Chào các bạn,
Hôm qua (chủ nhật, 4/11/2018) mình có trình diễn bài Tát Nước Đầu Đình, với anh Hoành đánh trống phụ họa, trong một buổi hòa nhạc của Prelude Chamber Ensemble ở Springfield, Virginia, trong một nhà thờ Tin Lành. Phòng biểu diễn là phòng lễ chính của nhà thờ. Đây là chương trình nhạc chào đón mùa Thanksgiving.
Prelude Chamber Ensemble là một dàn nhạc phần lớn là các nhạc sĩ Việt Nam trong vùng, để phát huy truyền thống âm nhạc Việt Nam.
Lời giới thiệu bài hát trong buổi hòa nhạc (do anh Hoành viết) dưới đây:
The communal house is the center of the village life, where all formal activities of the village are performed – festival, play and music performance, meeting of village leaders, or meeting of the entire village… This song is about a group of young men and young women bailing water by the communal house, to irrigate the fields. This is a daily activity in the village life. The men and the women use this opportunity to sing folk songs, to read poetry, to flirt, to speak gentle love language, and sometime to propose marriage. In this song, a man is proposing marriage to a woman, citing all the traditional prerequisites he must meet to marry her, such as jewelry for her, homeware for both, the reception, and all other wedding-related expenses. In the Vietnamese culture the groom pays for all wedding-related costs. The woman pays nothing.
Khán giả hình như chỉ là người Việt, cũng đầy nhà thờ (chỉ một số nhạc sĩ là người Mỹ), nhưng ngôn ngữ chính là tiếng Anh, lâu lâu chêm một câu tiếng Việt mà thôi. Các bạn trẻ gốc Việt ngày nay làm gì thì cũng thường dùng tiếng Anh là chính, không dùng song ngữ như thế hệ đi trước.
Videlo clip dưới đây thâu bằng iphone. Nhà chủ có thu video chuyên nghiệp hơn, nhưng mình chưa có bản đó, nên dùng video thiếu chuyên nghiệp này nghe cho vui, chẳng ai kiện. 🙂
Mời các bạn.
Trần Lê Túy Phượng aka Linh Phượng
Phần trình diễn của anh chị dễ thương quá.
ThíchThích
Cám ơn anh chị. Rất cảm phục khả năng hát dân ca của chi Phượng và tài đánh trống của anh Hoành.
Chúc tất cả ACE một ngày an bình.
NK Tiệp.
ThíchThích
Cảm ơn anh Tiệp. Mình và bà xã đang thí nghiệm hát dân ca với vài nhạc cụ percussion giản dị, như song lang và trống ở đây. Rất interesting là mọi người phản hồi, từ nhạc trưởng dàn nhạc, ban tổ chức, đến khán giả và bạn bè, rất thích cách trình diễn này.
Mình và bà xã nhận ra là hát dân ca mà dùng hòa âm tây phương với các ban tân nhạc, thì nghe không được. vì không hạp. Và ban nhạc thường át tiếng của ca sĩ, làm cho những luyến láy tế nhị của dân ca VN bị mất hút trong tiếng nhạc. Nên cần phải rất ít nhạc cụ đi theo. Minh có chơi được đàn nguyệt, nhưng chưa master được đến mức để tiếng đàn làm được mọi thứ mình muốn. Nhưng trống thì tốt, vì mình có thể điều khiển được tiếng trống theo ý muốn, đồng thời tiếng trống thường không át tiếng hát (vì ít rung hơn tiếng đàn).
Mình nói với bà xã để từ từ thí nghiệm thêm với những percussion instruments (nhạc cụ gõ) khác, như chiêng, dulcimer, nhạc cụ gõ bằng gỗ… Nhưng mình có cảm tưởng có lẽ chẳng nhạc cụ nào tốt hơn trống, vì trống có đủ độ rung để làm nhạc nền, nhưng không nằm trong tần số tiếng hát của ca sĩ, nên không át tiếng ca sĩ, lại rất tốt để tạo nhịp điệu mà các nhạc cụ khác không làm được tốt. Hơn nữa, đánh trống bằng tay thì không chỉ có hai bàn tay hay hai cái dùi, mà là cả 10 ngón tay, có thể tạo ra nhiều loại âm và nhịp khác nhau, rất phong phú.
ThíchĐã thích bởi 2 người
Cám ơn Harmony nha.
A. Hoành
ThíchThích
Tôi cũng thấy các nhạc cụ dân tộc kết hợp tốt hơn với hát các làn điệu dân ca hơn là các nhạc cụ của châu Âu. Kể cả hoà tấu các bài dân ca bằng các nhạc cụ dân tộc tôi cũng thấy nó thấm hơn.
Anh Hoành đánh trống bằng tay lão luyện như những nghệ sĩ đánh trống của nhiều dân tộc sống ở trung và nam châu Phi lắm. Tôi thấy người Việt mình dùng que, dùi đánh trống nhiều hơn là dùng tay như anh Hoành và người dân ở trung và nam Phi. Không biết nhận sét này có đúng không?
Chúc anh Hoành sẽ sớm master cả đàn nguyệt và tiếp tục lão luyện hơn nữa để accompanying giọng hát dân ca của chị Tuý Phượng
Chúc cả nhà ĐCN một ngày an bình và mượt mà như những làn điệu dân ca.
ThíchThích
Anh Tiệp,
Mình chưa nghiên cứu kỹ, nhưng hình như rất nhiều dân tộc trên thế giới đánh trống bằng hai bàn tay, đặc biệt khi trống dùng như nhạc cụ là chính – như anh nói Nam và Trung Mỹ (gọi là Latin America), Phi châu, Úc Châu, Ấn độ và các nước trong văn hóa Ấn vùng đó, các nước Trung đông và Cận đông.
Chỉ các nước Âu châu là có khuynh hướng dùng dùi trống nhiều. Có lẽ vì trống snare (trống nhỏ nhất và cao tiếng nhất, có giây rung dưới mặt đáy của trống, trong ban nhạc rock hay nhạc jazz tân thời) thịnh hành từ thế kỷ 15 (lúc đó gọi là trống Tabor) nhờ được dùng trong quân đội, để diễn hành, hoặc tiến quân với đội hình hàng ngang tiến lên.
Ở TQ, VN, Nhật… trống bắt đầu dùng làm hiệu lệnh trong chiến trường là chính, để làm hiệu lệnh chiến đấu: tiến, lui, chuyển ngang… Trống thường lớn và dùi lớn để quân nghe cho rõ. Nhờ những hiệu lệnh này mà đại quân có thể tiến thoái và chuyển trận.
Những nơi khác trống dùng cho nhạc là chính (dù vẫn có thể dùng cho các công tác truyền thông – cummunication) thì thường dùng trống nhỏ và đánh bằng 10 ngón tay và mọi thứ trên bàn tay. Ngày nay các loại trống nhỏ này thịnh hành nhờ kỹ thuật âm thanh điện tử có thể làm tiếng của trống nhỏ nghe rất rõ và rất to, và nghệ sĩ trống có thể chuyển tải đủ mọi tiếng trống rất hay, mà dàn trống nhạc rock hay dàn nhạc cổ điển Tây phương không thể so sánh nổi.
H.
ThíchThích