Tin sáng quốc tế, anh Trần Đình Hoành tóm tắt và nối links.
Cory Aquino, nguyên tổng thống Phi Luật Tân, qua đời, thọ 76 tuổi – Cory Aquino, nội trợ, bị đẩy vào chính trường khi công của bà là Thượng nghĩ sĩ Benigno “Ninoy” Aquino bị ám sát khi ông dự định tranh cử tổng thống, chống tổng thống độc tài Marcos. Ninoy đã bị giam 7 năm trước đó. Sau khi Ninoy qua đời, Cory nói: Điều quan trọng là chồng tôi không chết uổng công và sự hy sinh của chồng tôi chắc chắn đánh thức người Phi Luật Tân khỏi trì trệ và thờ ơ.” Bà thắng cử tổng thống năm 1986. Bà đã bị bệnh ung thư trực tràng cả năm qua.
Chó đi lạc, tìm lại được 9 năm sau, cách nhà gần 2.000km – Chú chó Muffy tử nhà bị lạc mất. Các điều tra viên điều tra một vụ “tàn nhẫn” với thú vật tuần rồi, vì Muffy nằm ngủ trên một miếng thùng giấy ngoài của nhà dân, ỏ Melbourne, Úc. Hóa ra chú đã lạc mất 9 năm trước, cách đó 2 ngàn km.
.
Tin sáng quốc nội, chị Thùy Dương tóm tắt và nối links.
Giáo dục để thành nhân – Hai chữ thành nhân, theo cách tác giả J. Donald Walters trình bày trong sách, đòi hỏi “thực hành một hệ thống giáo dục chuẩn bị cho trẻ em có bản lĩnh đối đầu với những thử thách của cuộc sống, chứ không chỉ giúp trẻ có được việc làm hoặc thực hiện những đeo đuổi về mặt trí tuệ”, và “toàn bộ cuộc sống là giáo dục, một nền giáo dục không chỉ giới hạn trong những năm tháng đến trường”. Đó cũng chính là mục đích của tác phẩm được các chuyên gia giáo dục của Mỹ đánh giá là “hiện tượng sư phạm hiếm có” này.
Tình yêu Việt – Áo nâng đỡ trẻ bất hạnh – Lên thăm Tịnh Trúc gia, một trung tâm của Hiệp hội Eurasia được xây dựng ở Huế, mới thấy hết tấm lòng của ông bà dành cho những người khuyết tật. Đây là một trung tâm nội trú gồm những xưởng hướng nghiệp cho thanh thiếu niên khuyết tật, đồng thời cũng là nơi đào tạo các giáo viên chuyên biệt. Bên cạnh đó, trung tâm còn phát triển một vườn rau sinh học để qua đó khuyến khích bảo vệ môi trường và thân thiện với thiên nhiên.
Độc đáo cầu ngói Thanh Toàn – Cùng với cầu Chùa – Hội An, cầu ngói Thanh Toàn với kiến trúc “Thượng gia hạ kiều” (trên nhà, dưới cầu) là một di tích kiến trúc cổ, có giá trị về mặt lịch sử, văn hoá.
Nora Taylor: May mắn vì đến Việt Nam – Nora Annesley Taylor- giáo sư lịch sử nghệ thuật chuyên về Việt Nam tại Học viện Nghệ thuật Chicago (Mỹ) và cuộc nói chuyện về nghệ thuật trình diễn Việt Nam tại trụ sở của Quỹ Đông Sơn Ngày Nay.
Đại hội võ thuật châu Á lần 1-2009 – Asian Martial Arts Games (Đại hội Võ thuật châu Á) lần thứ nhất sẽ khai mạc tại Bangkok (Thái Lan) vào ngày 1/8 và kéo dài trong chín ngày với sự tham dự của gần 900 VĐV của 45 quốc gia và vùng lãnh thổ, tranh 112 bộ huy chương của chín môn thi đấu: Judo, Jujitsu, Karate, Kickboxing, Kurash, Muay, Pencak Silat, Taekwondo và Wushu/Kungfu.
Những chợ phiên đặc biệt – Chương trình chợ phiên ra đời được hơn năm năm, trong đó các Đoàn khối đã gắn bó với chợ phiên nhất là Tổng Cty Thương mại Sài Gòn, Cty Bến Thành, Tổng Cty Văn hóa Sài Gòn… Chợ phiên có mặt từ Đắc Nông qua miền Tây, miền Đông đem lại hàng ngàn mặt hàng giảm giá cho mọi người.
Đề xuất cho khai thác than bùn – Ngày 29-7, tại Cà Mau đã diễn ra hội thảo khoa học về than bùn vùng U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau. Đa số trong tổng số 19 ý kiến tham luận của các nhà khoa học đồng tình phương án khai thác, tận thu than bùn vùng U Minh Hạ để làm phân bón.
“Hai lúa” đậu thủ khoa 2 trường – Buổi sáng đi học, chiều phụ mẹ bán rau và giúp ba ra đồng. Thế nhưng chàng nông dân thứ thiệt Ngô Hoàng Trung lại làm nức lòng làng quê nghèo Thanh Thủy Thượng với thành tích thủ khoa hai trường ĐH.
Không chỉ là mơ ước tuổi thơ – Những bạn nhỏ đang sinh hoạt trong câu lạc bộ, đội nhóm tại một số nhà thiếu nhi các quận huyện ở TP.HCM vừa có một diễn đàn dành cho mình tại Nhà Thiếu nhi TP.HCM.
Nhạc Flamenco của Tây Ban Nha có một sắc thái rất đặc biệt, từ âm thanh đến phong cách trình diễn. Nói đến Flamenco là nói đến guitar, hát và vũ. Nó có vẻ như là một loại nhạc để người ta đàn, hát và vũ quanh khóm lửa, như là nhạc của những người Gypsy lang thang.
Nhạc Flamenco, về melodie thường đi từ cao xuống thấp và xuống từ từ từng nốt một, la sol fa mi…, có âm hưởng nhac Ả Rập. Trên thực tế, vũ Flamenco có một phần nào múa bụng của người Ả Rập. Cách đánh đàn guitar cũng thoải mái hơn nhạc cổ điển, hòa âm giản dị, dùng vận tốc, và nhịp điệu rõ ràng để vũ.
Ngoài cây guitar, người ta dùng tay hay chân để tạo nhịp, hầu như chẳng cần nhạc cụ nào khác. Đây đúng là nhạc cho những cách đồng hay những đường phố.
Dưới đây chúng ta có một số video vũ Flamenco.
_ Video đầu tiên do Ramon Ruiz chơi guitar và Anita la Maltesa vũ. Cả hai dạy Flamenco ở Luân Đôn.
_ Video 2, Maria Pages trình diễn Fire Dance. Đây là vũ Flamenco, nhưng trình diễn trong chương trình Riverdance, là vũ đoàn Ireland nỗi tiếng. Và Fire Dance là tên Riverdance đặt cho màn vũ này, chứ không phải tên của một vũ điệu.
— Video 3, Joaquín Cortés, nam vũ công nỗi tiếng nhất của Tây Ban Nha ngày nay.
— Video 4, Joanquín Cortés và nữ tài tử Jennifer Lopez.
Mời các bạn thưởng thức cuối tuần. 🙂
Flamenco song, dance and guitar. Guitar by Ramon Ruiz, dance by Anita la Maltesa. London based artists and teachers.
Con đường tìm đến an bình nội tâm không quá đơn giản, không phải một sớm một chiều. Chúng ta không thể một sáng đẹp trời thức dậy và tư nhủ với mình rằng ta sẽ có an bình nội tâm từ hôm nay.
Nói như thế không có nghĩa là ta không tìm được an bình nội tâm
An bình nội tâm là một quá trình, một cuộc hành trình.
Để làm được trước hết phải nhận diện chính mình và những cảm xúc tiêu cực thường chế ngự mình, và tập kiểm soát chúng , chuyển hóa chúng để cho những cảm xúc tích cực sẽ thay thế. Không ai có thể làm thay bạn việc đó. Chính bạn phải nhận thức được những cách mà bạn phải làm để cải thiện cách tư duy, cách hành động, và ứng xử nhằm làm cho cuộc sống của bạn tốt đẹp hơn.
Và bài học lớn với mọi người vẫn là buông xả và tha thứ, yêu thương và trách nhiệm, sống cho hiện tại…
Xuất phát điểm cho những tư tưởng trên là tư duy tích cực, yêu đời.
Mời các bạn xem file Power Point dưới đây để có thêm một số ý tưởng về an bình nội tâm. Chúc các bạn an lạc .
Kinh kịch (là một loại kịch có xuất sứ tại Bắc Kinh; Beijing Opera) có lịch sử gần 200 năm, hiện đang là loại kịch lưu hành rộng rãi nhất, và có ảnh hưởng sâu rộng nhất trong các loại kịch tại Trung Quốc. Trong quá trình hình thành Kinh kịch vừa chịu ảnh hưởng bởi các phong tục tập quán và loại tiếng địa phương Bắc Kinh đồng thời vừa thu hút rất nhiều tinh hoa của các loại kịch địa phương khác. Hiện Kinh kịch không chỉ được lưu hành tại Bắc Kinh, mà trên mọi vùng của Trung Quốc đều tồn tại những đoàn kịch biểu diễn loại Kinh kịch này. Sau đây tôi sẽ giới thiệu với các bạn đôi chút về môn nghệ thuật này nhé.
Kinh kịch là môn nghệ thuật kết hợp hài hòa giữa hát, đọc, làm, và đánh :
– Hát, là chỉ dựa vào một làn điệu nhất định nào đó để biểu diễn.
– Đọc, là phần tự bạch hoặc đối thoại trong Kinh kịch.
– Làm, chỉ thông qua động tác hoặc nét mặt để biểu diễn.
– Đánh, là dùng võ thuật hoặc điệu múa đã được biến hóa để biểu diễn.
Trong quá trình phát triển trường kì của mình, Kinh kịch đã hình thành một bộ bao gồm các động tác hư cấu để biểu diễn. Ví dụ như: Một mái chèo có thể tượng trưng cho một chiếc thuyền, hay một cái đuôi ngựa có thể tượng trưng cho một con ngựa…Diễn viên không cần bất kỳ một đạo cụ nào cũng có thể diễn đạt một cách hoàn hảo các động tác lên lầu, xuống lầu, mở cửa, đóng cửa…Các động tác này mặc dù có phần hơi khuyếch trương nhưng vẫn đem lại cho quần chúng cảm giác chân thực và tốt đẹp.
Diễn viên Kinh kịch được phân thành 4 vai diễn là: Sinh, Đán, Tịnh, Xú (vai hề):
– Vai diễn Sinh: người đảm nhiệm vai diễn này thường là các nhân vật nam, lại phân thành lão sinh, tiểu sinh, và vũ sinh. Các diễn viên nổi tiếng trong vai diễn này có Mã Liên Lương, Chu Tín Phương, Diệp Thịnh Lan, Lý Thiếu Xuân, Cái Khiếu Thiên…
– Vai diễn Đán: người đảm nhiệm cho vai diễn này thường là các nhân vật nữ, lại phân thành Thanh Y (tức nữ tì), Hoa Đán, Vũ Đán, Lão Đán. Các diễn viên được coi là diễn xuất sắc trong vai diễn này vào thế kỷ 20 của những năm 20 gồm có tứ đại danh Đán là: Mai Lan Phương, Trình Nghiêm Thu, Thượng Tiểu Vân, Tuệ Sinh.
-Vai diễn Tịnh: vai diễn Tịnh thể hiện trong vở diễn là người đàn ông có tính cách hào phóng thẳng thắn, người đóng vai này phải vẽ mặt phác họa vì thế vai này cũng được gọi là “Hoa Liễm”, những diễn viên Hoa Liễm nổi tiếng gồm có: Cầu Thịnh Nhung, Viên Thế Hải…
-Vai diễn Xú: lđảm nhiệm vai diễn này thường là một nhân vật nam , đây là một vai hề, vừa hài hước, hóm hỉnh, linh hoạt lại vừa giảo hoạt, ranh mãnh, nham hiểm. Diễn viên nổi tiếng trong vai này gồm có: Tiêu Trường Hóa, Mã Phú Lộc.
Cách hóa trang trong Kinh kịch cũng có những đặc điểm rất riêng. Cách hóa trang cho các vai diễn “Sinh”, “Đán” cần phải tô lông mày hoặc đeo lông mày giả, vẽ vòng mắt. Còn các vai diễn “Tịnh”, “Xú” thì cách hóa trang lại phải phụ thuộc vào tính cách của vai diễn trong vở kịch để phác họa, ví dụ nhân vật là người trung dũng thì vẽ mặt đỏ, còn nhân vật có tính cách gian trá thì phải vẽ mặt màu trắng.
Kinh kịch có rất nhiều kịch mục, hiện tại có khoảng 3800 vở. Trước mắt thường diễn ba loại chính là : kịch mang tính truyền thống, kịch lịch sử, và kịch hiện đại.
Kinh kịch được coi là tinh hoa trong các loại kịch của Trung Quốc, có ảnh hưởng khá lớn đến cả trong và ngoài nước. Hiện đã có rất nhiều lớp chuyên giảng dạy Kinh kịch cho người nước ngoài nữa rồi đấy các bạn ạ.
Và bây giờ thì mời các bạn thưởng thức đoạn kịch sau nhé:
Dưới đây là bài bài báo nhà thơ Vương Trọng vừa viết về bài thơ Lời Thỉnh Cầu ở Nghĩa Trang Đồng Lộc, mà anh viết năm 1995, khắc lên bia xi-măng năm 2002, mình dịch ra Anh ngữ năm 2005 (biên tập lại năm 2008), và khắc song ngữ lên bia đá tại Nghĩa Trang Đồng Lộc tháng 1 năm 2009.
Mình thăm Đồng Lộc tháng 5 năm 1995, trên một chuyến về thăm quê hương cụ Hồ tại Nghệ An, với một số Việt Kiều khác, do anh Nguyễn Ngọc Trân, trưởng Ban Việt Kiều Trung Ương tổ chức. Trên đường anh Trân cho xe ghé vào Đồng Lộc. Lúc đó mình hoàn toàn chẳng biết Đồng Lộc là gì cả.
Ấn tượng đầu tiên của mình là, đó là một vùng rất nghèo khổ, xác xơ, nóng đổ lửa… và nó làm cho mình có cảm giác buồn buồn vì cái nghèo của quê hương và cái khổ của dân quê. Mình vẫn luôn luôn như thế từ hồi 16, 17 tuổi.
Vào đến nơi, thấy mười ngôi mộ xi măng khiêm tốn nằm trên một ngọn đồi với vài bóng cây lưa thưa, giữa một vùng đồng khô cỏ cháy. Rồi từ từ hiểu chuyện, nhìn hố bom nơi các cô hy sinh, nhận biết rằmg các cô này cở tuổi mình hay có người chỉ sinh trước một hai năm, nhưng cuộc đời có quá nhiều khác biệt… làm cho mình thật là nhức nhối. Lúc đó mình “try to be connected” với các cô bằng cách nhờ anh Trân chụp một tấm ảnh mình ngồi bên cạnh một ngôi mộ. Tấm ảnh này có đăng trong báo Quê Hương (của Ban VKTW) sau chuyến đi đó.
Vì các cô trẻ mãi không già, cho nên mình luôn luôn có cảm tưởng các cô này là những người em gái bất hạnh của mình. Vì vậy, mình không quên các cô được những tháng năm sau đó. Hơn 10 năm sau, khi đọc nhật ký Đặng Thùy Trâm lần đầu, ý tưởng đầu tiên đến trong đầu mình là 10 cô gái Đồng Lộc.
Đến năm 2005, 10 năm sau khi anh Vương Trọng viết bài thơ và 3 năm sau khi nó được khắc vào bia xi măng, chị Diệu Ánh (admin của VNBIZ forum) trong một chuyến du hành trên quốc lộ Trường Sơn, ghé qua Đồng Lộc, thấy bài thơ, chụp và gởi cho mình. Mình dịch ngay ra tiếng Anh và post trên VNBIZ. Đây là bài thơ duy nhất mà mình ứa nước mắt rất nhiều lần trong khi dịch.
Đến đầu năm 2008 chị Diệu Ánh gặp chị Minh Lý, phóng viên Hà Tĩnh nhưng hiện sống ở Vũng Tàu, chị Minh Lý biết anh Vương Trọng. Thế là mình chỉnh sửa lại bài thơ một tí nữa rồi nhờ chị Diệu Ánh và Minh Lý chuyển đến anh Vương Trọng. Anh Vương Trọng nói chuyện với anh Thế Ban, sở Văn Hóa Thể Thao Hà Tĩnh. Sở quyết định khắc cả bài nguyên thủy lẫn bài dịch vào bia đá, thay bia xi măng đã hao mòn quá nhiều. Tháng giêng 2009, bia đá hoàn thành.
Mình đã viết một bài hồi tháng ba năm nay (2009) về bài thơ này để chia sẻ với các bạn. Hôm nay chúng ta nghe câu chuyện từ phía anh Vương Trọng. Bài này của anh Vương Trọng đã đăng trên Văn Nghệ Công An ngày 20 tháng 7 năm 2009.
Cám ơn anh Vương Trọng. Chúc các bạn một ngày vui.
Mến,
Hoành
.
Bài thơ song ngữ ở Nghĩa Trang Đồng Lộc
Vương Trọng
Vương Trọng
Từ khi Ngã ba Đồng Lộc trở thành khu di tích lịch sử của Thanh niên xung phong cả nước, khách tìm đến nơi này mỗi ngày một đông, đặc biệt là tầng lớp thanh niên, học sinh, sinh viên. Có người nói rằng, chỉ cần đến nơi này một lần, bài học về giáo dục truyền thống tự nhiên thấm vào người, và lớp trẻ có điều kiện để nhận thức được cái giá của độc lập, tự do.
Gần đây có nhiều bạn trẻ sau khi viếng thăm Ngã ba Đồng Lộc, ra Hà Nội có tìm gặp tôi để trò chuyện. Có người tôi quen biết từ trước, nhưng cũng có kẻ tôi mới được gặp lần đầu. Nguyên nhân là vì một bài thơ của tôi đã được khắc đá và dựng lên ở nghĩa trang này. Hơn nữa, bài thơ đó lại được dịch ra tiếng Anh, khắc trên tấm bia đá cao 2,5 mét, rộng 1 mét, mặt này là bài thơ Lời thỉnh cầu ở nghĩa trang Đồng Lộc của tôi, mặt kia là bản dịch của ông Trần Đình Hoành, một Việt kiều ở Mỹ. Bởi vậy tôi muốn có đôi lời tâm sự với bạn đọc về chuyện này. Đài tưởng niệm Đồng Lộc
Mùa hè năm 1995, lần đầu tôi đến thăm nghĩa trang Mười cô gái Ngã ba Đồng Lộc. Mặc dù mười cô gái đã hy sinh trước đó 27 năm trời, thế nhưng khi đứng lặng trước hố bom đã giết các cô, khi thắp hương lần lượt cắm lên mười nấm mộ, cũng như khi chứng kiến những kỷ vật các cô để lại…, tôi tự nhủ phải viết một cái gì đấy để giải tỏa nỗi xúc động. Bút ký, tuỳ bút cũng có thể chuyển tải được cảm xúc này, nhưng vì trong đoàn còn có nhà văn Xuân Thiều, nhà văn Nam Hà, nên tôi nghĩ nên “nhường” văn xuôi cho hai vị cao niên này. Bởi thế trước mắt tôi chỉ còn một cửa hẹp là thơ.
Nhưng thơ về Đồng Lộc cũng không phải dễ, vì trước đó đã có nhiều người viết rồi, có bài khá nổi tiếng như của nhà thơ Huy Cận. Thế thì mình phải viết thế nào để không bị chìm lấp bởi những bài đã có. Sự hy sinh cùng một lúc của mười cô gái trẻ khi đang san lấp hố bom làm mọi người cảm động, nên khi nào trên mười ngôi mộ cũng có thật nhiều hương khói. Khi cắm những nén hương đang cháy lên mộ các cô, tôi tự hỏi, nếu mười cô gái hiển linh, họ sẽ nghĩ thế nào? Bức ảnh cuối cùng của 10 cô gái Ngã ba Đồng Lộc (Nhiếp ảnh gia Văn Sắc)
Qua tài liệu thu thập được, tôi biết số người hy sinh ở ngã ba này thật nhiều, riêng Trung đoàn phòng không 210 đã có 112 liệt sĩ đã hy sinh khi bảo vệ mảnh đất này. Thế mà họ không có bia mộ để thắp hương, bởi thịt xương họ đã hoà trộn vào đất. Thế là cái ý tưởng dùng lời mười cô gái trò chuyện với các đoàn khách thăm viếng được nẩy sinh, và tôi thấy thuận lợi khi muốn chở ý tưởng: mọi chính sách, chế độ đối với những người đã hy sinh, nghĩ cho cùng là vì những người đang sống. Bởi vậy, xây dựng cho cuộc sống ấm no, hạnh phúc cũng là một cách thể hiện sự biết ơn đối với các liệt sỹ đã hy sinh.
Bài thơ có bốn khổ thì ba khổ đầu là lời mười liệt sĩ nhắc người đến nghĩa trang nên nhớ thắp hương cho những liệt sĩ mà thân xác đã tan trong đất, khuyên các em nhỏ nên trồng cây, các bạn cùng trang lứa cố gắng sản xuất. Còn các cô chỉ ước có vài cây bồ kết…
Bài thơ tôi viết và in lần đầu vào năm 1995, đến năm 1998 lại xuất hiện trong tuyển tập thơ về Đồng Lộc. Điều đáng nói là tập thơ này đã đến tay anh Nguyễn Tiến Tuẫn, là một trong ba anh hùng ở Đồng Lộc, thời mà mười cô gái hy sinh, anh đang phụ trách đơn vị Cảnh sát giao thông ở trọng điểm ác liệt này. Anh bảo rằng, anh bị bài thơ ám ảnh, và tự đặt cho mình phải làm một việc gì đó để giải toả sự ám ảnh này. Việc anh làm là lên huyện Hương Sơn tìm hai cây bồ kết con để đáp ứng lời thỉnh cầu của mười cô gái: ” Thỉnh cầu đất cằn cỗi nghĩa trang/ Cho mọc dậy vài cây bồ kết/ Hương chia đều trong hư ảo khói nhang”. Hai cây bồ kết anh trồng rất cẩn thận, hố đào to, phân tro nhiều nên tốt rất nhanh.
Bốn năm sau, năm 2002 thì hai cây bồ kết đã cao tới ba, bốn thước; cây lớn vào mùa thu đã nở hoa. Một lần trở lại thăm nghĩa trang đúng lúc gặp một đoàn khách, biết anh là người đã trồng hai cây bồ kết này, mọi người rất cảm phục và hỏi anh từ ý nghĩ nào mà làm được việc hết sức độc đáo và tuyệt vời này? Anh trả lời là từ cảm xúc một bài thơ, thế là họ hỏi anh có nhớ bài thơ đó không. Anh nói rằng bài thơ đó anh đã thuộc, nhưng không quen đọc thơ trước đám đông, anh hứa với họ là nếu lần sau quay lại thì thế nào cũng được đọc bài thơ đó ở đây. Mọi người nghe, kể cả người giới thiệu khu di tích, ai cũng nghĩ anh nói thế cho qua chuyện, ai ngờ anh bắt đầu ý định khắc bài thơ ấy lên đá. Điều trước tiên là phải liên hệ với Tỉnh đoàn Hà Tĩnh, đơn vị phụ trách khu di tích này. Nghe anh trình bày ý định khắc đá bài thơ đó, mọi người tán thành và coi đây là một việc làm văn hoá. Thế là chiều ngày 14 tháng 8 năm 2002, bia đá cỡ 80cm . 40cm với bài thơ 25 câu chia thành bốn khổ, được khắc sâu và tô màu sơn vàng rất dễ đọc đã dựng lên cạnh hai cây bồ kết bên nghĩa trang Mười cô gái Ngã ba Đồng Lộc. 10 Mộ
Mấy năm năm nay, nhiều tờ báo đã đăng bài về chuyện này, và có nhiều bài đã gây xúc động người đọc. Ông Trịnh Xuân Tòng là cán bộ giảng dạy trường đại học Cần Thơ, đã nghỉ hưu; sau khi đọc bài báo của Ngô Vĩnh Bình nói về chuyện bài thơ và hai cây bồ kết, ông đã bỏ công mấy tuần liền để vẽ một bức tranh cỡ lớn với nhan đề : Múa dưới trăng, nỗi vui mừng khi có cây bồ kết . Trong bức tranh, ông đã vẽ mười cô gái liệt sĩ ở ngã ba Đồng Lộc, khi trăng lên đã cùng nhau nhảy múa, năm cô leo lên cây, năm cô múa trên đất. Trong bức tranh lớn đó, ông trích bốn câu thơ làm đề từ:
Ngày bom vùi, tóc tai bết đất
Nằm xuống mộ rồi, mái đầu chưa gội được
Thỉnh cầu đất cằn cỗi nghĩa trang
Cho mọc dậy vài cây bồ kết…
Đặc biệt hơn, ông còn viết một bức thư cảm động Gửi mười em gái ngã ba Đồng Lộc. Bức tranh và bức thư này, báo QĐND đã giới thiệu trong số đặc biệt ra ngày 22- 12- 2002.
Gần đây tôi có dịp trở lại Đồng Lộc. Khác hẳn với quang cảnh tôi đã chứng kiến năm 1995, bây giờ ở khu di tích Đồng Lộc, đường sá rộng rãi, nhà cửa xây dựng khang trang, và đặc biệt cây cối quanh vùng tươi xanh như một vùng du lịch sinh thái. Không còn những vạt “cỏ may khâu nặng ống quần” khách đến thăm, không còn đồi Trọ Voi trọc lóc, lở lói. Nhiều cảnh tôi nhắc đến trong bài thơ đã lạc hậu so với bây giờ. 10 Cô
Đồng chí giới thiệu khu di tích hướng dẫn đoàn chúng tôi đi thắp hương trên từng nấm mộ và đốt những quả bồ kết khô. Mấy năm nay, nhiều đoàn khách đến thăm khu di tích này thường đem theo những chùm quả bồ kết khô để đốt sau khi thắp nhang. Người đầu tiên đốt bồ kết ở đây là nhà văn Nguyễn Thế Tường, quê Quảng Bình, công tác tại Tuần báo Văn nghệ. Tháng 10 năm 2002, anh Tường gặp tôi ở Tuần báo Văn nghệ, khi anh sắp vào nghĩa trang Đồng Lộc, anh hỏi tôi có nhắn gì không. Tôi nói rằng, hai cây bồ kết mới ra hoa nhưng chưa có quả, tôi muốn nhờ anh mua hộ tôi một chùm bồ kết, vào đó đốt để viếng mười cô gái. Anh đã làm thế, và ngạc nhiên, khi vừa đốt mấy quả bồ kết thì bát hương lớn bỗng hoá, cháy bùng lên, làm mọi người ngạc nhiên và anh gọi điện cho tôi ngay. Ngẫu nhiên hay tâm linh? Anh bảo rằng mọi người có mặt hôm đó, kể cả những người quản lý khu di tích, không ai nghĩ là ngẫu nhiên.
Tôi tới bia đá khắc bài thơ của mình thì thấy có nhiều em sinh viên đang xúm xuýt mở sổ chép thơ. Biết tôi là tác giả, nhiều em xin chụp ảnh lưu niệm và hỏi chuyện quanh bài thơ. Bằng vi tính, nét chữ khắc đẹp, chỉ tiếc cắt khổ phần đầu không thật chính xác, vì bài thơ của tôi gồm bốn khổ, khổ đầu sáu câu chứ không phải bốn câu như đã khắc. Tương đài Đồng Lộc, khi còn hoang vu, tháng 5 năm 1995, khi TĐH đến thăm
Sau đó không lâu, trong đoàn Việt kiều Mỹ về nước đến viếng nghĩa trang Đồng Lộc, có ông Trần Đình Hoành, một luật sư nhưng ham mê văn học, người đã từng dịch nhiều bài thơ của các nhà thơ Việt Nam ra tiếng Anh, xuất bản ở Mỹ. Ông xúc động khi đọc bài thơ “Lời thỉnh cầu ở nghĩa trang Đồng Lộc” và muốn truyền sự xúc động đó cho du khách nước ngoài nên đã dịch bài thơ này. Giám đốc sở Văn hoá và Du lịch Hà Tĩnh là nhà văn Đức Ban, người rất hiểu tác dụng của thơ văn vào cuộc sống, đã cho bài thơ và bản dịch đó hiển hiện lên bia đá như các bạn đã thấy vào sáng 17 tháng giêng năm 2009.
Nhân đây tôi chép lại bản tiếng Việt và tiếng Anh đã khắc trên hai mặt bia đó.
Ô. Trương Tấn Sang, Bộ Chính Trị, trong lễ khánh thành bia đá
Lời thỉnh cầu ở nghĩa trang Đồng Lộc
– Mười bát nhang, hương cắm thế đủ rồi
Còn hương nữa hãy dành phần cho đất
Ngã xuống nơi này đâu chỉ có chúng tôi
Bao xương máu mới làm nên Đồng Lộc
Lòng tưởng nhớ xin chia đều khắp
Như cỏ trong thung, như nắng trên đồi.
– Hoa cỏ may khâu nặng ống quần, kìa
Ơi các em tuổi quàng khăn đỏ
Bên bia mộ xếp hàng nghiêm trang quá
Thương các chị lắm phải không, thì hãy quay về
Tìm cây non trồng lên đồi Trọ Voi và bao vùng đất trống
Các chị nằm còn khát bóng cây che.
– Hai mươi bảy năm qua, chúng tôi không thêm một tuổi nào
Ba lần chuyển chỗ nằm, lại trở về Đồng Lộc
Thương chúng tôi, các bạn ơi, đừng khóc
Về bón chăm cho lúa được mùa hơn
Bữa ăn cuối cùng, mười chị em không có gạo
Nắm mì luộc chia nhau rồi vác cuốc ra đường.
– Cần gì ư ? Lời ai hỏi trong chiều
Tất cả chưa có chồng và chưa ngỏ lời yêu
Ngày bom vùi tóc tai bết đất
Nằm xuống mộ rồi, mái đầu chưa gội được
Thỉnh cầu đất cằn cỗi nghĩa trang
Cho mọc dậy vài cây bồ kết
Hương chia đều trong hư ảo khói nhang.
Đồng Lộc, 5 – 7- 1995
Vương Trọng
.
Học sinh trường THCS Đồng Lộc A Request at Dong Loc Cemetery
That’s enough for ten bowls
The rest of incense, let’s save for others
We’re not the sole fallen ones
So much blood and bone was spent for Dong Loc
Memories, let’s spread evenly
Like grass in the valley, sunlight on the hill.
Look! Tongue-grass buds cling to the pants!
O you red-scarfed children standing straight by the tombs
You love us so much, don’t you?
Then, go home, find little plants
Plant them on Tro Voi Hill and on these bare lands
We’re so thirsty longing for some tree shades!
Twenty-seven years have passed, we haven’t grown a day
Three times changing bed, we’re now back in Dong Loc
Friends, if you love us, don’t cry!
Go back and tend the rice for better harvest
The last meal we ten had no rice
Just a handful of cassava, then out with hoes we went.
Our needs? One afternoon someone has asked
We’re not yet married and haven’t got a chance to love
When the bomb buried us all, our hair was enmeshed in dust
Lying here in these tombs, we haven’t got a chance to wash our hair
We ask that on the parched ground of this cemetery
Someone would grow some carob trees
That spread fragrance evenly in the ethereal incense smoke…
Dong Loc July 5, 1995
VUONG TRONG
Translated by TRAN DINH HOANH
( A Vietnamese Resident in The USA)
Hanoi and Saigon are on high alert about H1N1 flu. Is your routine disrupted? Are you wearing a mask at work or school? Is there some story, some thought, to share about all this?
Tất cả mọi người đếu có thể nảy ra những ý tưởng trong khi đang tắm. Nhưng chỉ những người bước ra khỏi phòng tắm, lau khô mình và làm điều gì đó với ý tưởng của mình thì mới làm nên sự khác biệt.
Đặng Nguyễn Đông Vy dịch
.
Everyone who has ever taken a shower has had an idea. It’s the person who gets out of the shower, dries off, and does something about it that makes a difference.
Hôm nay mình rất vui được giới thiệu với các bạn bài viết chia sẻ kinh nghiệm của chị Hoàng Khánh Hòa về một trại hè tuyệt vời mà chị mới tham gia, chỉ mới mấy hôm trước.
Trại hè “Take Flight Retreat 2009!” về nghệ thuật lãnh đạo tại Camp Joy, Centerville, Ohio.
Chị Hòa ngay sau đó đã viết bài để chia sẻ với các bạn trên forum của Usguide.
Mình được đọc bài viết của chị Hòa mấy hôm trước và ngay lập trức bị ấn tượng mạnh bởi không khí hứng khởi của hội trại và cảm xúc rất tự nhiên của Hòa.
Khánh Hòa hiện nay đang theo học và sắp tốt nghiệp khóa học Master of Social and Applied Economics tại Wright State University ở Dayton, tiểu bang Ohio, Mỹ.
Đồng thời, chị cũng tham gia các hoạt động tình nguyện trợ giúp các sinh viên ở Việt Nam xin học bổng để đi du học Mỹ qua Usguide. Chị Hòa là một admin của tổ chức Usguide.
Usguide là tổ chức phi lợi nhuận hướng dẫn các bạn học sinh ở Việt Nam xin học bổng để đi học đại học và sau đại học ở Mỹ từ năm 1997 tới nay. Website của Usguide ở tại http://usguide.org.vn/index.php
Câu quote yêu thích của chị Hòa là: It’s big world and there’s a lot to be done 🙂
Chúc các bạn một ngày tươi hồng,
Hiển
. Thảo luận về leadership
1. Ngày 24-26/7 cuối tuần vừa rồi mình tham gia trại hè Take Flight 09 tại Camp Joy, Centerville, OH. Khu trại hè này thành lập từ năm 1938, là nơi thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho trường học, doanh nghiệp và cá nhân.
Mình chia sẻ với các bạn về những cảm nhận từ trại hè này, và mọi người cùng đóng góp ý kiến xây dựng văn hóa hoạt động cộng đồng và phát triển kĩ năng leadership nhé.
2. Take Flight Retreat lần này là lần đầu tiên Wright State tổ chức dã ngoại, gồm leaders của tất cả 17 association/organization trong trường bao gồm (list ra đây làm ví dụ về tính diversity của trường ĐH Mỹ, trường mình bé tí tị có khoảng 17,000 sv mà đã có từng ấy hội, tính ra khoảng 1,000sv/organization):
AFU: African Student Union
ASA: Asian Student Association
ANAS: Association of Native American Student
BSU: Black Student Union
BMOTM: Black Men on the Move
BWSF: Black Women Striving Forward
FMLA: Feminist Majority Leadership Alliance
GAC: Greek Affairs Council
IFC: Interfraternity Council
LIFE: Latinos Involved in Further Education
NAACP: National Association for the Advancement of Colored People
NPHC: National Pan-Hellenic Council
RCA: Residential Community Association
SG: Student Government
SHABA: Self Health and Beauty Alliance
UAB: University Activities Board
Tổng cộng Retreat lần này có khoảng 60 thành viên tham dự, và 5 facilitators chia thành 9 group (Blue, Brown, Red, Green, Yellow, Neon Green, Hot Pink, Black và Orange). Mỗi nhóm có 1 nhóm trưởng gọi là Pilot của crew, facilitator là crew attendant.
3. Đây là một khóa huấn luyện về teamwork và leaddership dựa trên cuốn sách “The Student Leadership Challenge” của James M. Kounez và Barry Z. Posner (http://www.leadershipchallenge.com/WileyCDA/), xây dựng thành 5 practices:
1. Model the way
2. Challenge the process
3. Encourage the heart
4. Enable others to act
5. Inspire a shared vision
Mỗi chủ đề được giới thiệu bởi 1 facilitator, đưa ra case studies cho các nhóm giải quyết, và sau đó áp dụng vào các physical activities, rất mệt nhưng cũng rất thú vị.
Một vài activities mà mình ấn tượng nhất: Food for thought: Mr Joe có một bài lecture về Encourage the Heart thật tuyệt vời. Ông nói rằng “Nhìn tôi, các bạn có thể biết tôi là người thế nào không?”. Tất nhiên có chứ, ông cao này, già hơn chúng tôi này, nhìn khỏe mạnh này…Nhưng Joe nói “Các bạn có tin là cách đây 4 năm tôi được chuẩn đoán là mắc bệnh ung thư không?”. Cả lớp rất ngạc nhiên về điều này, và Joe nói, quả thật nếu chỉ nhìn bề ngoài một con người thật khó mà nói được họ là người như thế nào. Cách mà chúng ta đối xử với những người khác phải rất personally, vì mỗi người có một hoàn cảnh khác nhau, có những nỗi sợ hãi, có điểm mạnh điểm yếu, có cá tính khác biệt. Communicate và understand từng cá nhân sẽ giúp mình treat mọi người một cách đúng đắn. Hơn nữa là phải luôn cổ vũ động viên họ, vì điều đó đem lại positive impact on them. Mỗi người ai trong chúng ta đều muốn mọi người công nhận thành quả, nỗ lực của mình. Dù đối với người khác điều đó là nhỏ bé, nhưng đặt vào vị trí của cá nhân đó thì họ đáng được khen ngợi nếu như họ đã thực sự cố gắng hết sức mình.
Học cách say “thank you” và appreciate others’ efforts, give a gift or greet people…
Trước mỗi bữa ăn, Joe phát cho mỗi người một cái voucher Food for thought với những lời chia sẻ mình thấy rất tâm đắc như là “Respect other people even someone that you don’t know”, “Everything in life is a choice”…Mình vốn đã thích câu “Live to make a difference”, Joe cũng có nhắc đến, nhưng thêm chữ “positive” thì thấy đúng quá. Tất nhiên là chúng ta encourage sự đổi mới, khác biệt, diversity, nhưng những thay đổi đó phải bring positive impacts to our community.
Joe phát cho mỗi người một chiếc phong bì và một tờ giấy với dòng chữ ” A smile for you” để mọi người viết tặng những lời encouragement cho người thân, bạn bè, hay bất cứ ai mà mình muốn chia sẻ. Không cần một món quà giá trị, chỉ một câu nói, một vài dòng động viên khích lệ là đủ để đem lại niềm vui cho một người rồi. Như thế nào là thành công?: Đây là câu chuyện của Sherry, phụ trách nhóm của mình (nhóm mình là yellow, mọi người đặt tên mới là Bling ^^). Ngày chủ nhật, buổi physical activity cuối cùng trước khi tổng kết khóa huấn luyện, nhóm mình và 2 nhóm nữa tham gia trò đu dây (swing). Cũng không có gì phức tạp lắm, chỉ là treo người lên một cái dây giữa nhà rồi mọi người kéo lên gần sát góc trần, sau đó tự người chơi thả dây để đu qua đu lại giữa hai bên tường nhà. Nghe thì chỉ có vậy, nhưng thực sự là một thách thức đối với tất cả mọi người. Điều ngạc nhiên đó là không phải đấng nam nhi nào cũng anh hùng như mình vẫn nghĩ, có cậu Sean, sợ độ cao nỗi chỉ treo mình lơ lửng thôi, chưa kéo lên được tí cm nào đã xin stop rồi. Có những em gái sv năm nhất thì lại rất thích thú và không có vẻ gì sợ hãi cả. Với Sherry, câu chuyện còn kì lạ hơn, vì chị nói rằng chị là người sợ độ cao, đến nỗi chỉ leo lên được …2 bậc của cái thang là sợ lắm rồi. Nhưng ngày hôm đó, Sherry đã chia sẻ rằng “Tôi thấy các bạn ngày hôm nay thật can đảm, ai cũng cố gắng hết sức mình, vì thế, dù tôi rất sợ nhưng hôm nay tôi sẽ leo lên đến bậc thứ 3 để các bạn thấy tôi đã vượt qua thách thức của chính mình”. Theo yêu cầu của facilitator, mọi người đứng phía dưới làm supporter xung quanh chiếc thang, và liên tục cổ vũ Sherry. Chị đã leo lên bậc thứ 3, đứng trong 3 giây. Sherry đã khóc vì xúc động trước sự cổ vũ của mọi người, và có lẽ vì niềm vui vượt qua nỗi sợ hãi. Chị, cũng như tất cả mọi người trong nhóm, khi hoàn thành nhiệm vụ của mình, đều xứng đáng nhận được một chiếc huy hiệu “wing” từ nhóm trưởng.
Và kết luận lại, ai là người chiến thắng trong trò chơi? Tất cả mọi người, dù là đu từ trên đỉnh, hay chỉ mới leo được 3 bậc thang như Sherry, đều xứng đáng là được công nhận vì họ đã vượt qua thách thức của chính mình, đó là chiến thắng lớn nhất.
4. Mình đã tham gia với ASA nhiều lần nhưng đây là lần đầu tiên join với toàn bộ sinh viên trong trường và trong một chương trình được tổ chức rất khoa học, quy củ. Một trong những điều ai cũng phải công nhận đó là sv Mỹ được giáo dục kĩ năng làm việc nhóm cực tốt:
Respect: tôn trọng schedule chương trình (các hoạt động gần như chỉ xê dịch so với lịch trình 2-5 phút), lắng nghe (khi cả nhóm thảo luận, chỉ 1 người nói, không chỉ trích mà chỉ đưa ra quan điểm của cá nhân để convince), say thank you liên tục khi được giúp đỡ, hay đơn giản là appreciate ngưởi tổ chức (dù đôi khi chúng ta nghĩ đó là nhiệm vụ của họ, nhưng rõ ràng là mức độ hoàn thành nhiệm vụ thì rất định tính, lí do để thank you là để appreciate thái độ làm việc tích cực chứ không phải là làm cho xong)…
Disciplined: tính kỉ luật thể hiện ở chỗ tuân thủ thời gian làm việc, cũng như khi đã thống nhất rồi thì tất cả mọi người đều răm rắp nghe theo hướng dẫn của leader.
Positive: mọi người cho rằng nói điều gì đó negative chỉ khiến tổn thương người khác, và làm họ thui chột ý chí, vì vậy chẳng có lí gì để trách móc cả, thay vào đó hãy động viên họ nếu họ gặp thất bại, sai lầm, đó là cái mà mỗi người chúng ta cần để làm tốt hơn, và đóng góp cho tổ chức nhiều hơn nữa.
Communicate: liên tục trò chuyện trao đổi với mọi người trong nhóm để nắm bắt thay đổi, nhận ra những effort của họ để có thể encourage kịp thời. Communicate giúp mọi người hiểu rõ nhau hơn, và dễ dàng chia sẻ a shared vision of the organization để đi đến đích.
5. Cuối cùng, “Is leadership everyone’s business?”. Trong buổi tổng kết, mọi người được yêu cầu chia sẻ 3 điều shaped your life. Đây là session đem lại nhiều cảm xúc nhất đối với mọi người trong suốt khóa học. Các bạn sv, mỗi người một hoàn cảnh, người thì mất phương hướng lựa chọn ngành học, người thì gặp vấn đề gia đình như bố nghiện rượu, cha mẹ li dị vvv. Các bạn đã struggled như thế nào, và đã làm gì để vượt qua điều đó, để ngày hôm nay đứng ở đây một cách tự tin để chia sẻ? Điểm mấu chốt, đó là hãy tự tin với những giá trị của chính mình, challenge, honesty, success, flexibility…và chia sẻ với mọi người để tự tìm cho mình một lối đi và làm chủ cuộc sống của chính mình. Một khi bạn thấy hạnh phúc với bản thân, bạn sẽ tiếp tục có những đóng góp tích cực cho cộng đồng- đó cũng là trách nhiệm của mỗi cá nhân trong xã hội, giống như khi bạn nhận được một lời khích lệ và vì thế mà bạn đã đạt được một mục tiêu nào đó, bạn sẽ cảm ơn lại bằng cách giúp đỡ, khích lệ những người khác.
6. Tất cả những điều này không mới, nhưng làm thế nào để chính mỗi chúng ta thực sự cảm nhận sâu sắc, và ngày càng hoàn thiện leadership skills thì không bao giờ cũ.
7. Bạn nào tìm được bản soft cuốn sách thì share lên forum nhé, mình mới thấy ebook thôi mà cũng chưa kịp đọc. Các bạn cũng hãy chia sẻ những kinh nghiệm của mình như là bạn đã gặp khó khăn như thế nào, đã được inspired như thế nào, hoặc bạn học được từ một hành động rất nhỏ của ai đó và điều đó đã impact đến bạn ra sao. Mình rất mong các bạn cùng thảo luận, chia sẻ để cùng giúp nhau hoàn thiện các kĩ năng về communication, problem-solving, supporting, giving encouragement vv…nhằm đạt được mục tiêu của bản thân và các nhóm/tổ chức mà mình đang tham gia.
__________________
Hoàng Khánh Hòa
It’s big world and there’s a lot to be done
Hàng ngày ở ngoài đường có bao nhiêu người, những em bé bán vé số, những người thồ rau quả qua cầu Long Biên qua Hà Nội từ sáng sớm để bán, những người phu quét đường, những người vá yếm trên vỉa hè, ta có “thấy” họ không?
Mình cả hồi bé cho tới trước khi vào đại học lớn lên trong một xóm lao động, có những người đi tù về ở trong xóm, học những nghề như vá yếm xe máy, sửa xe đạp trên vỉa hè để sống. Thỉnh thoảng mọi người có “choảng” nhau cũng vì những thứ lặt vặt hay tranh nhau miếng cơm manh áo.
Hồi đó mình thấy phát điên vì bản tánh tự nhiên, sách vở và nhà trường một kiểu, thực tế nhìn thấy ngay ở hàng xóm nhà mình lại một kiểu.
Về sau mình sống ở môi trường khác đi, nghĩ lại, và thường chạnh lòng khi đi qua phố Nguyễn Công Trứ thấy những người hàng xóm cũ, dù chỉ thoáng qua. Các bác ý vẫn nhìn mình cười vui như không. 🙂
Ai cũng có nỗi khổ riêng và đáng thông cảm. Nghĩ lại, thay vì “đánh nhau” với họ về ý nghĩ, mình đã có thể nhìn mọi thứ theo cách “mình hiểu anh có nỗi khổ là như thế này, mình cũng thế, ai cũng có nỗi khổ riêng”.
Mình tư duy tích cực, yêu người và thông cảm với nhau một tý, sẽ giảm được nhiều sự bực tức không cần thiết.
Người ta, ai cũng yêu một cái gì đó, cũng nhiều như mình yêu một cái gì đó. Có thể người ta yêu cái đó khác cách mình yêu. Nhưng có khi, người ta yêu cái đó còn tha thiết mãnh liệt hơn mình. Đấy là cách mình dần dần tìm được sự thông cảm và đỡ được “đau” trong cuộc sống. 🙂
Sau đây, là một lời cầu nguyện về sự cảm thông rất hay, đầy khoan dung tình cảm. Xin giới thiệu với các bạn.
Chúc các bạn một ngày khoan dung,
Hiển.
.
Hỡi Cha, giúp chúng con nghi nhớ, rằng đứa khốn cắt ngang đường chúng con hôm qua là một người mẹ đơn thân, làm việc chín tiếng đồng hồ ngày hôm đó và đang lao vội về nhà để nấu cơm, giúp đám con làm bài tập, giặt giũ, và dành một chút thời gian quý giá với con của chị.
Giúp chúng con ghi nhớ, rằng cậu thanh niên người khoen lỗ, xăm mình, và thờ ơ, không đếm được tiền thối lại, là một cậu sinh viên đại học 19 tuổi, đang cân bằng nỗi lo lắng của cậu về bài thi cuối kỳ và nỗi sợ không có được khoản tiền vay cho kỳ học sau.
Nhắc nhở với chúng con, Chúa ơi, rằng đứa bụi đời đáng sợ, ăn xin tiền mỗi ngày tại đúng một chỗ (lẽ ra là nên có việc làm!) là một nô lệ của nghiện ngập mà chúng con chỉ có thể tưởng tượng được trong cơn ác mộng kinh khủng nhất.
Giúp chúng con ghi nhớ, rằng đôi vợ chồng già đi bộ chậm đến bực mình giữa hai quầy hàng và chắn đường mua sắm của chúng con, đang hưởng thụ khoảnh khắc này, vì biết rằng, dựa theo kết quả chẩn bệnh bà lão nhận được tuần trước, đây sẽ là năm cuối cùng họ đi mua sắm cùng nhau.
Hỡi Cha, nhắc nhở chúng con mỗi ngày rằng, trong tất cả những món quà Cha ban cho chúng con, món quà vĩ đại nhất là tình yêu. Chia sẻ món quà đó với những người chúng con yêu quý mà thôi, thì không đủ. Hãy mở lòng chúng con, không chỉ với những người thân cận với chúng con, nhưng với cả nhân loại. Hãy để cho chúng con chậm chạp khi phê phán, nhanh chóng khi tha thứ và khi biểu hiện kiên nhẫn, đồng cảm, và tình yêu.
.
Heavenly Father, Help us remember that the jerk who cut us off in traffic last night is a single mother who worked nine hours that day and is rushing home to cook dinner, help with homework, do the laundry and spend a few precious moments with her children.
Help us to remember that the pierced, tattooed, disinterested young man who can’t make change correctly is a worried 19-year-old college student, balancing his apprehension over final exams with his fear of not getting his student loans for next semester.
Remind us, Lord, that the scary looking bum, begging for money in the same spot every day (who really ought to get a job!) is a slave to addictions that we can only imagine in our worst nightmares.
Help us to remember that the old couple walking annoyingly slow through the store aisles and blocking our shopping progress are savoring this moment , knowing that, based on the biopsy report she got back last week, this will be the last year that they go shopping together.
Heavenly Father, remind us each day that, of all the gifts you give us, the greatest gift is love. It is not enough to share that love with those we hold dear. Open our hearts not to just those who are close to us, but to all humanity. Let us be slow to judge and quick to forgive, show patience, empathy and love.
Mỗi khi mình cùng đường, xuống tinh thần đến độ tuyệt vọng, không còn biết phải làm gì, thì mình hay lấy đoạn văn ngắn này ra đọc. Và khi một người bạn nào của mình có chuyện không vui, mình gởi đoạn văn này đến bạn.
Mount of Beatitude, Đồi cùa (bài giảng) Hạnh Phúc Thật, Capernaum và Biển Galilee (Do Thái)
Đoạn văn này, lúc bình thường thì đọc nghe rất tầm thường, chẳng có gì là đặc sắc cả. Nhưng khi mình rất buồn , khi mình tuyệt vọng, khi mình không còn biết phải làm gì cả, mang nó ra đọc, thì nó sống dậy như một hơi thở ấm, luồn qua được những kẻ hở li ti trên vách núi, vào tận đáy hang sâu, vào tận đáy quả tim lạc lõng trống vắng của mình. Thật là lạ lùng.
Trong Thánh kinh, Chúa Giêsu có một bài giảng dài rất nổi tiếng, giảng cho mấy ngàn người nghe trên đồi cao, gọi là Bài giảng trên đồi cao (The sermon on the mount). Đọan văn ngắn này là đoạn mở đầu của Bài gỉảng trên đồi cao, và có tên là Beatitudes (Hạnh Phúc Thật).
Hôm nay mình dịch và post bài Beatitudes ở đây, đặc biệt cho Sesame và Leo Pretty, và các bạn đang nhiều đau khổ trong lòng. Bởi vì mình không biết có gì hay hơn để gởi gấm.
Chúc các bạn môt ngày an bình.
Mến,
Hoành
. Hạnh Phúc Thật
Phúc cho người nghèo khổ trong tâm linh
vì nước thiên đàng là của họ.
Phúc cho người than khóc,
vì họ sẽ được an ủi.
Phúc cho người khiêm nhu
vì họ sẽ thừa hưởng trái đất.
Phúc cho người đói khát sự công chính
vì họ sẽ no đủ.
Phúc cho người nhiều thương xót
vì họ sẽ được xót thương.
Phúc cho người có trái tim tinh khiết
vì họ sẽ thấy Thượng đế.
Phúc cho người xây dựng hòa bình
vì họ sẽ được gọi là con Thượng đế.
Phúc cho người bị bách hại khi làm điều công chính
vì nước thiên đàng là của họ.
. Beatitudes
Blessed are the poor in spirit,
for theirs is the kingdom of heaven.
Blessed are those who mourn,
for they will be comforted.
Blessed are the meek,
for they will inherit the earth.
Blessed are those who hunger and thirst for righteousness,
for they will be filled.
Blessed are the merciful,
for they will be shown mercy.
Blessed are the pure in heart,
for they will see God.
Blessed are the peacemakers,
for they will be called sons of God.
Blessed are those who are persecuted because of righteousness,
for theirs is the kingdom of heaven.