Ô Đêm – La Nuit

Chào các bạn,

Ô Đêm – O Night – La Nuit là bài hát trong phim Pháp Les Choristes – The Chorus – Dàn đồng ca – được công chiếu năm 2004.

Dàn đồng ca bao gồm các em học sinh nam của trường nội trú Đáy Ao (tên trường thật đặc biệt và “phù hợp” với số phận học sinh – những đứa trẻ bị xem là khó dạy dỗ; tên trường cũng “phù hợp” với số phận thầy giáo – những người bị xã hội xem là thất bại). Nhạc trưởng của Dàn đồng ca là thầy giám thị. Thầy giám thị vốn là giáo viên âm nhạc và là nhạc sĩ thất bại, ông thất nghiệp và được trường Đáy Ao nhận làm giám thị.

Không ngờ ở Đáy Ao – nơi tưởng chừng chỉ có bóng tối và tuyệt vọng – lại là nơi nuôi dưỡng giấc mơ và hy vọng. Đọc tiếp Ô Đêm – La Nuit

Ta là ai?

Chào các bạn,

Có lẽ trong nền văn hóa Việt mọi chúng ta đều rành Bồ tát làm gì. Bồ tát chỉ có một việc làm là cứu độ chúng sinh – đưa chúng ta từ bờ khổ, vượt dòng si mê, qua bờ bên kia – an nhiên tự tại. Nhưng đây là điều chúng ta không để ý đến. Nếu bạn qua bờ bên kia, tức là bạn thành Bồ tát, thì tự nhiên bạn lại muốn làm một việc duy nhất là cứu độ chúng sinh. Trái tim Bồ tát tự nhiên yêu thương như thế, chẳng ai bắt làm gì, tự mình muốn làm.

Nhưng có một điều trong văn hóa Việt có lẽ là thiếu sót, và có lẽ là chúng ta chẳng nghĩ đến. Đó là, chúng ta chỉ đọc và nói về ai đó là Bồ tát, nhưng chúng ta không bao giờ dạy và nhấn mạnh: chúng ta là Bồ tát. Đọc tiếp Ta là ai?

Làm việc thiện cho người đạo Chúa

Chào các bạn,

Tỉnh Phú Yên có ghềnh đá đĩa khá đẹp. Trước cổng ghềnh đá đĩa là hai dãy nhà hàng vừa bán cơm vừa bán đặc sản của Phú Yên, chủ yếu là bánh tráng dừa, bánh tráng đậu phụng cùng với những vỏ nghêu sò ốc hến. Những chiếc vỏ này có thể để rời hoặc gắn lại thành hình những cô gái, những chiếc vòng đeo tay.

Giữa trưa nắng mình đi bộ từ bãi đậu xe đến cổng ghềnh đá đĩa. Khi gần đến cổng mình nghe tiếng em nhỏ phía sau hỏi to một cách phấn khởi:

– “Cô ơi, cô là đạo Chúa hả?” Đọc tiếp Làm việc thiện cho người đạo Chúa

‘Mắt thấy tai nghe’ từ Vĩnh Tân

28 tháng 10 2018

Vĩnh Tân
Báo InfoNet hồi tháng 7/2018 nói Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Nguyễn Ngọc Hai “kiến nghị xử lý tồn tại phức tạp ở Nhiệt điện Vĩnh Tân.” (Bản quyền hình ảnh INFONET)

Hệ lụy mà nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân gây ra cho người dân nơi đây đã được báo chí, mạng xã hội phản ánh gần như đầy đủ nên tôi không đi sâu về tác hại và sự thống khổ của người dân nơi đây. Cái mà tôi quan tâm là tình trạng ô nhiễm tro xỉ ở đây có thể chấm dứt được không và khi nào?

Đọc tiếp trên CVD >>

Toàn trị và ngoại thuộc phần

thuvienhoasen – Cao Huy Thuần

Kỷ niệm 40 năm 1963 

Hình ảnh có liên quan
Tổng thống Ngô Đình Diệm

Sách vở, báo chí, dân chúng ở miền Nam trước đây gọi chế độ ông Diệm là độc tài, hoặc độc tài gia đình trị. Dictature, despotisme, tyrannie, autocratie, despotisme oriental … tất cả những khái niệm chính trị đó của phương Tây đều có thể áp dụng được – và đã áp dụng – cho chế độ Ngô Đình Diệm. Tôi dùng chữ “toàn trị” ở đây trước hết là để nhấn mạnh một trong hai tiêu chuẩn chính mà Hannah Arendt đã dùng để định nghĩa khái niệm totalitarisme : ý thức hệ. Chế độ ông Diệm đã khẩn trương dựng lên từ đầu và càng ngày càng bắt dân chúng nuốt một thứ chủ nghĩa mà chẳng ai hiểu là gì : chủ nghĩa nhân vị. Dân không hiểu đã đành, đại trí thức dùi mài kinh sử trên chủ nghĩa đó cũng chẳng thông gì hơn, chỉ loáng thoáng biết rằng đây là thứ chủ nghĩa lấy hứng từ thuyết personnalisme chrétien của một ông tác giả Pháp nào đó tên là Mounier. Cái chết của ông Diệm bắt đầu từ đó : từ chỗ ông nghĩ rằng có thể dùng tôn giáo để cai trị, từ chỗ ông bắt tất cả dân chúng, bất kỳ theo tín ngưỡng nào, đều phải nhất nhất “xin Thượng Đế ban phước lành cho Người”.

Đọc tiếp trên CVD >>