bài khan như vẫn còn sống
Người anh hùng của bài khan như chưa hề lầm lỗi
Con cháu của người luyến tiếc người không hết
Con cháu của người không trách người một lời
Giọng già kể không bớt bồi hồi
Giọng già kể càng lúc càng say
Chưa đến mùa rượu cần
Đã nghe nồng mùi men
Những anh hùng
Bởi già khan
Bất tử

H’Triem Knul

.

(TT&VH Cuối tuần) – “… Làng Đăk Rơwa bên bờ con sông Đak Bla hiền hòa của Kontum. Làng như một tổ chim nhỏ đậu trên một gành đá hơi nhô ra trên mặt sông ở đoạn này vừa duyên dáng như một cô gái lại vừa thư thái như một cụ già. Cả làng là một tiếng ngân dài nhẹ nhàng và sâu lắng của chính dòng sông kia và những cánh rừng kia, bên này và bên nọ con sông hiền hòa ấy. Nhà rông của làng, có lẽ vào loại nhà rông đẹp nhất hiện nay ở Kontum, cũng rất tài tình, nhỏ thôi nhưng không hiểu tại sao lại tạo cảm giác rất cao, bay bổng mà đằm chắc, mảnh mai và vững chãi. Chính trong ngôi nhà rông ấy tôi đã nghe già làng Đăk Rơwa hát kể sử thi…” (*)

Nhưng đấy là câu chuyện từ hơn 10 năm trước của nhà văn Nguyên Ngọc. Lần này dẫn chúng tôi về lại Kontum, ông bảo: “Còn mấy nghệ nhân hát kể sử thi hay lắm…”

Ngôi nhà rông nơi từng diễn ra những đêm kể khan
Có lẽ một trong những điều kỳ lạ nhất của văn hóa Tây Nguyên nhiều bí ẩn chính là sử thi. Người Êđê gọi đó là khan, người M’nông gọi là Ót Nrông, người Gia Lai gọi Hri, Bana gọi H’ăng mon, còn người Kinh gọi đó là trường ca. Một trong những bản trường ca tráng lệ nhất, gần như học sinh phổ thông nào cũng biết, ấy là Bài ca chàng Đam San – Khan Damsan, từng gây chấn động giới nghiên cứu folklore châu Âu khi nó được phát hiện và xuất bản lần đầu năm 1927 (người phát hiện và sưu tầm, dịch khan Damsan từ tiếng Êđê ra tiếng Pháp là viên Công sứ Pháp cai trị tại Đăk Lăk lúc bấy giờ, Léopold Sabatier.

Năm

1927 cuốn sách được xuất bản tại Paris, do Toàn quyền Pháp P.Pasquier và nhà văn Roland Dorgelès viết lời tựa). Lời ca của khan Damsan đến bây giờ vẫn có thể khiến chúng ta phải nghiêng mình kính nể về sự gợi cảm, sức tưởng tượng và bay bổng của từng con chữ. “Hãy đánh vang lên tiếng chiêng nhịp nhàng, hãy đánh thật êm, cho điệu nhạc vang xa khắp xứ. Hãy đánh lên, tiếng chiêng luồn qua dưới sàn nhà, dâng lên cao và thoát ra từ các xà trên mái nhà; cho con khỉ Hua quên cả nắm lấy cành cây; cho các ác thần và các phù thủy quên làm hại con người; cho con rắn mang bành cuộn mình trong hang phải bò ra nằm dài; cho con hươu phải dừng lại, lắng nghe; cho con thỏ phải ngồi yên dựng ngược tai lên; cho con hoẵng phải dừng lại, trương cổ ra mà quên cả gặm cỏ; cho tất cả đều chỉ còn có thể nghe đến tràn ngập tiếng chiêng nhịp nhàng của Damsan…”(**)

Được dự đoán ra đời vào khoảng thế kỷ 16, khi xã hội Tây Nguyên có những thay đổi lớn do các cuộc chiến tranh giữa các buôn làng và từng được so sánh với thần thoại Hy Lạp, sử thi Tây Nguyên cũng gắn liền với tên tuổi những anh hùng thần thoại của buôn làng Tây Nguyên như Đam San, Đăm Di, Xinh Nhã… Thậm chí sử thi Tây Nguyên còn được đánh giá là nhiều hơn hẳn thần thoại Hy Lạp về dung lượng, với hơn 200 bộ đã được sưu tầm, ghi chép; có những sử thi ngắn mà cũng có tới vài trăm câu, có những sử thi dài tới 30.000 câu, có thể xếp vào loại dung lượng lớn nhất trong văn học dân gian thế giới!

Nhưng sự kỳ diệu của sử thi Tây Nguyên so với nhiều sử thi dân gian các dân tộc khác, cũng giống như sự độc đáo của cồng chiêng Tây Nguyên (xem loạt Di sản văn hóa Tây Nguyên bài 3 và 4), là sức sống đương đại của nó trong các buôn làng: chiêng phải được đánh lên và khan phải được kể, được hát lên. Khan được kể trong những đêm đặc biệt ở nhà rông, với những nghi lễ cũng thật đặc biệt.

Và nhà rông với mái tôn (Ảnh: Trần Công Minh)
“… Đêm trong nhà rông, hầu như cả làng đều có mặt. Mấy ché rượu cần đã được mở. Từng nhóm quây quanh ché rượu. Cười nói lúc râm ran, lúc thì thào. Đủ mọi chuyện, chuyện có con thú lạ nào đó mới xuất hiện trong từng, tiếng kêu lạ, dấu chân lạ, hành tung cũng lạ. Con thú gì? Vì sao nó tìm đến rừng này? Hay một con thú quen không biết bỏ đi đâu lâu lắm rồi nay bỗng đột ngột trở về, đã có người gặp, điềm gì đây? Chuyện mùa tỉa lúa đã bắt đầu, những cơn mưa mong chờ sao còn chưa đến? Chuyện mắng mỏ và khuyên nhủ một cậu con trai mới lớn chưa biết ứng xử cho phải phép với người già. Cả chuyện ngoài Hà Nội vừa nghe được trên đài. Cả chuyện quốc tế nữa, bên Mỹ, bên Tàu… (kiểu này ngôn ngữ đương đại của người Kinh gọi là “tám”). Thỉnh thoảng một cô gái trong một nhóm ở cuối nhà rông bỗng đột ngột cất lên tiếng hát. Rồi tiếng hát chợt tắt, cũng như nó đã chợt bắt đầu… (một kiểu “hát với nhau”?). Nhưng, đến một lúc, có ai đó gõ mạnh mấy tiếng xuống mặt sàn, và như một dấu hiệu đã được thống nhất, các nhóm rải rác khắp nhà bỗng kéo nhau dồn hết về một chỗ: quanh bếp lửa ngay chính giữa nhà rông. Hóa ra nãy giờ nhân vật chính của đêm nay đã ngồi sẵn ở đấy: già làng. Và việc chính đêm nay bây giờ mới khởi sự: già làng sẽ kể sử thi!”.

Ông già gỡ chiếc ống điếu ra khỏi miệng và gõ nhẹ lên hòn đá dùng làm ông đầu rau ở bếp lửa. Tiếng gõ nhẹ nhưng rất âm vang. Im lặng. Ông cụ ngồi thẳng người, đằng hắng lấy giọng và bắt đầu hát. Giọng ông ngân nga, trầm bổng, một điệu nhạc đều đều, đôi khi hơi cất lên một thoảng, lại chùng xuống, đều đều, đến buồn tẻ, nhưng rồi bỗng đột ngột vút lên, cao vọi, đến ngút hơi, và cũng đột ngột như vậy, lại trầm xuống đến thì thầm…

Có kịch nữa. Lời đối thoại được hỗ trợ bằng chuyển động phong phú và liên tục trên khuôn mặt người kể, bằng cả động tác tay, có lúc toàn thân… Thỉnh thoảng ông cụ đứng hẳn dậy, bước đi và vung vẩy tay chân trong một không gian tưởng tượng” (*).

Giống như một giao hưởng, khan cũng có từng chương với những khoảng lặng khá dài. Và cũng giống như một vở kịch, với những nguyên tắc ước lệ rất cao. Một khan như già làng Đăk Rơwa đã kể, kéo dài qua nhiều đêm, có thể 10 đêm như vậy mới xong. “Có một nguyên tắc bất di bất dịch khi hát kể sử thi: đã bắt đầu một sử thi thì mười hay đến mấy chục đêm cũng không bao giờ được bỏ dở. Hết đêm trắng này qua đêm trắng khác, phải hát kể cho tận cùng, phải nghe theo cho đến tận cùng. Bởi, cũng như mọi con người ở trên trần gian và mọi vật trong vũ trụ vô biên này, các nhân vật trong sử thi cũng phải đi cho kỳ hết số phận của mình, không ai được dừng lại dang dở giữa chừng” (*). Nhưng hơn 10 năm đã qua rồi. Vâng, tất cả những câu chuyện kể trên là chuyện của 10 năm trước. Con đường mà hơn 160 năm trước, những nhà truyền giáo Pháp đầu tiên tìm lối lên Tây Nguyên muốn vượt qua phải mất nhiều tháng và nhiều người đã gục ngã, thì giờ đây chỉ mất hơn nửa ngày từ Đà Nẵng và khoảng một ngày đi xe từ TP.HCM. Mọi thứ lao nhanh với tốc độ khiến chính chúng ta cũng phải giật mình. Và cũng giống như mọi con người trên trần gian và mọi vật trong vũ trụ vô biên này, những đêm kể khan đang đi đến đến dấu chấm hết cho số phận của mình…

(*) Trích từ Những chiều kích của rừng – Nguyên Ngọc
(**) Trích Bài ca Chàng Đam San

Phạm Thị Thu Thủy

.

Người kể Khan kỳ lạ ở làng Ghè

Ở làng Ghè (xã Ia Dơk – Đức Cơ) có một người còn trẻ, chưa từng nghe một nghệ nhân nào kể Khan (trường ca, sử thi…) lại bỗng nhiên biết kể 10 Khan rất dài. Các nghệ nhân và dân làng chỉ còn biết gọi anh là “người Yàng”!

Trận ốm kỳ dị

Nguoi ke Khan ky la o lang Ghe
Rơmah Kim. Ảnh: Ngọc Tấn

Rơmah Kim không biết năm mình sinh, chỉ nhớ năm nay vừa tròn 30 mùa rẫy. Kim sinh ra tại làng Sung Kép – xã Ia Kla. Cha mất lúc Kim mới 10 tuổi. Anh chỉ có một em gái đang ở với mẹ.

Vào khoảng năm 1990 Kim lấy vợ. Vợ Kim là Keng – vốn là con của một người Kinh lưu lạc được ông Klit mang về nuôi. Lấy vợ được mấy tháng, Kim theo cánh thanh niên lên biên giới đãi vàng. Một hôm do sơ ý, Keng làm vỡ quả bầu đựng nước. Bị mẹ đánh đuổi, Keng xấu hổ bỏ nhà đi. Khi trở về Kim tìm vợ khắp nơi nhưng không thấy. Mãi sau này trong một lần đi rừng, Kim tình cờ nhìn thấy một bộ xương người. Nhờ chiếc còn lại của bộ xương mà Kim nhận ra đó chính là vợ mình. Năm 1992 Kim lấy vợ khác và về sống tại làng Ghè. Vợ chồng anh giờ đã có 5 con…

Nhìn tướng mạo Kim, khó ai nghĩ là anh là một con người đặc biệt. Kim cao dong dỏng, mái tóc xoăn tự nhiên khá đẹp; da hơi vàng do dấu tích của những trận sốt rét. Mắt Kim không hoạt nhưng khi suy nghĩ để trả lời một điều gì thì ánh lên những tia rất sắc. Kim hay chuyện và có vẻ sôi nổi dù vốn tiếng phổ thông không nhiều bởi Kim không được đi học và ít tiếp xúc với người Kinh…

Ở làng Súng Kép, Kim lớn lên như mọi đứa trẻ bình thường. Chẳng có gì đặc biệt nếu câu chuyện không bắt đầu từ một trận ốm kì lạ vào tuổi 15. Kim vẫn còn nhớ rất rõ, hôm ấy anh sang nhà người bà con ở xã B1 xin củ mì (sắn) về. Nồi mì bắc lên bếp vừa chín, bỗng Kim thấy hoa mắt rồi gục xuống. Qua một đêm vẫn thấy Kim bất động, người nhà tưởng Kim anh đã chết, liền trói heo để chuẩn bị đám ma thì tự nhiên Kim tỉnh lại.

Hai mắt anh đỏ ngầu, miệng lảm nhảm những gì không ai hiểu, Kim chạy khắp làng hùng hổ như tìm đánh ai. Rồi Kim vớ cái bao tải nhét đủ thứ giẻ rách, chổi cùn vắt lên vai chạy vào rừng. Mãi hôm sau, dân làng mới tìm thấy Kim đang ngồi lảm nhảm dưới một gốc cây to. Phải ba người đàn ông khỏe mạnh mới bắt nổi Kim đưa về nhà. Thêm một ngày nằm thiêm thiếp, cuối cùng Kim tỉnh lại và ăn uống bình thường.

Sau trận ốm kì dị đó tự dưng Kim thấy đầu mình như có ai vén sang một bên bức màn tối. Khan ở đâu tự dưng đầy ắp trong đầu Kim. Đầy nghi hoặc, Kim cố nhớ lại những gì đã xảy ra trong lúc ốm. Trong cái đêm mê man đó, Kim đã gặp một ông già. Đó là một người Jrai ăn vận theo lối xưa, bên mình mang một cây mác dài. Ông già dẫn Kim đi hết ngọn núi này đến con suối khác. Sau cùng hai người tới một ngôi làng xa lạ. Ở đó có một đám đông ăn mặc rất đẹp đang ngồi nghe một ông già kể Khan. Ông già bảo Kim ngồi nghe cho đến khi thuộc hết các Khan thì hai người trở về làng cũ. Rồi ông già biến mất…

Kim đem Khan Điêu H’lun kể cho tụi con nít trong làng nghe thử. Chúng nghe say sưa quên cả ăn. Chuyện Kim biết kể Khan lan ra từ đó.

“Người già chịu thua thôi!”

Sử thi, người Kinh gọi là trường ca, người Êđê gọi là khan, người Ba Na gọi là H””ăng mon, người Jarai gọi là H””Rih, người Mơ Nông gọi là Ốt nrông… đã ăn sâu, đã sống, đã phát triển hòa trong không gian sinh tồn ngàn đời của cư dân miền thượng và chính nó đã góp phần làm cho không gian ấy càng trở nên kỳ vĩ. Sử thi không chỉ là huyền thoại. Nó không chỉ tồn tại trong không gian tiền sử mà trường tồn trong đời sống tinh thần của các tộc người, của nhân loại bởi chính những giá trị thẩm mỹ lớn lao của nó. Sử thi là một loại hình nghệ thuật tổng hợp, là một kho tư liệu về các tộc người thời cổ xưa. Khơi nguồn sử thi chính là con đường tìm về thời tiền sử, tìm về những giá trị văn hóa đích thực của các dân tộc.

(Theo Uông Thái Biểu)

Rơmah Kim đã kể cho tôi nghe chuyện anh trở thành “người Yàng” một cách trung thực. Khó mà nghĩ được một con người quanh năm miệt mài với nương rẫy, ít khi bước chân ra khỏi làng lại bịa chuyện nhằm mục đích gì. Điều này càng được khẳng định khi tôi có dịp tìm hiểu qua các nghệ nhân.

Ở làng Súng Kép – nơi Rơmah Kim sinh ra và lớn lên có một người biết Kim rất rõ – đấy là ông Rơma Mloi. Mloi năm nay đã gần 60 tuổi, nguyên là bộ đội phục viên. Ông cho biết ở làng Súng Kép trước nay duy nhất chỉ một người biết kể Khan – đó là Rơmah Tơ (cha vợ ông). Nhờ cha vợ, Mloi cũng biết một số Khan nhưng những Khan này không giống những Khan Rơmah Kim biết. Hơn nữa Rơmah Tơ đã chết từ năm 1979, và ông cũng chưa thấy Kim nghe ông già kể Khan bao giờ.

“Việc Kim nghe rồi bắt chước người già ở làng là không có. Lúc đó nó còn nhỏ, làm gì đủ trí khôn để nhớ. Còn chuyện nó biết nhiều Khan là thật. Thằng Chel với bọn thanh niên ở làng này đã nghe nó kể lúc đi đào vàng. Nó kể hay đến mức lũ thằng Chel bảo nó cứ ở nhà không phải đi làm, tối cứ khan cho chúng nó nghe là được… Mình nghĩ nó không có tài phép gì đâu, do cái đầu nó mà ra cả thôi”Ông Mloi nói.

Như vậy khả năng còn lại là Rơmah Kim học Khan từ những nghệ nhân bên làng vợ hoặc các làng khác? Thế nhưng điều nghi vấn đầu tiên của tôi đã bị loại trừ khi gặp trưởng thôn Rơlanh Luinh. Ông cho biết làng Ghè trước nay không có ai biết kể Khan. Hơn nữa khi Kim về sống với vợ thì đã biết kể Khan rồi. Hỏi thêm ông Luinh tôi được biết cả vùng này trước nay chỉ có ông Rơmah Jam ở làng Do là biết khan. Ông Jam cũng đã từng nghe Kim kể Khan và biết khá nhiều điều thú vị về Kim.

Ông Jam năm nay đã 75 tuổi, được coi là “cán bộ Cách mạng lão thành” của xã. Nghe hỏi về Kim, ông tỏ vẻ rất thú vị và nói ngay những điều mình nghĩ: “Việc thằng Kim tự nhiên biết Khan như thế, cả đời mình chưa thấy mà cũng chưa nghe ông bà nói bao giờ. Còn tại sao thì mình chịu. Mình chỉ biết sự thật là nó khan rất hay. So với nó thì mình thua xa!”

Là một nghệ nhân có tiếng nhưng ông Jam cũng chỉ biết có bốn Khan (đã được sưu tầm và lưu giữ tại Viện NCVHDG). Ông Jam không giấu nổi sự khâm phục của mình với Kim, và dường như trong tâm tưởng ông cũng tin là Kim có “Yang” thật. – “Những nghệ nhân bình thường như mình, do học từ miệng người khác nên giỏi lắm cũng chỉ nhớ được các Khan ngắn hoặc nhớ không trọn vẹn; khi kể có thể bị vấp. Trong khi thằng Kim có những Khan dài kể tới 2 ngày 2 đêm mới hết. Mà nó kể rất mạch lạc, rất hay, không vấp váp – cứ như là nước mạch ngầm chảy ra!”

Sử thi Tây Nguyên ra đời khi con người chưa có chữ viết. Nó được lưu truyền chỉ nhờ vào khả năng nhớ, diễn và kể của các nghệ nhân. Sử thi Tây Nguyên có không gian sống chủ yếu bên bếp lửa dưới mái nhà rông. Người kể sử thi kể từ đêm này qua đêm khác, người nghe cũng vậy. Nếu ai đã cùng người Tây Nguyên dự một đêm khan sẽ thấu hiểu nỗi đam mê của cư dân bản địa với khan.

(Theo Uông Thái Biểu)

…Đến đây thì xem như sự hoài nghi của tôi về việc Kim học Khan từ một nghệ nhân nào đó trong vùng đã không có cơ sở. Tôi nghĩ đại thể Kim tự dưng biết nhiều Khan cũng tương tự như những hiện tượng mà khoa học đã nói tới: có người không may bị điện giật hay sét đánh, lúc sống dậy quên hết tiếng mẹ đẻ và tự dưng nói được những ngoại ngữ mà mình chưa hề biết.

Theo GS.TS Phan Đăng Nhật thì Rơmah Kim là hiện tượng mà các nhà khoa học nước ngoài gọi là “những yếu tố Shaman trong sử thi”. Những yếu tố Shaman có thể tìm thấy trong sử thi viết của nhiều nước trên thế giới cũng như trong sử thi của nhiều nền văn hóa không có chữ viết ở phương Bắc”. Hiểu một cách đơn giản, nó tương tự như hiện tượng người bị “ốp đồng” sau những biến động về tâm – sinh lý…

“Yang cho mình, mình phải cho lại dân làng”

Dù được mọi người cho là “người Yàng” nhưng Rơmah Kim không nghĩ như vậy. Trái lại anh còn tỏ vẻ không thích khi có người tò mò muốn biết chuyện đời mình. Ở làng Ghè, Kim vẫn sống một cuộc sống bình thường như mọi người: ngày lên rẫy, tối về với vợ con. Kim không mấy khi đi đâu nếu không có người mời anh đi kể Khan cho một đám cưới hay đám ma nào đó.

Kim cho biết hiện anh đang thuộc 10 Khan. Dài nhất là Điêu H”Lun và Nhuốt – Nhoang. Mỗi Khan phải kể tới 2 ngày đêm mới hết. Các Khan còn lại đều có độ dài 1 đêm. Hiện nay tên Rơmah Kim khắp vùng ai cũng biết, bởi vậy người mời anh đi kể Khan ngày càng nhiều.

Này đây là người kể khan. Giọng ông lên bổng, xuống trầm, rồi ông hú, ông hét, ông hát, ông giả giọng của tất cả các nhân vật có trong câu chuyện. Ông bắt chước tiếng chim hót, suối chảy, cọp gầm, mang tác, tiêng khiên đao va nhau, tiếng mũi tên lướt vèo trong gió… Này đây là người nghe khan. Lúc thì tất cả mọi người nghệt mặt ra thẫn thờ; lúc thì bi thảm, xót thương; lúc thì cười lăn cười bò; lúc lại cùng ồ lên ngạc nhiên hoặc phẫn nộ. Cứ như thế sáng theo ngọn lửa, khan kéo dài từ đêm này qua đêm khác.

(Theo Uông Thái Biểu)

Với đồng bào dân tộc, kể khan, đánh chiêng hay đẽo tượng nhà mồ đều không phải là nghề kiếm sống, nó không mang lại lợi ích vật chất nào cho người biết. Bởi vậy Rơmah Kim không bao giờ đòi hỏi gì, ngược lại mỗi lần nhận lời đi kể khan cho ai là một lần Kim phải tốn kém vì phải làm lễ tạ ơn Yàng theo lệ tục. Lễ vật cho mỗi lần thường là một con gà, một ghè rượu. Kim tự mình cúng lễ. Anh gọi tên ông già Glung, cảm ơn ông đã dạy cho mình kể Khan; xin ông phù hộ cho mình và dân làng mạnh khỏe… Ngoài Kim không ai biết đến điều kì dị này: mỗi lần kể Khan Kim đều thấy ông già Glung đến ngồi cạnh. Ông luôn nhắc Kim kể cho đúng, cho hay – nhất là không được bỏ dở nửa chừng. Bởi vậy nếu vì một lý do nào đó mà kể dở thì Kim phải mổ gà làm lễ tạ.

Mỗi đêm Kim kể Khan thật sự là một đêm hội làng. Nhà Kim nghèo, vợ chồng quanh năm vất vả mà vẫn thiếu ăn, có năm thiếu tới bốn tháng. Nhưng mỗi lần thấy bà con kéo đến nghe say sưa là Kim quên hết. Làng Kim không có người quậy phá, ai cũng chăm chỉ làm ăn; biết giữ những gì ông bà để lại – có ai biết một phần cũng là nhờ những đêm trắng nghe Kim kể Khan.

Cách đây ít lâu, Kim vừa đau một trận nặng, phải đi điều trị tận bệnh viện tỉnh. Trong cơn mê sự việc lại tái diễn y như 15 năm trước, chỉ khác lần này Kim không mộng du và chỉ biết thêm 1 Khan. Tôi gặng hỏi nhiều lần nhưng Kim bảo anh phải làm lễ tạ ông già Glung đã mới tiết lộ được.

Lại thêm một chi tiết kì lạ nữa về con người này! Nhưng thôi, điều đó có lẽ nên giành cho các nhà khoa học. Với tôi, những đêm khan của Kim phục vụ dân làng mới đích thực là ý nghĩa!

  • Ngọc Tấn

Việt Báo // <![CDATA[// (Theo_VietNamNet)

Một mảnh nhỏ của thiên đường

    Ngồi trong bóng râm vào một ngày nắng đẹp và nhìn ngắm cây cỏ xanh tươi là sự tĩnh dưỡng hoàn hảo nhất.

    (Jane Austen)

Khi tình cờ nhìn thấy cây liễu xanh rủ xuống những chùm bông đỏ trong vườn một biệt thự ở Phú Nhuận, tôi đã muốn sau này xây nhà xong, tôi sẽ trồng một cây liễu trước sân. Vẻ mong manh của nó sẽ hợp với mảnh sân nhỏ xíu. Nhưng chợt nhớ câu “đông đào tây liễu”. Nên thôi.

“Liễu mùa xuân xanh mơn mởn nhưng xin đừng trồng liễu trong vườn nhà. Cũng như chớ kết giao với hạng người khinh bạc. Dương liễu xum xuê đấy nhưng không chịu nổi trận gió đầu thu, khác nào người khinh bạc dễ nhạt mối giao tình. Liễu kia còn thắm lại lúc xuân về chứ người khinh bạc một đi không hề trở lại.”(*)
Tiny White Cottage
Vậy là phải tìm một loại cây khác cho mảnh sân của tôi. Một mảnh sân nhỏ chừng sáu mét vuông ở trước nhà, và một mảnh nhỏ hơn nữa ở góc giếng trời phía sau. Đó là chưa kể sân thượng. Chồng tôi bảo: “Nhà mình không đủ chỗ cho một mảnh vườn thật sự, nhưng ba khoảng xanh đó tùy em định liệu, trồng gì cũng được!”

Với những công chức bình thường, không áp phe, không chứng khoán, đủ tiền xây một cái nhà riêng tư ở Sài Gòn là đã nhiều cố gắng, nói chi đến vườn. Trong tâm trí nhiều người dân thành thị, vườn chỉ còn là một ký ức, một nỗi nhớ, êm đềm và xa xôi như nỗi nhớ nhà. Nên chi một mảnh sân bé tí cũng đủ làm tôi mãn nguyện.

Đầu tiên, tôi muốn trồng ở sân trước một cây xanh, để che bớt nắng vì nhà nằm hướng Tây Bắc. Tôi cũng thích những cây có hoa như cây bò cạp nước rủ từng chùm màu vàng mơ thỉnh thoảng bắt gặp ở Sài Gòn. Nhưng cây ấy thì lớn quá. Chồng tôi thích trồng cây ăn trái, như mận chẳng hạn để nhớ thời thơ ấu leo trèo. Nhưng mận là giống rễ ngang nên sẽ làm hư sân nhà.

Hay là trồng dây leo, cho nó leo từ cổng lên tường. Nhưng đừng là Sử quân tử, vì nó gợi nhớ thời đi học, căn gác trọ tôi ở nằm giáp một bờ tường phủ đầy sử quân tử. Đêm đêm, những ngọn gió lùa vào cửa sổ mang theo một mùi thơm nồng nàn đến nhức đầu khiến tôi không thể nào học được. Tôi thích loài hồng leo thường mọc bên tường nhà, trổ hoa thành từng chùm dịu dàng ở Đà Lạt. Nhưng thời tiết Sài Gòn rất khó trồng. Hay là hoa Đăng tiêu, vì đó là loài ưa nắng, không kén đất, dễ trồng. Những chùm hoa màu cam sẽ làm sáng rực một góc sân…

Dù rằng nhà vẫn còn chưa xây, và dù đó chỉ là những khoảng xanh nhỏ xíu thôi, nhưng thật nhiều toan tính, nhiều đo đếm cân đong. Mắt chồng tôi sáng ngời khi nói về những mảng tường mà anh sẽ được trang trí, còn giọng tôi thì vô cùng sôi nổi khi nói về những loài cây và dây leo. Hạnh phúc như thể chúng tôi sẽ xây dựng, không phải một ngôi nhà phố hẹp, mà là …một mảnh nhỏ của thiên đường.
frontyard1
Đã sống qua những năm tháng …không vườn, tôi chợt hiểu vì sao trong hình dung của con người từ thuở ban sơ cho đến tận bây giờ, thiên đường chưa bao giờ thiếu cỏ cây. Tôi cũng đồng cảm với Jared Diamond hơn khi ông phải viết những bộ sách đồ sộ như “Sụp đổ” hay “Súng, vi trùng và thép” với ngồn ngộn cứ liệu và bằng chứng chỉ để thuyết minh một điều đơn giản: sự tàn lụi hay phát triển rực rỡ của các nền văn minh phụ thuộc rất nhiều vào môi trường tự nhiên, và để kêu gọi xã hội loài người nhớ một điều tưởng chừng phải là bản năng: hãy bảo vệ thiên nhiên trong quá trình phát triển, hãy bảo vệ nguồn sinh khí của trái đất này.

Đôi khi, chúng ta nghĩ về con người như một hệ vật thứ ba, ngoài thực vật và động vật. Chúng ta quên mất mình– đối với tự nhiên thì cũng giống như các loài động vật khác – cần cây cối như một sự cộng sinh. Chúng ta quên rằng mình là những Achilles – con của Đất – từ trong vô thức, vươn đến bầu trời với tất cả khát vọng, nhưng đồng thời, khi rời khỏi mặt đất cũng là lúc chúng ta cũng trở nên nhiều hoang mang và dễ tổn thương hơn.

Danh ngôn có câu “Trái tim con người khi rời xa thiên nhiên sẽ trở nên khô cứng”. Vì vậy, tôi sẽ trồng cây trong vườn nhà mình. Không thể là liễu rủ thì sẽ là bông giấy. Không thể là cây lớn thì sẽ là cây nhỏ. Không thể là cây nhỏ thì sẽ là dây leo. Không thể là dây leo thì sẽ là cỏ dại. Bởi vì nhà thơ Walt Whitman đã tin rằng “một lá cỏ cũng không nhỏ nhoi hơn hành trình của những vì sao”. Và còn bởi, một ngôi nhà nhỏ nuôi dưỡng trong nó một gia đình hạnh phúc, đó cũng là một mảnh thiên đường.

Mà thiên đường thì không thể thiếu cỏ cây.

Đông vy
———————————————-

*trích truyện Hẹn Mùa Hoa Cúc của Ueda Akinari (Nguyễn Nam Trân dịch).

(Tạp chí Nội thất – số 38, ra ngày 15.05.07)

Nói chuyện thế nào ?

Chào các bạn,

Kể từ hôm nay chúng ta sẽ khai triển sâu từ từ, làm thế nào xây dựng vòng ảnh hưởng của ta lớn rộng và chắc chắn. Từ nhỏ tới lớn chắc chẳng mấy khi ta được học lớp về nói chuyện. Lúc bắt đầu bập bẹ một hai chữ… ba… ma… là bắt đầu nói chuyện với mẹ. Rồi từ đó về sau là nói chuyện tự nhiên với mọi người, từ bố mẹ anh em đến thầy cô bạn bè. Thỉnh thoảng có học được một tí vể ăn nói cho lễ độ tế nhị, nhưng đó chỉ là một vài cách thưa hỏi, chứ chẳng có lớp nào dạy ta nói chuyện cả.
conversation1
Nhưng đó mới chính là vấn đề. Đi thì ai cũng biết đi, chẳng có lớp dạy đi. Nhưng sự thật là con nhà võ phải học đi rất kỹ, và vì vậy đi như con nhà võ thì rất chắc chắn, khó bị ngã. Ăn thì chẳng có lớp dạy ăn, nhưng ăn như thiền sư “ăn chính niệm” thì tốt cho sức khỏe hơn 10 lần. Ngày xưa đi sinh con thì đi, nhưng học thì không có lớp. Ngày nay cả bố lẫn mẹ đều học lớp “sinh con” để công việc “đi biển” của phụ nữ trôi chảy hơn và có được người bạn đường chia sẻ.

Vậy thì, ta cũng cần phải học nói chuyện. Nhưng, tại sao lại phải học? Nếu không học thì có hại gì? Từ nhỏ tới lớn tôi nói chuyện một ngày 24 tiếng (nói quên ăn quên ngủ :-)) có sao đâu?

Nếu ta không học nói, thì cách nói chuyện chỉ là biểu hiên tự nhiên của cá tính (do bẩm sinh và thói quen nhờ giáo dục gia đình), và như vậy là hên xui may rủi. Có người thì nói chuyện ai cũng thương, có người thì ai cũng ghét, đa số chúng ta thì thường khi nói chuyện xong mới thấy là có những điều mình đã không nên nói, hoặc là những cách nói mình đã không nên dùng… Nói chung là vì ta không thuần thục kỹ năng nói chuyện, cho nên chất lượng nói chuyện tùy thuộc nhiều vào hên xui may rủi, tùy theo hôm đó ra ngõ có gặp… trai… hay không.

Vậy thì ta cần nghiên cứu học hỏi để có thể kiểm soát và thuần thục kỹ năng nói chuyện hơn. Và vì nói chuyện là kỹ năng ăn nói chính—truớc cả nói trước đám đông, trước cả phỏng vấn tìm việc, trước cả giảng bài—cho nên nói chuyện là kỹ năng mẹ đẻ của tất cả các kỹ năng nói khác. Học cách nói chuyện là học căn bản nói cho tất cả các kỹ năng nói khác.

Nói đến nói chuyện, chúng ta dễ bị đi lạc vào cả một rừng qui luật, như là phải khiêm tốn, phải nhỏ nhẹ, phải thành thật, phải thấu hiểu, v.v… Rất dễ bị hỗn độn trong đầu và bị lạc vòng vòng. Cho nên, chúng ta sẽ dùng một cách khác, giản dị hơn và hiệu quả hơn. Chúng ta sẽ chú trọng vào vài điểm chính, từ đó mọi điều tốt khác sẽ tự động nảy sinh.

I. Mục đích của nói chuyện: Xưa nay chẳng mấy người trong chúng ta nghĩ đến mục đích của nói chuyện. Gặp bạn là nói, cả tiếng đồng hồ, hết giờ thì bye-bye ra vể. Vậy thôi.

Nhưng nếu nghĩ lại kỹ một tí thì nói chuyện là chia sẻ. Chia sẻ gì thì chưa cần biết. Nhưng chắc chắn là nói là để chia sẻ–thông tin, ‎sở thích, tình cảm, kiến thức…

Mà muốn chia sẻ thì mình phải hiểu người kia. Càng hiểu sâu hiểu kỹ, càng chia sẻ tốt. Ví dụ hai màn đối thoại sau đây:

— “Buồn quá ghé nhà bồ chơi.”
“Buồn gì vậy?”

— “Buồn quá ghé nhà bồ chơi.”
“Ừ qua đi. Để mình chạy ra tiệm tạp hóa đầu ngõ mua vài trái xoài nhâm nhi.”

Dù rằng chẳng ai biết chuyện gì đã xảy ra, ai cũng có thể thấy được người bạn trong ví dụ thứ hai có vẻ nhậy cảm và hiểu bạn mình hơn người trong ví dụ 1 rất nhiều.
conversation2
II. Vì vậy, quy luật nói chuyện thứ 2, là phải lắng nghe, vì chỉ có lắng nghe mới hiểu biết để chia sẻ.

Đây là qui luật thực hành đầu tiên. (Quy luật số một bên trên là mục tiêu trong tư tưởng). Và qui luật lắng nghe này trái ngược lại với đa số chúng ta. Chúng ta thường thường dùng nói chuyện để trình bày ý kiến của mình (“Thằng cha đó xí trai dã man tàn bạo”), hay sở thích (“Tôi thích nhạc rock hơn nhạc cổ điển), hay kiến thức (Decartes là cha đẻ của tam đọan luận). Nhưng đó chỉ là một chiều, và là chiều thứ hai. Chiều đầu là chiều lắng nghe, vì nếu không lắng nghe thì ta cũng nói không hiệu quả. Phải lắng nghe trước khi nói.

Cho nên phải mang “lắng nghe” về vị trí đầu trong “nói chuyện.”

Nhưng, lắng nghe bằng cách nào?

    1. Tâm niệm: “Tôi muốn thực sự hiểu được bạn tôi đang nghĩ gì, đang cảm xúc gì. Và tôi chỉ có thể hiểu được, nếu tôi lắng nghe và quan sát.”

    2. Tĩnh lặng: Ồn ào thì không lắng nghe được.

      Tĩnh lặng tức là không nói nhiều, nhất là nói ra ‎ ý kiến của mình khi không cần nói. Ví dụ:

      “Biết ông Hảo dạy toán không?”
      “Cái ông hắc quẩy kiêu căng đó ai mà không biết.”

      Câu trả lời này có thể đã cắt ngang vĩnh viễn một cuộc nói chuyện quan trọng và sâu sắc như sau:

      “Biết ông Hảo dạy toán không?”
      “Biết.”
      “Mày biết tao làm sao không?”
      “Không. Nói đi. Tao nghe.”
      “Tao có bầu với ổng…”

      Tĩnh lặng là không suy nghĩ lung tung trong đầu trong khi nghe. Chỉ nên chú tâm vào việc nghe mà thôi. Ví dụ:

      “Hôm nay trời thấy buồn quá.”
      (Nghĩ thầm: “Anh chàng này chắc lại đang thất tình cô nào đây”)

      Đừng nên suy nghĩ và phán đoán trong khi nghe như thế. Chỉ nghe vởi một qủa tim tĩnh tặng, không phán đoán, không thành kiến.
      conversation3
      Tĩnh lặng là không xung phong “cố vấn” khi chưa được hỏi. Ví dụ:

      “Bỏ thì thương, vương thì tội. Chẳng biết làm sao bây giờ.”

      Đây không phải là câu xin ‎‎y’ kiến cố vấn (như các ông thường hiểu lầm), mà chỉ là một lời tâm sự. Cách trả lời hay nhất là một chữ “Ừ.”

    3. Lắng nghe là nghe từng chữ cho kỹ.

    4. Lắng nghe là nghe cả “âm hưởng” của mỗi chữ.

    — Vân tốc nhanh hay chậm?
    — Mỗi từ nghe như pháo nổ, hay như là chinh phụ ngâm khúc?
    — Đang nói bình thường, tự nhiên chậm lại, hay đổi giọng … tức là có nhiều uẩn khúc bên trong.

    5. Lắng nghe là nghe cả “âm thanh của tĩnh lặng” (the sound of silence)

    Một quảng lặng yên có thể nói đến một tâm tư trĩu nặng rõ ràng hơn là nghìn câu nói. Thông thường, chúng ta sợ yên lặng, cho nên hay phá những quảng lặng như vậy bằng cách nói năng lung tung. Đừng làm thế. Hãy lặng yên và nghe lời nói của yên lặng.

    6. Lắng nghe là nghe cả “ngôn ngữ thân thể.” Dáng đi, cách ngồi, cách đứng… có thể nói lên rất nhiều cảm xúc trong lòng.

    7. Lắng nghe là nhẹ nhàng khuyến khích người kia nói tiếp, bằng gật đầu đồng y’, hay “ừ” “vâng” “dạ”, hay lập lại các tĩnh từ người kia mới nói “Ừ, buồn thật”, “Ừ, khó thật.”

    8. Lắng nghe là lắng nghe. Lắng nghe không có nghĩa là bạn phải cho y’ kiến, cho cố vấn, cho phán đóan, hay làm gì đó. Khi người kia cần y’ kiến, họ sẽ hỏi y’ kiến bạn, lúc đó hãy nói. Bằng không thì bạn chỉ cần lắng nghe, vậy là đủ cho cuộc nói chuyện rồi.

III. Chia sẻ thường có nghĩa là chia sẻ đồng ‎ý. Cho nên khi nói chuyện nên nói về các điểm đồng y’. Các điểm bất đồng , nếu không có lý do quan trọng thực sự phải bàn đến, thì chẳng việc gì phải lôi nó ta. Có nhiều người chỉ thích lôi những điểm bất đồng ra nói. Sao vậy?

IV. Chia sẻ không phải là một hành động tri thức, mà là một hành động tình cảm. Ngay cả khi người ta chia sẻ tri thức, ví dụ “Mình post bài giải toán này đề chia sẻ với các bạn,” dù tóan là tri thức, thì chia sẻ tri thức toán là hành động tình cảm để chia sẻ với những người mình yêu qu‎y’. Cũng như chia sẻ một quả cam–dù quả cam là thực phẩm thì việc chia sẻ quả cam cũng là hành động tình cảm.

Vì vậy, hãy đặt con tim vào việc chia sẻ khi nói chuyện. Dùng con tim để sống chí tâm, chí thành, chí tình.

Chúc các bạn một ngày vui.

Hoành