Lớp tiểu học như chính phủ liên bang

Chào các bạn,

Hồi tiểu học, lớp 4 mình được làm lớp trưởng một thời gian. Mình nhớ là năm đó cô giáo chủ nhiệm lớp mình thay đổi lớp trưởng 4 hay 5 lần gì đó vì rất nhiều lý do. Ví dụ như mình bị cô cho thôi lớp trưởng vì cãi nhau với bạn 😀 , ném hộp bút của bạn đi.

Một bạn khác lên một thời gian lại bị thôi vì tội trêu một bạn khác. Mà bạn này khóc dỗ mãi không nín thế là cô giáo vào lớp biết chuyện. Và cô cho bạn lớp trưởng đó nghỉ luôn! Còn lại các bạn lớp trưởng khác vì sao bị thay, bị nghỉ thì mình cũng không nhớ nữa. Và có một điều quý giá đối với mình là các bạn lớp trưởng và lớp trưởng bị “phế truất” đó đều là bạn thân thiết của mình từ hồi đó cho đến bây giờ, và cũng gần 20 năm rồi. Đọc tiếp Lớp tiểu học như chính phủ liên bang

Bước hôm nay

Chào các bạn,

Khi chúng ta tĩnh lặng chúng ta thường nhạy cảm hơn với những cảm xúc và suy tư đang xảy ra trong chính mình. Vì vậy, nếu lòng ta thoáng buồn vì điều gì ta sẽ thấy, hay thoáng đau vì điều gì ta sẽ thấy. Nói là “thoáng” vì người khác đau đến điên đảo, thì ta chỉ thấy thoáng đau. Người tĩnh lặng thấy thoáng đau là biết mình đang đau nhiều, bằng không thì chẳng thấy đau gì cả, dù vẫn thấy các sự kiện xảy ra.
Đọc tiếp Bước hôm nay

Dâng lời cầu nguyện

Chào các bạn,

Gặp em En trong Buôn Làng, mình ngạc nhiên hỏi mới biết: Em En lấy chồng ở Buôn Làng mình đang ở, gia đình chồng ở thôn Tư và em En theo chồng về đây ở gần được một năm.

Nói chuyện với em En, mình nhớ lại một chuyện rất mắc cười khi em En còn ở Lưu Trú sắc tộc Buôn Ma Thuột với mình.

Em En học sinh lớp Mười thuộc sắc tộc Sêđăng, ăn nói nhẹ nhàng duyên dáng, khuôn mặt khá xinh và múa hát rất giỏi, vì vậy một số em học sinh nam cấp III trong nhà Lưu Trú sắc tộc rất thích em En. Trong số em nam thích em En, em En không thích nhưng lại thích em Thụy học sinh nam lớp Mười hai. Em Thụy cũng thuộc sắc tộc Sêđăng, có dáng vẻ rất thư sinh và khuôn mặt khá điển trai. Đọc tiếp Dâng lời cầu nguyện

Tại sao tôi ứng cử ĐSDL Việt Nam?

Là một người luôn khao khát hiểu ý nghĩa sự có mặt của mình trong cuộc đời, tôi luôn đặt ra cho mình nhiều câu hỏi, như là đam mê của tôi thực sự là gì? và tôi có thể làm được gì để giúp phát triển Việt Nam?

Để đi tìm câu trả lời, từ khi còn là sinh viên năm thứ 2 Đại học Ngoại thương, tôi đã tham gia rất nhiều hoạt động tình nguyện, từ dạy Tiếng Anh ở làng trẻ Birla, tham gia Mùa Hè Xanh tình nguyện, đến các công việc ở các tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế như SJ Vietnam, Inclusive Development Action… Càng làm việc về cộng đồng, tôi càng cảm thấy cuộc sống của mình thật ý nghĩa. Tất cả những nỗ lực ấy đến một ngày được bù đắp khi tôi trở thành 1 trong 5 sinh viên duy nhất của Việt Nam được học bổng hòa bình học tại Úc năm 2008.

Nước Úc đã mang lại cho tôi những trải nghiệm mà tôi chưa bao giờ nghĩ tới: kiến thức, kinh nghiệm, tình bạn, và hơn hết thảy là nhìn thấy du lịch Úc tuyệt vời. Câu hỏi luôn day dứt trong tôi – “Làm thế nào để phát triển Việt Nam” – luôn ở đó, bỗng sinh ra một câu hỏi mới: “Làm thế nào để phát triển du lịch Việt Nam?”. Chọn học về nghiên cứu phát triển, tôi hiểu rằng, tất cả những vấn đề về nghèo đói, giáo dục, y tế, môi trường đều là liên hệ với nhau, và để có thể thay đổi được những vấn đề một nước nghèo như Việt Nam đang phải đối diện thì thay đổi con người chính là trọng tâm và là gốc rễ. Đó chính là thái độ và ý thức của mỗi con người. Con người là trung tâm và cũng là cách giải quyết rốt ráo nhất. Đọc tiếp Tại sao tôi ứng cử ĐSDL Việt Nam?

Mỹ cảnh báo Trung Quốc về những tuyên bố chủ quyền

VnExpress – Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ hôm nay cảnh báo Trung Quốc không nên hành động đơn phương trong việc giải quyết các tranh chấp lãnh thổ với Nhật Bản cũng như những nước châu Á khác.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel (phải) phát biểu trong cuộc gặp với người đồng cấp Nhật Bản Itsunori Onodera hôm nay. Ảnh: Reuters.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel (phải) phát biểu trong cuộc gặp với người đồng cấp Nhật Bản Itsunori Onodera ở Tokyo hôm nay. Ảnh: Reuters.

Đọc tiếp Mỹ cảnh báo Trung Quốc về những tuyên bố chủ quyền