Tát nước đầu đình – Bailing Water by the Communal House

Chào các bạn,

Hôm qua (chủ nhật, 4/11/2018) mình có trình diễn bài Tát Nước Đầu Đình, với anh Hoành đánh trống phụ họa, trong một buổi hòa nhạc của Prelude Chamber Ensemble ở Springfield, Virginia, trong một nhà thờ Tin Lành. Phòng biểu diễn là phòng lễ chính của nhà thờ. Đây là chương trình nhạc chào đón mùa Thanksgiving.

Prelude Chamber Ensemble là một dàn nhạc phần lớn là các nhạc sĩ Việt Nam trong vùng, để phát huy truyền thống âm nhạc Việt Nam.

Lời giới thiệu bài hát trong buổi hòa nhạc (do anh Hoành viết) dưới đây:

The communal house is the center of the village life, where all formal activities of the village are performed – festival, play and music performance, meeting of village leaders, or meeting of the entire village… This song is about a group of young men and young women bailing water by the communal house, to irrigate the fields. This is a daily activity in the village life. The men and the women use this opportunity to sing folk songs, to read poetry, to flirt, to speak gentle love language, and sometime to propose marriage. In this song, a man is proposing marriage to a woman, citing all the traditional prerequisites he must meet to marry her, such as jewelry for her, homeware for both, the reception, and all other wedding-related expenses. In the Vietnamese culture the groom pays for all wedding-related costs. The woman pays nothing.

Khán giả hình như chỉ là người Việt, cũng đầy nhà thờ (chỉ một số nhạc sĩ là người Mỹ), nhưng ngôn ngữ chính là tiếng Anh, lâu lâu chêm một câu tiếng Việt mà thôi. Các bạn trẻ gốc Việt ngày nay làm gì thì cũng thường dùng tiếng Anh là chính, không dùng song ngữ như thế hệ đi trước.

Videlo clip dưới đây thâu bằng iphone. Nhà chủ có thu video chuyên nghiệp hơn, nhưng mình chưa có bản đó, nên dùng video thiếu chuyên nghiệp này nghe cho vui, chẳng ai kiện. 🙂

Mời các bạn.

Trần Lê Túy Phượng aka Linh Phượng

Rise to the occasion

Chào các bạn,

“Rise to the occasion”, đứng lên vì hoàn cảnh, có nghĩa khi hoàn cảnh khó khăn bất ngờ đòi hỏi, ta đứng dậy đối phó với khó khăn ta nghĩ là rất khó đối với ta và với những kỹ năng mà ta nghĩ là ta không có. Chúng ta có câu “Giặc đến nhà đàn bà phải đánh” rất chí lí. Mình nhớ là hồi học tiểu học, có làm bài luận văn về câu này. Mình lấy ví dụ Hai Bà Trưng viết vào bài luận, được điểm rất cao. Đọc tiếp Rise to the occasion

Ông câm

Chào các bạn,

Hai tháng trước mình về Gia Lai thăm gia đình. Một buổi chiều người em trai út đã lập gia đình ở cách nhà má bốn cây số đến thăm và nói:

– “Em muốn đi tìm một người ở gần đây thôi và em nghĩ chị cũng thích đi.”

Nghe em nói muốn tìm một người ở gần đây mình cũng hơi ngạc nhiên, bởi họ hàng dì cậu cô chú của mình đều ở những thành phố khác, mình nói: Đọc tiếp Ông câm

4- Giáo hội trong cơn bão bùng (Chương 3 – Thập giá và lưỡi gươm), Trần Tam Tỉnh

thuvienhoasen – 23/12/201212:00 SA

NĂM MƯƠI NĂM NHÌN LẠI 1963 – 2013 TẬP 1

1963 – 2013 
NĂM MƯƠI NĂM NHÌN LẠI 
TẬP MỘT (1/3) 
Tuyển tập của 99 tác giả
và những lời Phê phán của 100 Chứng nhân
về chế độ Ngô Đình Diệm
Nhà xuất bản Thiện Tri Thức Publications 2013
TẬP MỘT ● TẬP HAI ● TẬP BA 
Chương Một – TỘI TỔ TÔNG
Hể đã Phi dân tộc thì thế nào cũng Phản dân tộc
04
GIÁO HỘI TRONG CƠN BÃO BÙNG 
Linh mục Trần Tam Tĩnh 
(Trích từ tác phẩm “Thập giá và Lưỡi gươm”, Chương III – Việt dịch từ “Dieu et César”)
50namnhinlai-17

 

1 ─ GIÁO HỘI CHIẾN THẮNG

«Tại các vùng tôi đã đi thăm, người Cộng sản đã giành được một loạt thắng lợi về chính trị, hành chính, quân sự và – cũng phải nói thôi – tinh thần… Điều đã gây ấn tượng mạnh nhất trong tôi, hỡi ôi, lại là tinh thần hăng hái họ đã tạo được nơi các cán bộ không Cộng sản và sự ủng hộ mạnh mẽ họ giành được từ phía nông dân». (Joseph Alsop, phóng viên chống cộng, viết ngày 31-8-1954).

Đọc tiếp trên CVD >>

Cà Mau: Mỗi năm mất từ 400-500ha rừng phòng hộ, do đâu?

Dân Việt Thứ Bảy, ngày 27/10/2018, 19:20

Hằng năm tỉnh Cà Mau mất khoảng 400 – 500ha rừng phòng hộ do sạt lở. Cá biệt, trong vòng khoảng 1 năm, điểm sạt lở tại cửa biển Hố Gùi (huyện Năm Căn) bị sóng biển đánh mất đến 200m đất, ăn sâu vào đất liền.

Lâm Đồng: Tàu cát vừa hoạt động lại, sông Đồng Nai lập tức sạt lở
Nghệ An: 34 hộ dân cần di dời khẩn cấp vì sạt lở vẫn phải chờ dự án
Cần Thơ: Lên phương án di dời 4 vạn dân vùng sạt lở 

ca mau: moi nam mat tu 400-500ha rung phong ho, do dau? hinh anh 1
Đoàn công tác của cũng đã đi khảo sát thực tế đoạn sạt lở ven biển nghiêm trọng từ cống Hương Mai đến cống Tiểu Dừa thuộc huyện U Minh. Ảnh: CTV.

Đọc tiếp trên CVD >>