Trí tuệ và thành thật

Chào các bạn,

Có lẽ các bạn đã biết văn hóa đọc – mọi người khuyến khích nhau đọc, thầy cô khuyến khích các trò đọc, thúc nhau thành lập thư viện, và cổ vũ mọi hình thức đọc sách của trẻ em và mọi người.

Đó là thời trước khi sách vở còn quý hiếm. Ngày nay mỗi người có một smart phone, đọc bất kì điều gì ở đâu lúc nào cũng đều được. Và chúng ta có “văn hóa đọc nhưng chẳng làm.”

Chúng ta có những trí thức trẻ có thể nói lảm nhảm đủ thứ chuyện chỉ bằng lập lại các từ ngữ chuyên môn của những loại chuyện đó, nhưng chẳng hiểu là mình nói điều gì, vì chẳng bao giờ chịu thực hành điều mình đọc. Chúng ta có nhiều trí thức trẻ tin rằng càng đọc nhiều mình càng giỏi, dù chẳng bao giờ thực hành điều gì mình đọc. Chúng ta có nhiều sinh viên, học sinh, trí thức đủ kiểu tin rằng kiến thức đến từ đọc, và họ có ảo tưởng là họ có nhiều kiến thức nhờ đọc nhiều.

Có nhiều trí thức trẻ nói huyên thuyên về Thiền dù rằng chưa tập ngồi Thiền được một buổi. Nhiều trí thức lập lại lời Phật Thích Ca hay Chúa Giêsu như thầy giảng dù chẳng hề thực hành những lời đó dù chỉ một lần.

Nếu bạn tin rằng chỉ cần đọc nhiều sách võ bạn sẽ giỏi võ, nhiều sách nấu ăn bạn sẽ giỏi nấu ăn, nhiều sách kinh tế bạn sẽ giỏi kinh tế, thì bạn thực là ngu dốt. Mọi thứ trên đời đều cần thực hành để hiểu và biết. Không thực hành, bạn chẳng biết gì cả. Muốn biết nấu ăn thì nấu ăn, muốn biết võ thì tập võ, muốn biết kinh tế thì làm kinh tế.

Trí thức đọc lý thuyết rồi tưởng là mình hiểu là đại họa cho chính họ, cho đất nước và cho thế giới. Người không biết, nhưng biết rằng mình không biết, thì chẳng hại ai. Người không biết mà cứ tưởng mình biết, và lại được thiên hạ cho là mình biết nhờ cái bằng của mình, thì đó là đại họa cho họ và mọi cộng đồng có họ. Hãy tưởng tượng đến một kỹ sư điều khiển việc xây một con đập chỉ qua đọc sách xây đập mà chưa hề xây con đập nào trong đời.

Thế hệ này là thế hệ đọc, và rất tiếc là không thực hành, và có ảo tưởng là mình có trí tuệ. Các bạn, các bạn chưa làm điều gì nhiều lần, chưa thực hành điều gì vài trăm lần, hay vài trăm ngàn lần (như tập các thế võ), mà dám nghĩ là mình có trí tuệ về điều đó, và còn dám dạy mọi người về môn đó, thì đó là một dối trá tồi tệ nhất trong đời sống của bạn. Mình dốt đã đành, làm thầy thiên hạ để truyền cái dốt của mình đi xa đi rộng, thì đó là một dối trá trời đất không thể dung tha.

Hãy thành thật với chính mình và cộng đồng của mình. Người đầu tiên có lợi nhờ tính thành thật của bạn là chính bạn.

Thế giới ngày nay có quá nhiều thầy dối trá trong quá nhiều môn học. Đừng tự thêm mình vào danh sách các thầy đó, dù trong túi bạn có bằng gì.

Đời sống tâm linh tích cực là 100% thực hành. Bạn chẳng thực hành thì đương nhiên là si mê vĩnh viễn. Không có lối thoát.

Chúc các bạn luôn thành thật và trí tuệ.

Mến,

Hoành

© copyright 2020
Trần Đình Hoành
Permitted for non-commercial use
www.dotchuoinon.com

Một suy nghĩ 3 thoughts on “Trí tuệ và thành thật”

  1. Em cảm ơn anh Hoành đã viết bài ngày hôm nay.

    Em xin cầu nguyện để anh, gia đình anh và gia đình Đọt Chuối Non luôn mạnh khỏe ạ.

    Chúc anh cuối tuần vui vẻ!

    Thích

  2. Khong biet o tren Troi, co vi Thanh , vi Bo Tat nao bi nan khong, ma Troi khoc nhu mua ….mua chua tung thay …..Minh nghi la Troi khoc , nhu Anh Hoanh da khoc, dang khoc , cho chung quanh minh , khap noi tren
    trai Dat , be ti teo, nhung Toi ac , su tham doc , long vi ky ….v.v…den mat Nhân tinh , to lon khung khiep, khong but muc nao ta noi ….
    Bai viet hay qua Anh Hoanh , ngoai troi , mua nhu trut gian, , song bien nhu gao thet … vi bao toi ac, con nguoi gay ra .

    Thích

  3. Từ khi biết Nhà Chuối năm 2015.Em bớt đọc sách lại.Chỉ đọc trà đàm rồi làm theo.Rồi đọc đi đọc lại cho thấm.Chứ lúc trước Mê Gái quá.Toàn mua sách Hiểu tâm lý phụ nữ,làm sao để tán gái,các tuyệt chiêu để được hẹn hò….Rốt cuộc quen được Cô nào một thời gian.Cô ấy đi lấy chồng mà Em không hiểu được lý do,đến giờ vẫn không biết.Còn mấy đứa Bạn không đọc. Sách nhiều mà các Cô gái lại mê Bọn nó mới đau.

    Thích

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s