Nam mô A di đà Phật

Chào các bạn,

Mình thấy bản nhạc này nghe rất bình yên. Bản nhạc chỉ có mỗi câu niệm “Nam mô A di đà Phật”, dài khoảng 1 giờ.

Để tìm hiểu ý nghĩa của câu niệm này, mời các bạn đọc trích đoạn trong bài Sống lời cầu nguyện của anh Hoành:

Nam mô là trú ẩn. Con xin trú ẩn nơi… I take refuge in…

A đi đà Phật là vị Phật cai quản cõi Tây Phương Tịnh Độ, còn gọi là Tây Phương Cực Lạc. Đọc tiếp Nam mô A di đà Phật

Cảm nhận thế giới tâm linh

Chào các bạn,

Có một thế giới của thánh thần, của Chúa, của chư Phật, của năng lượng vũ trụ… Người ta đã nói nhiều về những điều đó trong nhiều ngàn năm, dưới nhiều hình thức. Nhưng làm sao để chúng ta có thể sờ được thế giới đó?

Nhiều tôn giáo dạy rằng ta sẽ đến nơi đó sau khi chết.

Sau khi chết thì cũng được, nhưng mình không quan tâm. Mình quan tâm “ở đây lúc này”. Nếu có một thế giới tâm linh, chúng ta phải có cách để sờ được nó, ít nhất là một chút.

Làm sao? Đọc tiếp Cảm nhận thế giới tâm linh

Chờ dùng cơm

Chào các bạn,

Bắt đầu từ tháng Mười hai, Tây Nguyên đã chuyển từ mùa mưa qua mùa nắng nên Buôn Làng qua tháng này cũng đã nắng nhiều. Tranh thủ trời nắng, đàn ông con trai bắt đầu đi bẫy chuột, đàn bà con gái đi tìm củi. Đa số anh em Buôn Làng vẫn nấu bếp củi và ở nhà Lưu Trú mình, trừ nấu cơm bằng nồi cơm điện ra thì những món ăn còn lại vẫn nấu bằng bếp củi.

Mấy tháng đầu mới đổi về, mình chưa có kinh nghiệm trong việc kiếm củi nên khi nhà Lưu Trú hết củi, mình xin gia đình các em học sinh của mình. Đọc tiếp Chờ dùng cơm

Cư Trần Lạc Đạo Phú – Hội 5

    Ghi chú: Tấm ảnh bên trên là Trúc Lâm Đại sĩ xuất sơn đồ, nghĩa là “tranh vẽ Trúc Lâm Đại Sĩ xuất núi”. Đây là tên của một tác phẩm hội họa khổ rộng của Việt Nam vào thời Trần. Trước đây bức họa được cho là của Trần Giám Như, một họa sư đời Nguyên. Nhưng dựa vào giám định của bảo tàng Liêu Ninh, được đề cập trong cuốn “Ngàn năm áo mũ”, thì chắc chắn bức tranh không phải do Trần Giám Như thực hiện. Ngoài ra dựa vào những lời đề bạt sau bức tranh, thì khả năng rất cao là của một họa sĩ Việt Nam [cần dẫn nguồn]. Tác phẩm là họa phẩm tranh thủy mặc kết hợp nghệ thuật thư pháp đặc sắc, nó miêu tả cảnh Trúc Lâm đại sĩ (tức Trần Nhân Tông) từ động Vũ Lâm xuất du. Trúc Lâm Đại sĩ xuất sơn đồ được vẽ trên một trường quyển (长卷) có kích thước 961×28 cm.

    Năm 1922, bức thư họa được hoàng đế Phổ Nghi bí mật đưa ra ngoài và lưu lạc cho đến năm 1949 mới được đem về cất giữ tại Bảo tàng Liêu Ninh, thành phố Thẩm Dương. Cho đến trước tháng 4 năm 2012 những gì được biết về bức thư họa vẫn chỉ là những lời miêu tả, ghi chép trên văn bản. Vào tháng 4 năm 2012, trong một cuộc đấu giá, bản phục chế của bức thư họa được bán với giá 1,8 triệu đô la Mỹ. Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%C3%BAc_L%C3%A2m_%C4%90%E1%BA%A1i_s%C4%A9_xu%E1%BA%A5t_s%C6%A1n_%C4%91%E1%BB%93

 

CTLD_5

 
Cư Trần Lạc Đạo Phú
Đệ ngũ hội

Vậy mới hay
Bụt ở cung nhà, chẳng phải tìm xa.
Nhân khuy bổn nên ta tìm Bụt, đến cóc hay chỉn Bụt là ta.
Thiền ngỏ năm câu, nằm nướng trong quê Hà hữu.
Kinh xem ba bận, ngồi ngơi mé nước Tân la
Trong đạo nghĩa, khoáng cơ quan, đà đụt lẫn trường Kinh cửa Tổ. Đọc tiếp Cư Trần Lạc Đạo Phú – Hội 5

Năng lượng cộng hưởng

Chào các bạn,

Các bạn đến với ĐCN thường xuyên sẽ thấy ĐCN có đề cập rất nhiều đến cộng hưởng của năng lượng tích cực cũng như tiêu cực. Hoặc các bạn thường đi nhà chùa nhà thờ cũng có thể nghe mọi người nói đến năng lượng mà nhiều khi không hiểu thực sự là sao?.

Mình cũng gặp các bạn hay thắc mắc là tại sao đạo Phật (hay ở trên ĐCN cũng vậy) nói là bạn phải tự thực hành trải nghiệm làm hải đảo tự thân, tự mình giúp mình, tự đốt đuốc lên mà đi. Vậy tại sao lại phải dựa vào cộng đồng, Shanga, tăng thân, nhóm hội để được năng lượng từ họ, hay là cần cầu nguyện để được hưởng năng lượng từ Chúa, Phật và các Thánh thần?! Như vậy có phải là mê tín, ỷ lại giao hết trách nhiệm cho người khác mà không tự thân mình tạo năng lượng?! Đọc tiếp Năng lượng cộng hưởng

“Không lên tiếng cho thế giới biết thì sẽ không ai giúp ta đòi lại Hoàng Sa”

40 năm Hoàng Sa bị cưỡng chiếm

“Không lên tiếng cho thế giới biết thì sẽ không ai giúp ta đòi lại Hoàng Sa”

“Không lên tiếng cho thế giới biết thì sẽ không ai giúp ta đòi lại Hoàng Sa”
Ảnh: Đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa
ĐĂNG BỞI MỘT THẾ GIỚI – 15:15 14-01-2014

Ngày 11.1, các học giả của Quỹ nghiên cứu biển Đông và nhóm Biển Đông tại Pháp đã soạn thảo “Thư gửi Liên Hiệp Quốc nhân 40 năm Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa” nhằm nhắc với thế giới về hành vi cưỡng đoạt của Trung Quốc, khẳng định chủ quyền của Việt Nam và tìm mọi cách yêu cầu Trung Quốc đưa tranh chấp ra giải quyết tại Tòa án Công lý Quốc tế. Ngày 14.1, báo điện tử Một Thế Giới đã đã trao đổi về sự kiện này với Thạc sĩ Công pháp quốc tế Nguyễn Thái Linh hiện đang sống tại Ba Lan. Đọc tiếp “Không lên tiếng cho thế giới biết thì sẽ không ai giúp ta đòi lại Hoàng Sa”

Lớp học không tên

Lớp học không tên

Đó là lớp học xóa mù chữ ở xóm lao động Sở Thùng – còn gọi là xóm rác, lớp nằm tại chùa Giác Quang thuộc góc đường Phan Văn Trị và Phạm Văn Đồng (Q.Bình Thạnh, TP.HCM). Lớp học được các tình nguyện viên thuộc CLB công tác xã hội Nhân Ái  đảm trách việc dạy học cho các em.

Đa số gia đình tại đây là dân nhập cư, lao động nghèo, công việc chính là thu gom rác tại các quận nội thành, nên không có điều kiện cho con đến trường. Vì vậy, các tình nguyện viên đã tự đứng ra mở lớp để dạy chữ cho các em nhỏ.  Đọc tiếp Lớp học không tên