Kỷ niệm học trò

Chào các bạn,

Hôm rồi Thu Hương giới thiệu mấy bài về tuổi học trò làm mình cũng lại nhớ quay quắt cái thời mấy mối tình đầu dễ thương.

Đến thời sinh viên đứa nào cũng nghèo xơ xác, lúc nào cũng rỗng túi mà vẫn cười nhe răng, hội họp hát nhạc chế tùm lum suốt ngày.

Hôm nay mình giới thiệu thêm với các bạn một số bài mà rất là phổ biến của 8x trở lại. Đọc tiếp Kỷ niệm học trò

Chủ nghĩa ?

Chào các bạn,

Các bạn có thể nói đến yêu nước, yêu quốc gia, yêu dân tộc, yêu đồng bào… mà không nói đến chủ nghĩa nào có được không?

Tư bản chủ nghĩa, xã hội chủ nghĩa, kinh tế thị trường với định hướng xã hội chủ nghĩa, chủ nghĩa dân chủ lập hiến, chủ nghĩa dân chủ quân chủ… cứ như là chủ nghĩa là bố mẹ ông bà của mình.
Đọc tiếp Chủ nghĩa ?

Xin thuốc

Chào các bạn,

Trong nhà nhìn ra có hai em nhỏ đứng lấp ló ngoài cổng. Đi ra thấy em Liếp và em Thel, hai anh em ruột con trai của bố mẹ Luk. Đẩy cổng cho em Liếp và em Thel vào, em Liếp đưa ra trước mặt mình một túi nilon được cột cẩn thận nói: “Cho Yăh”. Mình không còn lạ với kiểu nói này! Về Buôn Làng gần hai năm, mình thuộc luôn kiểu nói của các em khi bố mẹ nhờ các em mang đến cho mình thứ gì đó! Thường khi đến, các em chỉ nói một trong hai câu: “Cho Yăh” hoặc “Của Yăh”.
Đọc tiếp Xin thuốc

Tại sao mình viết bài với Đọt Chuối Non

Chào các bạn,

Ngoài việc ĐCN là nơi mình được lắng nghe và chia sẻ, thì khi tham gia và viết bài ở ĐCN mình nhận thấy nhiều điều quý giá và vui hơn thế nữa vượt khỏi việc được lắng nghe và chia sẻ tâm tư cảm xúc.

Đối với mình ĐCN là một trường dạy viết. Trước khi hồi xa xưa học ở đại học mình chỉ có cái blog yahoo360, rồi có facebook cũng chưa bao giờ có gì hơn. Thi thoảng cũng post và viết vài thứ vẩn vơ. Mình cũng chỉ mới phát hiện ra khả năng viết khoảng mấy tháng nay như các bạn thấy. Và càng viết thì mình mới càng tiến bộ được. Trước đây chẳng bao giờ mình biết làm thơ, thế rồi mà từ ngày tập viết nhiều hơn mình cũng thi thoảng làm được mấy câu thơ con cóc nghe cũng vui tai 😀  Đọc tiếp Tại sao mình viết bài với Đọt Chuối Non

Em hãy đến tìm tôi nơi bến đợi

Nhà thơ Nguyễn Nguyên Bảy đã trân trọng chọn vào phần “Thơ người Thơ đã mất”, sách “Thơ bạn Thơ 2” (Nxb Văn học, 2012) một bài thơ hay, lạ: KHI NÀO THẤY, và thương nhớ Bạn Thơ của anh : “Anh Xuân Hoàng ơi, tôi đã tìm thấy bí quyết vì sao Anh viết được những bài thơ hay và vì sao Anh sống hoàn thành một đời thơ đẹp… Thơ Anh, đời thơ Anh còn cần thêm lời đò đưa gì nữa ?”

Tôi cũng đồng tình với nhà thơ đàn anh NNB. Nhưng tôi vẫn không thể an lòng, nếu chưa nói ra được đôi cảm nhận về bài thơ này mà khi đọc lên một cách chậm rãi, tôi chợt như nghe tiếng đàn dương cầm thánh thót, buồn và trong trẻo của mẹ tôi giữa một trưa hè nóng nực, khiến tôi lặng người ứa lệ… Đọc tiếp Em hãy đến tìm tôi nơi bến đợi

Hậu duệ vua Thành Thái: Thái Tử bơm xe, Hoàng Thân chạy xe ôm

Hậu duệ vua Thành Thái: Thái Tử bơm xe, Hoàng Thân chạy xe ôm

Ông Nguyễn Phước Bảo Tài bên bàn thờ vua Thành Thái và cha, hoàng tử Vĩnh Giu

MTG –  “Có lần ông khách xe ôm nói cháu vua sao khổ dữ vậy?. Mình chỉ cười cho qua chuyện thôi”- ông Nguyễn Phước Bảo Tài, người gọi vua Thành Thái bằng ông nội tâm sự. Ông cũng chia sẻ, bây giờ chỉ mong chạy được nhiều cuốc xe ôm, có thêm tiền mua sửa, chạy chữa cho con.

Năm 1949, Vĩnh Giu, một trong 19 hoàng tử của vua Thành Thái bị chính quyền bảo hộ đưa xuống Cần Thơ để tham gia đội cầu đường thuộc Ty Giao thông Công chánh. Năm 1951, ông kết hôn với bà Lý Ngọc Hóa, người quê gốc Cần Thơ và sinh được 7 người con.Để có tiền nuôi con, ngoài giờ làm việc, hằng đêm ông Vĩnh Giu còn đi làm nhạc công cho các quán bar trong thành phố. Đọc tiếp Hậu duệ vua Thành Thái: Thái Tử bơm xe, Hoàng Thân chạy xe ôm

Đức tặng Trung Quốc bản đồ không có Hoàng Sa – Trường Sa

TTOThủ tướng Đức Angela Merkel đã tặng cho Chủ tịch Tập Cận Bình tấm bản đồ cổ Trung Quốc không có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của VN, nhân chuyến thăm châu Âu của lãnh đạo Trung Quốc trong tuần vừa qua.

Thủ tướng Đức và Chủ tịch Trung Quốc xem bản đồ Trung Quốc cổ thế kỷ 18 do Jean-Baptiste Bourguignon d’Anville (Pháp) vẽ, tại Phủ Thủ tướng Đức ở Berlin tối 28.3 – Ảnh: Cơ quan báo chí chính phủ Đức (BPA)

  Đọc tiếp Đức tặng Trung Quốc bản đồ không có Hoàng Sa – Trường Sa

Tư duy tích cực mỗi ngày