Đàn lute thời Phục Hưng – John Downland và Paul O’Dette

Chào các bạn,

Đàn lute của Âu Châu thời Phục Hưng và đàn oud đang được dùng ở vùng Cận Đông (thế giới Ả rập) cùng xuất phát từ đàn lute thời Trung Cổ (Middle Age, thế kỷ thứ 5 đến thế kỷ 15), và thường được xem là tiền thân của đàn guitar ngày nay. Đàn lute là đàn phổ thông nhất trong thời Phục Hưng (Renaissance, thế kỷ 14 đến thế kỷ 17) trong âm nhạc thế tục, tức là âm nhạc bên ngoài nhà thờ. Đọc tiếp Đàn lute thời Phục Hưng – John Downland và Paul O’Dette

Tạo team

Chào các bạn,

Trong teamwork, thì việc chính là tạo team – creating a team.

Các bạn có biết là tạo team thế nào không?

Người mở đầu (founder, coordinator) mời một số người vào team và ta có một team?

Đúng là vậy đó. Nhưng đó chỉ là hình thức bên ngoài.
Đọc tiếp Tạo team

Chăm chỉ làm ăn

Chào các bạn,

Trong khi đi thăm một số gia đình anh em trong Buôn Làng, có những gia đình mang đến cho mình những ngạc nhiên rất thú vị.

Chẳng hạn khi đến thăm một số gia đình phía trong ngõ cụt thôn Năm, mình không ngờ trong tận cùng ngõ cụt lại có một gia đình bán quán. Chỉ là một quán nhỏ nhưng bán đủ thứ, mỗi thứ một ít, không thiếu thứ gì: Từ bánh kẹo đến rau quả, mắm muối và cá khô! Đây là quán của gia đình bố mẹ Tuyết, một gia đình trẻ mới cưới được ba năm. Bố mẹ Tuyết mới ngoài hai mươi tuổi và có một đứa con gái gần một tuổi tên Tuyết, vì vậy theo tục lệ, anh em Buôn Làng gọi chủ quán là bố mẹ Tuyết.
Đọc tiếp Chăm chỉ làm ăn

Kinh Chuyển Pháp Luân – Bát chánh đạo: Chánh nghiệp

Chào các bạn,

Triết lý nhà Phật vô cùng gần gũi với đời sống nhưng đồng thời lại vô cùng khó xác thực vì nó chạm đến một vấn đề bí ẩn nhất của cuộc đời: cái chết. Phật giáo đưa ra cả một triết thuyết cặn kẽ để giải thích nguyên lý vận hành của sự sống và cái chết thông qua khái niệm về Nghiệp (tiếng phạn Sankrist là Karma và phạn Pali là Kamma, có nghĩa là tổng số hành động, hành vi, hay sự tạo tác của chúng ta trong kiếp này và các kiếp trước, tác động như nhân để sinh ra quả). Nhưng vì chưa từng có ai quay trở về từ cõi chết kể cả Đức Phật Thích Ca, khiến cho những người chưa giác ngộ, còn mải mê trong vòng sinh tử hoang mang: Điều gì ở phía bên kia sự sống? Chúng sanh sống ở đời này chưa đủ mệt sao mà còn phải lo cho tận tới kiếp sau?
Đọc tiếp Kinh Chuyển Pháp Luân – Bát chánh đạo: Chánh nghiệp

Người Campuchia gọi bộ đội tình nguyện là gì?

Sau ngày giải phóng, dù quân Pol Pot liên tục gây hấn khắp khu vực biên giới Tây Nam từ Tây Ninh, Hà Tiên đến An Giang, Sóc Trăng. Một cuộc đổ máu giữa hai đất nước anh em từng sát cánh bên nhau trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ là điều không ai ngờ tới.

Biên giới Tây Nam, Khơ me ĐỎ, Campuchia, thảm sát, chiến tranh
Các nạn nhân của chế độ Khmer đỏ được trưng bày tại Bảo tàng Tuol Sleng ở Campuchia. Để tiết kiệm đạn, nhiều người đã bị đánh tới chết – Ảnh guardian.co.uk

Tháng 1 năm 1979, sau khi quân tình nguyện Việt Nam tiến vào giải phóng Campuchia và tiếp tục truy quét tàn quân Pol Pot, Tổng Bí thư Lê Duẩn khi đó gọi điện sang Phnom Penh đã hỏi những người chỉ huy quân tình nguyện một câu duy nhất:  – Bộ đội ta khi gặp dân Campuchia cư xử thế nào?  – Người Campuchia gọi bộ đội Việt Nam là bộ đội nhà Phật! Khi nghe được câu trả lời đó, ở Hà Nội, ông Lê Duẩn đã nở một nụ cười thực sự – Trung tướng Khuất Duy Tiến nhớ lại. Đọc tiếp Người Campuchia gọi bộ đội tình nguyện là gì?

40 năm hải chiến Hoàng Sa – Phóng sự 4 kỳ

“40 năm đã trôi qua, nhưng chúng tôi không thể nào quên được trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974. Nhiều đồng đội của chúng tôi đến giờ vẫn còn lại dưới đáy sâu vùng biển này. Thân xác và hương hồn những người lính Việt đã hòa với cát đá, sóng gió đại dương để mãi mãi khẳng định rằng nơi này chưa một ngày nào chia lìa Tổ quốc…”.

40 năm hải chiến Hoàng Sa

02/01/2014 09:29 (GMT + 7)