Hiểu và biết ơn, ngừng trách móc

Chào các bạn,

Ngày cố tổng thống Nam Phi Nelson Mandela qua đời, một người bạn Ấn Độ nói với mình rằng người bạn người Nam Phi cùng lớp của bạn ấy không hề có chút thương tiếc, thậm chí còn trách móc Mandela vì đã không cố gắng hết sức cứu những người da đen mà nhượng bộ người da trắng. Thậm chí đến bây giờ, nạn phân biệt chủng tộc vẫn xảy ra ở Nam Phi. Bạn Ấn Độ nói: “How could she not appreciate at all what Mandela did for South Africa?”.

Mình cũng không thấy gì là lạ vì cũng đã nghe nhiều bạn Ấn Độ oán trách Ganhdi lắm vì để đất nước Ấn Độ bị chia cắt, vì để xảy ra xung đột nọ kia… Mình tiếp xúc với nhiều bạn ở khắp nơi, ở đâu cũng thấy người ta trách móc lãnh đạo, chính phủ rất dễ dàng.

Đối với Việt Nam, là người Việt, bạn đã nghe bao nhiêu trách móc, chửi bới các lãnh đạo từ bác Hồ, bác Giáp cho đến chính phủ hiện nay? Có thấy bao nhiêu phần trong đó ta nghe ở đâu đó nói, bao nhiêu phần là ta thực sự hiểu và biết về sự việc đó?

Điều này không có gì là lạ, chẳng cần đến mức lãnh đạo hay vĩ nhân mà dạng làng nhàng ví dụ như Việt Nam idol thôi cũng có hội “phát cuồng vì idol XYZ” và hội “an-ti idol” đó. Bạn muốn kiểm chứng chính bản thân mình cũng không khó lắm trong thời buổi hiện nay. Bạn thử mày mò, hì hụi bỏ tâm sức tạo ra một sản phẩm gì đơn giản như cái clip để đăng trên youtube thì cũng đã rất sung sướng. Bạn sẽ thấy khi published sẽ nhận được bao nhiêu cái like và dislike và nhiều khi bực mình muốn chửi lại mấy cái gã dislike mình vì biết gì đâu mà chê bai. Thiên hạ sẽ vẫn vậy, thích hay không thích, bình luận phán xét thì họ cứ vậy thôi.

Thử khiêm tốn đặt mình vào vị trí của người khác, vị trí của thầy cô ba mẹ, bạn bè, lãnh đạo xem nếu bạn ở vị trí của họ, bạn sẽ làm được gì. Mình đã thực sự hiểu mình và hiểu người khác chưa hay là đang ra sức phán xét và trách móc?!

Không hiểu và đi đổ lỗi và trách móc thì chúng ta sẽ phải làm việc đó cả đời và cả ngày, rất là mệt mỏi và boring. Trời mưa, quên mang ô, đổ lỗi trời mưa làm ướt người. Ra đường kẹt xe đâm nhau đỗ lỗi cho giao thông, cho gã say rượu. Về nhà bực bội đổ lội cho hàng xóm mất trật tự quá…

Khi chúng ta hiểu được công việc dọn rác, chùi toilet ra sao thì nên dừng phàn nàn là toilet bẩn, đường ngõ bẩn, thành phố bẩn mà nên trân trọng biết ơn những con người và công việc đó. Và cùng mọi người đi dọn rác, giữ sạch đường phố.

Khi chúng ta hiểu được để nuôi trồng và sản xuất lương thực tốn kém và ảnh hưởng môi trường ra sao thì thương cảm và trân trọng sức lao động của nông dân. Đừng phàn nàn vì đồ ăn không ngon mà biết ăn uống chừng mực, không để béo phì.

Khi chúng ta hiểu được để sản xuất ra một số điện tổn thất cho môi trường và xã hội thế nào thì dừng phàn nàn vì thiếu điện mà hãy tiết kiệm điện!.

Chúc các bạn hiểu và biết ơn.

Thân,

Thu Hằng

Một suy nghĩ 6 thoughts on “Hiểu và biết ơn, ngừng trách móc”

  1. Cám ơn thông điệp của Hằng. 🙂

    Nói theo “ngôn ngữ năng lượng” thì trách móc làm tiêu hao năng lượng, của người nói, người nghe, lẫn người bị trách, còn biết ơn giúp kiến tạo năng lượng từ người biết ơn, đến người được biết ơn và lan tỏa đến người nghe xung quanh.

    Ngừng phán xét, ngừng đòi hỏi thì sẽ ngừng trách móc. Nhận trách nhiệm về mình, nhận sự chủ động về mình thì sẽ học được biết ơn. Mở lòng để yêu thương, đón nhận thì sẽ hiểu. 🙂

    Thương chúc cả nhà một ngày kiến tạo nhiều năng lượng. 🙂

    Thích

  2. Cảm ơn cả nhà đã chia sẻ.

    Cảm ơn bạn nxtrieu và Huấn. Các bạn theo dõi ĐCN và thực hành TDTC thì sẽ thấy những điều này thực ra là mình đã học được và chỉ nhắc lại những gì anh Hoành và các bạn đã chia sẻ trên ĐCN hàng trăm, hàng nghìn lần mà thôi 🙂

    Chúc cả nhà cuối tuần vui ^^

    Thích

  3. Hi cả nhà, có một đoạn comment và đối thoại của một bạn cho bài này. Em thấy thú vị về cái hiểu và biết ơn của con người nên post lại ở đây chia sẻ cùng cả nhà

    Bạn:

    bài này hơi chủ quan đấy, có chắc bạn Ấn độ đã hiểu Mandela bằng bạn kia, gì cũng có 2 mặt của nó, trước ở trường tớ học 80% phản đối Obama, và tớ cũng thấy ông này làm kinh tế Mỹ đi xuống thật

    Em trả lời:

    bài này tất nhiên là chủ quan rồi. Đã viết ra là chủ quan của người viết. The writing is not to please everyone. Obama không mang so sánh với Mandela và Gandhi được, nếu muốn so sánh thì có thể so sánh Lincoln. Các vị đó thường rất cô đơn vì ít người hiểu được mình. Đặc biệt là những người bạo động, mù quáng, vô ơn. Mà muốn hiểu được các vị thì phải hiểu mình và yêu người khác được như các vị

    Thích

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s