Respect – Tôn trọng

500 Greatest Songs of All Times

“Respect” được viết và ghi âm năm 1965 bởi Otis Redding, nhưng không  thành công.  Đến năm 1967, bài này được sửa nhạc và lời, và được Aretha Franklin ghi âm rất thành coongl; trở thành bản chữ ký (signature song) của cô.  Đây là một trong nững bài hát hay nhất của thời kỳ R&B (Rhythm and Blues), mang đến cho cô 2 Grammy awards năm 1968 cho  “Best Rhythm & Blues Recording” và “Best Rhythm & Blues Solo Vocal Performance, Female”, và đưa tên cô vào  Grammy Hall of Fame năm 1987.

Năm 2002, Thư viện Quốc Hội Mỹ  đưa bài này của Aretha vào National Recording Registry.  Rồi bản này được báo Rolling Stone đặt thứ 5 trong danh sách The 500 Greatest Songs of All Time. Bản này cũng nằm trong danh sách Những bài hát của thế kỷ (Songs of the Century của Hội Kỹ nghệ Ghi âm Hoa Kỳ (Recording Industry of America) và  Di sản Nghệ thuật Quóc gia (National Endowment for the Arts).

Tôn trọng

(Oo) Điều anh muốn
(Oo) Anh yêu, em có
(Oo) Điều anh cần
(Oo) Anh biết em có điều đó rồi phải không?
(Oo) Những gì em cầu
(Oo) là chút tôn trọng khi anh về nhà (chỉ một chút)
Ơi anh yêu (chỉ một chút) khi anh có nhà
(Chỉ một chút) mình ơi (chỉ một chút) Đọc tiếp Respect – Tôn trọng

Lịch sử Ngày Quốc tế Phụ Nữ 8/3

Ngày Quốc tế Phụ Nữ (mồng 8 tháng 3) là một dịp được ghi dấu bởi những hiệp hội phụ nữ trên toàn thế giới. Ngày này cũng được Liên Hiệp Quốc kỷ niệm và được xem như ngày lễ quốc gia ở nhiều nước. Khi phụ nữ trên tất cả các châu lục, bị chia cắt bởi những khác biệt về biên giới quốc gia, chủng tộc, ngôn ngữ, văn hóa, kinh tế và chính trị, cùng nhau kỷ niệm Ngày của mình, họ có thể nhìn lại truyền thống tiêu biểu cho ít nhất chín thập kỷ đấu tranh cho bình đẳng, công bằng, hòa bình và phát triển.

Đọc tiếp Lịch sử Ngày Quốc tế Phụ Nữ 8/3

Mẹ là tình yêu

Chào các bạn,

Mẹ là tình yêu. Không phải vì bố không biết yêu, nhưng tình yêu của mẹ thể hiện từng giây trong cuộc sống. Mọi sự Mẹ làm, mọi điều Mẹ nghĩ, đều thể hiện tình yêu cho chồng và con. Bố thì thường đi chinh chiến chẳng mấy lúc về nhà.

Thượng đế là tình yêu. Nghĩa là Thượng đế là Mẹ, dù là người ta vẫn theo lề lối xưa, gọi đó là Ông Trời và là “He” trong tiếng Anh.

Thượng đế yêu mọi người, không trừ ai, yêu cả người tội lỗi, người hành tội thế nhân, người chống báng Thượng đế, người tạo ra bao đau khổ cho loài người… Đó chính là Mẹ yêu mỗi đứa con, đứa ngoan ngoãn lẫn đứa quỷ ma. Đọc tiếp Mẹ là tình yêu

Chia sẻ với các bạn nam ngày 8/3

Chào các bạn,

Ngày Quốc Tế Phụ Nữ chẳng chỉ là ngày nấu nướng, rửa bát và mua hoa cho các nàng, mà là ngày nhắc chúng ta rằng phụ nữ vẫn chưa được bình đẳng với nam giới và phụ nữ cần được bình đẳng với nam giới.

Bình đẳng vì chẳng có lý do gì để bất bình đẳng.

Nhưng quan trọng hơn thế, mẹ có ảnh hưởng cực lớn đến con cái, gia đình, và xã hội. Mẹ bình đẳng về học vấn, kiến thức và việc làm như bố, thì sẽ giúp các con phát triển tốt hơn về tinh thần và thể chất, và gia đình cùng xã hội cường thịnh hơn. Đọc tiếp Chia sẻ với các bạn nam ngày 8/3

Nỗi buồn mẹ bên sông Đà

nguoihoabinh-com-net-dep-nhuom-rang-den-cua-nguoi-muong-3

Mai An Nguyễn Anh Tuấn

Truyện ngắn

Tôi vô tình được gặp mẹ trong một khách sạn.

Cứ chiều chiều, mẹ lại ra đứng ở ban công tầng hai, mắt nhìn về phía xa xa, vẻ mong đợi bồn chồn…

Có lần, trong một cuộc liên hoan văn nghệ do đội văn công của khách sạn trình diễn, tôi gặp mẹ ngồi ở hàng đầu, giữa các quan khách…

Đọc tiếp trên CVD

Bước Mẹ Ru

Chào các bạn,

Nhân ngày Phụ Nữ Quốc Tế, mình đăng lại đây bài “Bước mẹ ru” với lời dịch tiếng Anh của anh Hoành, đã đăng trên ĐCN vài năm trước (và được các bạn mang đăng lại trên một số websites), để chia sẻ tình mẹ thiêng liêng với cả nhà.

Chúc các bạn vui Ngày Quốc Tế Phụ Nữ.

Túy Phượng

 

Bước Mẹ Ru

Ngày mẹ chết
Tôi còn viễn xứ
Đỏ lòng tìm phương hướng lần quê
– Mẹ ơi
Mẹ đợi con về
Đê mòn quê ngoại con về mẹ ơi !

Đường về ngoại bao lần tôi tới
Suốt tuổi thơ mẹ gửi cho ông
Thay cha, ngoại dạy nằm lòng
Phẩm hạnh, cách sống, đừng hòng lãng xao Đọc tiếp Bước Mẹ Ru

Cô bé như cơn mưa chợt đến…

TẢN VĂN

Mưa lớn buổi chiều, vào ngay giờ cao điểm đông xe, đông người trên phố, lại kẹt xe liên tục. Đã chạy giao hàng từ sáng sớm, tôi mệt mỏi tách chiếc honda cánh én cà tàng của mình ra khỏi luồng xe, tấp vô một mái hiên. Một chiếc hai bánh khác cũng tấp theo và một cặp trai gái hối hả bỏ xe chạy vô đứng cạnh tôi. Đã đỡ ướt át khó chịu, theo thói quen, tôi nhìn quanh nhìn quẩn một chút. Thì ra bên cạnh tôi chỉ là hai đứa thiếu niên. Cô bé tuổi khoảng 15 hay 16, mặc bộ đồng phục học sinh một trường “quí tộc” nào đó vì kiểu váy xanh ca-rô, sơ-mi trắng toàn may bằng hàng mắc tiền, trông rất sang trọng. Cậu con trai cũng trắng trẻo, bảnh bao, và qua cách nói năng, cử chỉ, chắc đây là bạn trai chứ không phải là anh của cô bé. Chợt lòng tôi bồi hồi vì chợt nhận ra gương mặt xinh xắn của cô bé rất giống nhỏ Tiên ngày xưa… Đọc tiếp Cô bé như cơn mưa chợt đến…

Phố 8/3 ở Hà Nội

VnExpress

Vài năm nay ở thủ đô có một con phố mang tên ngày Quốc tế phụ nữ. Không chỉ phố, các trường mầm non, chợ, khu tập thể xung quanh đều được gắn kèm với con số mùng 8/3.

Đọc tiếp Phố 8/3 ở Hà Nội

pho0-1349807515_480x0.jpg

Được hình thành từ khu tập thể nhà máy Dệt 8/3, phố 8/3 được đặt tên vào tháng 7/2000.

Kỳ 8: Khi đàn ông viết sử

Đăng lúc: 13.08.2016 11:21

MTG –   Ở Trung Quốc cũng như ở Việt Nam, lịch sử là do đàn ông viết. Hễ có một phụ nữ nào “nảy nòi” làm nên đại sự thì bị các ông tìm mọi cách bêu riếu cho lên bờ xuống ruộng ngay, trừ một số trường hợp đặc biệt như Hai Bà Trưng hay Bà Triệu ở Việt Nam.

Đối với trường hợp của Hai Bà Trưng, được ghi trong chính sử từ thời nhà Trần. Cần biết thời nhà Trần Nho giáo chưa thống trị nên người phụ nữ chưa bị giới trí thức vùi dập, cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng được sử Tàu ghi rõ, tất nhiên với lời lẽ rất láo xược.

Đọc tiếp trên CVD

Công việc chăm sóc không lương – Để ngôi nhà thành Tổ ấm

Author ActionAid Việt Nam – Date published Thursday, September 29, 2016

AA – Công việc chăm sóc không lương (CVCSKL) là một khái niệm không còn mới trên thế giới nhưng khá mới mẻ ở Việt Nam. Đã có nhiều nghiên cứu và báo cáo sử dụng khái niệm này hoặc nói đến thời gian sử dụng cho các công việc chăm sóc nói chung và công việc cho gia đình cũng như cho cộng đồng nói riêng.

Tài liệu này là bản Tóm tắt kết quả nghiên cứu đợt 1 tại 9 tỉnh Việt Nam về công việc chăm sóc không lương. Báo cáo này mở đầu cho loạt báo cáo chuyên đề của ActionAid về vấn đề CVCSKL và các kiến nghị chính sách liên quan.

Đọc tiếp trên CVD