Chào mừng Ngày Nhà Giáo Việt Nam

Một trăm năm sau, tôi đã lái xe gì, không quan trọng; tôi đã ở nhà loại nào, không quan trọng; tôi đã có bao nhiêu tiền trong ngân hàng, không quan trọng… Điều quan trọng là thế giới có thể tốt hơn một chút vì tôi đã tạo được một thay đổi trong cuộc đời của một em nhỏ.” — Forest Witchcraft.

Chào các bạn,

Tháng 7 năm 1946, một tổ chức quốc tế các nhà giáo tiến bộ được thành lập ở Paris đã lấy tên là Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục (tiếng Pháp: Fédération Internationale Syndicale des Enseignants – FISE). Continue reading Chào mừng Ngày Nhà Giáo Việt Nam

Dạy học

Chào các bạn,

Đến ngày thầy cô thì chúng ta có nhiều món quà tinh thần để tặng thầy cô. Văn hóa Việt Nam tôn sư trọng đạo. Ngày xưa, thầy còn cao hơn bố – quân, sư, phụ. Không thầy đố mày làm nên.

Nhưng chúng ta không được dạy rằng mỗi người chúng ta đều là thầy, và đều cần phải làm thầy cho tốt. Chúng ta là thầy của con cái, các em trong nhà. Là thầy của các lớp đàn em trong trường. Là thầy của nhân viên. Là thầy của những người nghèo hơn hay ít học hơn trong phường khóm. Là thầy của mọi người đọc bài ta viết trên blog để học theo ta. Continue reading Dạy học

Tùy Trời

Chào các bạn,

Trong lúc mình ở nhà ông ngoại Bem thăm chơi, thì mẹ Khánh là cháu ngoại địu em Y Khánh người con trai mười một tháng qua nhà thăm ông ngoại Bem.

Mẹ Khánh còn rất trẻ mới khoảng hai mươi ba hoặc hai mươi tư tuổi, người cao gầy nhưng rất nhanh nhẹn tươi vui. Mình vào đúng ngày Chúa nhật là ngày anh em đồng bào buôn làng đa số nghỉ không đi làm nương rãy, được rảnh rỗi nên qua nhà hàng xóm bạn bè thăm chơi. Bởi vậy khi nhìn thấy chỉ một mình mẹ Khánh địu người con nhỏ qua thăm ông ngoại, mình hỏi: Continue reading Tùy Trời

20/11 và nỗi niềm giáo viên môn phụ

PHAN TUYẾT 06:29 17/11/18

(GDVN) – Các em học sinh hồ hởi chạy vào thăm những thầy cô dạy Toán, Lý, Hóa, tiếng Anh…tuyệt nhiên không ai hỏi thăm những thầy cô “môn phụ” một tiếng.

Giáo viên vui mừng khi nhận được tấm lòng, tình cảm tri ân của học sinh ngày 20/11 (Ảnh: tác giả cung cấp).

LTS: Cho rằng, nhiều bậc phụ huynh cũng như các em học sinh đang có sự phân biệt giữa “môn chính, môn phụ”, tác giả Phan Tuyết đã có bài viết chia sẻ.

Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết.

Đọc tiếp trên CVD >>

Sự cô đơn “lạnh người” của cô giáo cắm bản giữa đại ngàn

Quản Bạ – Hà Giang:

Chủ Nhật, 02/09/2018 – 16:43

Dân trí – “Nhất là khi đêm về, xung quanh chỉ toàn một màu đen đặc của đêm tối. Thêm tiếng hú của những con thú từ bốn bề mênh mông núi rừng đua nhau vọng lại. Chỉ có cách trùm chăn kín đầu ngủ cho quên bớt hoảng sợ”, cô giáo cắm bản Lưu Thị Hằng chia sẻ.

Sau 1 tiếng đi xe máy và 4 tiếng đi bộ men theo những vách núi đá cheo leo sâu trong cánh rừng già. Chúng tôi có mặt tại điểm trường Xà Phìn, trường mầm non Bát Đại Sơn, xã Bát Đại Sơn, huyện Quản Bạ, Hà Giang gặp gỡ và trò chuyện với cô giáo Lưu Thị Hằng.

Bám bản giữa đại ngàn biên giới

 Con đường độc đạo vào điểm trường Xà Phìn, một bên là vách núi, một bên là vực thẳm sâu hun hút.

Đọc tiếp trên CVD >>

Nghề giáo hiện nay: nghề “oan trái”

26/12/2009 15:16 GMT+7

TTCT – Đề tài nghiên cứu “Hệ thống phúc lợi ở TP.HCM với mục tiêu tiến bộ và công bằng xã hội” do TS Trần Hữu Quang làm chủ nhiệm đã nêu ra một vài số liệu như một bằng chứng về những “oan trái” mà giáo viên phổ thông đang phải đối diện. Xin giới thiệu một số dữ liệu nghiên cứu ghi nhận được.

P6jDZcz2.jpg
Một giờ dạy bồi dưỡng cho học sinh giỏi của thầy Nguyễn Đức Tấn – Ảnh: Như Hùng
FHOsc2lN.jpg
Cô Trịnh Thị Định, giáo viên Trường THPT Võ Thị Sáu, Q.Bình Thạnh, TP.HCM, trong giờ dạy môn giáo dục công dân cho học sinh lớp 10A15 với dụng cụ dạy học là những hạt đậu trắng, đen. Cách dạy của cô khơi gợi được cảm xúc và sự thích thú của học sinh – Ảnh: Như Hùng

Đọc tiếp trên CVD >>