Khúc quân hành – Kẹp hạt dẻ

Chào các bạn,

Khúc quân hành là một bản nhạc nằm trong vở ballet Kẹp hạt dẻ nổi tiếng.

Kẹp hạt dẻ (The Nutcracker) là vở ballet do Marius Petipa và Lev Ivanov dàn dựng, với phần âm nhạc của Pyotr Ilyich Tchaikovsky.

Vở kịch được chuyển thể từ truyện Kẹp hạt dẻ và Vua Chuột (The Nutcracker and the Mouse King) của nhà văn Đức E.T.A. Hoffmann, sáng tác năm 1816. Vở kịch được công chiếu tại Nhà hát Mariinsky ở St Petersburg vào Chủ Nhật 18/12/1892. Đọc tiếp Khúc quân hành – Kẹp hạt dẻ

Học tập thế nào ?

Chào các bạn,

Bài này nhằm chỉ các bạn kinh nghiệm học tập của mình. Bảo đảm các bạn làm theo thì nhất định sẽ giỏi.

Học tập là gì?

Từ này rất hay: học và tập. Nếu không có hai chữ “học tập” thì thường thường ta viết tắt thành một chữ “học”. Nhưng trên nguyên tắc, học luôn đi đôi với tập. Học là học tập.

Học là học bài học. Tập là lập đi lập lại.

I. Học Đọc tiếp Học tập thế nào ?

Đám cưới người Kinh và người đồng bào sắc tộc

Chào các bạn,

Chiều thứ Năm mình đến tham dự lễ cưới của một em người sắc tộc Sêđăng, học sinh cũ của nhà Lưu trú sắc tộc Buôn Ma Thuột. Sau khi ra trường em được các chị đầu tư cho học về mỹ nghệ gỗ tại Tp. HCM.

Đám cưới em đặc biệt bởi em là chú rể người sắc tộc Sêđăng, còn cô dâu là cô giáo mầm non người Kinh.

Ngoài trừ cô dâu chú rể thương nhau ra còn lại cả hai bên gia đình không bên nào ưng bên nào, nhưng sau bốn năm hai bên gia đình không cản được đành chấp nhận cho có lễ cưới, và cả hai bên gia đình đều có yêu cầu. Đọc tiếp Đám cưới người Kinh và người đồng bào sắc tộc

Lời cầu nguyện 520

Jesus ơi,

Nhìn những đàn ông và phụ nữ này.
Họ đang cầu nguyện với Phật.
Có lẽ họ đang xin Phật quan tâm những mong mỏi của họ.
Họ đang xin Phật yêu họ?

Nếu họ biết Phật yêu họ,
nếu họ biết Phật hiểu nghĩ suy của họ,
từng suy nghĩ nhỏ nhất,
nếu họ biết Phật đang đứng bên họ,
họ sẽ bình an.

Amen.

PTH

Đạo luật bị lãng quên

Công Minh – Thứ Sáu,  19/5/2017, 16:33 (GMT+7)

Hành khách sử dụng dịch vụ tại sân bay Tân Sơn Nhất. Ảnh: Uyên Viễn

(TBKTSG) – Đã 13 năm qua, kể từ khi có Luật Cạnh tranh ở Việt Nam, số lần đạo luật này được đưa ra áp dụng để chống lại những hành vi độc quyền hay câu kết thao túng thị trường chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Không chỉ quên luật

Năm 2014, giá một tô mì ở sân bay Tân Sơn Nhất có lúc lên đến 160.000 đồng, giá của nhiều loại đồ ăn khác cũng cao một cách khủng khiếp. Chỉ cần chút thời gian tìm hiểu kỹ hơn, phóng viên báo Giao thông đã phát hiện, các quầy hàng này đều thuộc một ông chủ đứng sau(1). Sự việc này có dấu hiệu vi phạm điều 13.2 của Luật Cạnh tranh về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền để áp đặt giá bất hợp lý. Thế nhưng, thay vì sử dụng Luật Cạnh tranh để giải quyết vấn đề, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải thời điểm đó lại “yêu cầu” phải hạ giá mì tôm xuống còn 20.000 đồng.

Đọc tiếp trên CVD >>

Hoạt động thương mại – truyền giáo của Bồ Đào Nha và Pháp ở VN thế kỷ XVI – XVIII

Kết quả hình ảnh cho ảnh cúng dâng hoa quả ở xứ àng Ngoài
Ảnh cúng dâng hoa quả ở xứ Đàng Ngoài

Nguồn: Barrow, John (2008), Một chuyến du hành đến xứ Nam Hà, Dịch giả Nguyễn Thừa Hỷ, NXB Thế giới, tr. 105. (trích từ Luận án)

Luận án Tiến sĩ Lịch sử Thế giới

Hoàng thị Anh Đào
Trường Đại Học Khoa Học
Đại Học Huế

Đọc và download:

– Từ Đại Học Huế

– Từ CVD