Qua đôi mắt của Trời – Through Heaven’s Eyes

Chào các bạn,

Hôm nay mình giới thiệu với các bạn một bài hát rất hay trong phim hoạt hình Hoàng tử Ai Cập, và một cụm từ cũng rất hay trong bài hát này nhé.

Hoàng tử Ai Cập là bộ phim kể về Moses. Moses là người Do Thái, lớn lên làm hoàng tử Ai Cập. Vào thời đó, người Do Thái bị làm nô lệ cho người Ai Cập. Moses nhìn thấy những người nô lệ Do Thái phải chịu khổ cực, lầm than dưới ách thống trị của Ai Cập, Moses đã dẫn họ tới miền đất hứa để được tự do. Bộ phim dựa trên câu chuyện trong Sách Xuất hành của kinh Cựu Ước.

Moses vốn là một con trai của gia đình Do Thái sống ở Ai Cập. Vào thời đó, Paraoh (Vua) Ai Cập ra lệnh ném tất cả trẻ sơ sinh xuống sông Nile vì lo lắng trước dân số đông của họ. Mẹ của Moses đành đặt con vào nôi rồi thả trôi trên sông. Chiếc nôi vào chỗ Hoàng hậu Ai Cập đang tắm cho hoàng tử Ramses. Hoàng hậu thấy cậu bé dễ thương quá nên đã đem về chăm sóc và đặt tên là Moses. Đọc tiếp Qua đôi mắt của Trời – Through Heaven’s Eyes

Cô đơn trên đỉnh núi ?

Chào các bạn,

Chúng ta thường nghe nói cô đơn trên đỉnh núi. Người ta lý giải điều này bằng hai cách: trên đỉnh thì ta chẳng chia sẻ được với ai mấy, hay tiêu cực hơn thì, trên đỉnh thì chẳng có bạn mà chỉ có thù.

Mình chẳng thấy mình trên đỉnh nào cả, nhưng cũng có chút người biết đến tên mình, và mình vì thế mà có đủ thứ shit (các bạn tra tự điển) bắn vào mình thường xuyên.
Đọc tiếp Cô đơn trên đỉnh núi ?

Bố Huếc

Chào các bạn,

Hai giờ chiều thứ Sáu là đám tang bố Huếc ở thôn Hai. Bố Huếc có năm người con và mẹ Huếc đang mang thai người con thứ sáu được bảy tháng. Bố Huếc mất do bị bệnh nhưng bệnh gì không rõ, chỉ biết lâu lâu bố Huếc như người tâm thần đi lang thang mấy ngày, sau đó ổn định bố Huếc lại đi làm nương rãy bình thường. Mỗi lần bố Huếc bệnh chỉ im lặng đi lang thang không nói năng hoặc phá phách đánh đập gì ai, trái lại rất sợ người, nhất là nhiều người, hễ thấy nhiều người là bố Huếc bỏ chạy!
Đọc tiếp Bố Huếc

Tư duy dân chủ

Hồi còn đi học tôi đã được dạy rằng xã hội Việt Nam hiện tại là một xã hội đề cao dân chủ, nhân quyền, với định hướng xã hội chủ nghĩa, là một bước tiến đi tắt đón đầu bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa. Tuy không hiểu lắm những khái niệm trong câu nói đó, tôi vẫn vô cùng hạnh phúc được sinh ra và lớn lên trong cảnh an bình, đất nước độc lập không có chiến tranh, đến lớp hàng ngày với những câu chuyện cổ tích trong sách giáo khoa luôn luôn có những kết thúc có hậu, giống như câu chuyện về kháng chiến của đất nước.
Đọc tiếp Tư duy dân chủ

Đợi hạnh phúc đến bao giờ?

Tôi vừa mới tốt nghiệp thạc sĩ tại Đức. Và một câu hỏi mà gia đình, bạn bè, người quen ai cũng hỏi tôi là: “What’s next?”.

Thú thực là trong tôi rất “ngổn ngang”. Tôi không thực sự chắc mình muốn làm gì. Tôi có ba lựa chọn: một là học tiếp lên Tiến sĩ, hai là tìm việc làm ở Đức, ba là tìm việc làm ở Việt Nam. Vì chưa chắc chắn nên tôi thực hiện cả ba phương án. Tôi vừa nộp hồ sơ xin học bổng Tiến sĩ, vừa tìm và nộp hồ sơ ứng tuyển các công việc phù hợp ở cả Đức và Việt Nam. Vì làm cả ba việc cùng lúc, cái nào cũng cận “deadlines” nên tôi phải dồn toàn bộ thời gian và sức lực vào ba việc này. Nhiều khi tôi rất căng thẳng, mệt mỏi, cộng thêm nỗi buồn vì khóa học đã kết thúc và nhiều bạn cùng lớp đã về nước, trong đó có hai người bạn thân của tôi. Đọc tiếp Đợi hạnh phúc đến bao giờ?

Thạc sĩ, cử nhân ồ ạt học… trung cấp

NLD – Tại các trường trung cấp, số thạc sĩ, cử nhân theo học ngày càng đông. Quá trình “liên thông ngược” này cho thấy một sự lãng phí rất lớn trong đào tạo đại học hiện nay.

Lê Thu Hòa, quê Nghệ An, tốt nghiệp hệ CĐ ngành kế toán tại một trường ĐH ở TPHCM nhưng sau nhiều tháng chờ việc, cô quyết định đăng ký học ngành quản trị nhà hàng của Trường Trung cấp Du lịch và Khách sạn Saigontourist. Cũng dự tuyển vào trường này, thí sinh Nguyễn Hồng Phước cho biết đã tốt nghiệp hệ CĐ ngành quản trị kinh doanh tại một trường ĐH, tuy đã nộp hồ sơ vào nhiều công ty nhưng không có hồi âm nên quyết định chuyển hướng.

Đọc tiếp Thạc sĩ, cử nhân ồ ạt học… trung cấp

Hiệp định sông Mekong ‘đang tan vỡ’?

Sông Mekong là nguồn sống của 60 triệu người ở hạ lưu

BCC – Trong khi lãnh đạo các nước Ủy hội sông Mekong họp tại Việt Nam, đang có ý kiến chỉ trích cơ chế hiện hành, nhất là Hiệp định sông Mekong ký năm 1995.

Hội nghị thượng đỉnh Ủy hội sông Mekong lần thứ hai đang họp từ ngày 2/4-5/4 tại TP HCM, với sự tham gia của Thủ tướng các nước Việt Nam, Lào, Campuchia, Phó thủ tướng Thái Lan; các đoàn Trung Quốc, Miến Điện, các nhà tài trợ và các chuyên gia về sông Mekong.

Hội nghị thượng đỉnh do Ủy hội sông Mekong (Mekong River Commission – MRC) tổ chức bốn năm một lần, năm nay tập trung vào chủ đề “An ninh nguồn nước, năng lượng và lương thực trong bối cảnh biến đổi khí hậu”. Đọc tiếp Hiệp định sông Mekong ‘đang tan vỡ’?