Câu chuyện đầu năm

Chào các bạn,

Trong những ngày đầu năm bạn thường làm gì? Đi chùa cầu mong hạnh phúc an lạc đến cho gia đình, thăm họ hàng bạn bè, đi đến những nơi mới mà mình chưa từng khám phá trước đó? Ôn lại những điều mình đã làm được trong suốt một năm vừa qua? Dù bạn có làm gì thì cũng đừng quên cám ơn cuộc đời đã cho mình được sống và được có mặt ngay trong giây phút hiện tại bạn nhé! Giờ xin mời các bạn nghe “câu chuyện đầu năm” với video clip rất đẹp. 🙂

Chúc các một năm nhiều hoan hỉ dù cho bất kì chuyện gì đến. 🙂

30/1/2014
Đỗ Hồng Thuận Đọc tiếp Câu chuyện đầu năm

Chúc Tết

Chào các bạn.

Tết gặp nhau là chúc Tết. Gởi thiệp cho nhau để chúc Tết.

Chúc nhau là hy vọng cho nhau, mong cho nhau đạt được điều mình chúc, cho cả năm, từ Tết cho đến hết năm.

Nhưng thường thường chúng ta dùng các lời chúc có sẵn, như là an khanh thịnh vượng, vạn sự như ý, tình tiền t… oops, toàn gia hạnh phúc… Ít khi ta nghĩ là lời chúc của ta có ảnh hưởng gì đến người nhận. Chỉ là một công thức chúc cho ngày Tết.

Thêm vài lời chúc công thức chung chung, đọc cho vui:
Đọc tiếp Chúc Tết

Tết – cơ hội cho tư duy tích cực

Chào các bạn,

Chúng ta có nhiều lý do để chưa bắt đầu thực hành tư duy tích cực. Đây là thời điểm tốt nhất để chúng ta bắt đầu, hoặc tiếp tục tin tưởng rằng mình thực hành tư duy tích cực là con đường đúng, vì là dịp Tết.

Tết là lúc mọi người dọn dẹp cuối năm (bài anh Hoành vừa đăng ngày 23/1/2014).

Tết là lúc mọi người LUÔN nói điều tốt đẹp. Đọc tiếp Tết – cơ hội cho tư duy tích cực

Làm ba ngày Tết

Chào các bạn,

Trưa mồng Một Tết năm mười một tuổi, một chút xíu nữa là mình với hai đứa em trai gây ra hỏa hoạn. Nguyên nhân là ba chị em bắt chước ba hút thuốc lá khi ba má đang nghỉ trưa..

Mình là chị cả trong nhà và kế mình lúc đó mới có hai người em trai. Ba mình rất nghiêm, lúc nhỏ chị em mình không được ra ngoài chơi, chỉ chơi trong nhà với nhau, buổi trưa sau khi dùng cơm trưa xong phải ngủ trưa. Đối với tuổi chạy nhảy mà phải ngủ trưa trong khi nhiều bạn cùng tuổi được giang nắng, bắt cào cào châu chấu, chuồn chuồn hoặc tắm sông thì đúng là cả một cực hình đối với ba chị em mình! Đọc tiếp Làm ba ngày Tết

Thư Tết cho em

Bích Phương thân yêu,

Chị không nghĩ là hôm nay chị lại ngồi viết thư cho em dù  công việc trong nhà chị còn chưa kịp dọn dẹp nốt để đón những ngày đầu năm mới thật nhiều bình an và hạnh phúc.

Chị viết cho em, vì chị rất nhớ mùi hương trầm trên thiền viện Yên Tử chị đi trong những ngày Tết dương lịch – một thứ mùi hương mà sao chỉ cần thoang thoảng thôi mà  đã thấy lòng yên ả lắm rồi.  Nhanh quá, mới năm nào ba chị em mình cùng nhau lên đó tu tập, mà giờ mỗi người đã ở một nơi.
Đọc tiếp Thư Tết cho em

Phúc – Lộc – Thọ

Đất trời đang giao thời chuyển từ mùa Đông giá rét sang tiết Xuân ấm áp. Như vậy là một năm nữa lại qua đi, và khởi đầu một năm mới! Có chịu cái lạnh của mùa Đông mới thấy quý hơi ấm của mùa Xuân. Cuộc đời cũng vậy, có thất bại mới thấy khao khát thành công mà cố vươn lên, có đau khổ mới thấy trân trọng hạnh phúc khi được nếm hưởng – dù chỉ một chút.

Những lo lắng, những gian lao, những bươn chải của năm cũ đã khép lại. Giờ là lúc chúng ta “quẳng gánh lo đi mà vui sống”. Giờ là lúc ta được nghỉ ngơi, vui thỏa. Giờ là lúc chúng ta sum vầy, đoàn viên. Đọc tiếp Phúc – Lộc – Thọ

Khúc giao mùa

Chào các bạn,

Hôm nay là 30 Tết, ngày cuối cùng của năm 2013 Âm lịch và mình muốn chia sẻ với các bạn một chút về một năm vừa qua của mình.

Năm 2013 là một năm đáng nhớ với thật nhiều kỷ niệm với mình. Mình được tiếp xúc và làm việc với những con người rất tuyệt vời, thông minh, nhân ái và rất tâm linh. Đọc tiếp Khúc giao mùa

Xông đất đầu năm

Đầu năm chúng ta cần người hiền, người phúc hậu, người có đức, người có tình… đến xông đất nhà mình, để cả năm mọi sự hanh thông, phúc lộc tràn đầy. Nếu không may có cậu nào du côn du kề đến xông đất thì năm đó chỉ có đi ăn mày. Chính vì người xông đất quan trọng như vậy, nên ngày nay người ta hay mời người nào quen biết đến xông đất nhà mình ngay sau giao thừa để tránh mấy ông cô hồn xông đất, hoặc tự mình xông đất nhà mình—vừa giao thừa xong là mở cửa đi ra một vòng bên ngoài rồi bước vào nhà xông đất.
Đọc tiếp Xông đất đầu năm

Pháo Tết năm xưa

Chào các bạn,

Mỗi lần Tết đến, khi nhìn những phong pháo và nghe tiếng pháo nổ tuy lẹt đẹt, rời rạc, không giòn tan như thuở mình còn nhỏ, nhưng cũng gợi mình nhớ mãnh liệt về một kỷ niệm của ngày mồng Một Tết năm mình chín tuổi..

Gia đình mình theo đạo Thiên Chúa nhưng lại ở xóm Chùa sát chợ nhỏ. Đối diện nhà mình là ngôi Chùa lớn, trong sân có hai con ngựa đúc đứng hai bên cửa chính của Chùa.  Chùa có tấm bảng tên bằng tiếng Hoa, không ai đọc được nhưng mọi người trong xóm đều gọi là “Chùa hai con ngựa”, sau dần dần thành “Chùa hai ngựa”. Đọc tiếp Pháo Tết năm xưa

Ông Bình Vôi nghìn tuổi trở về

Mấy năm trước, Phạm Đình Ân có một bài thơ hay được nhiều người nhắc đến: “Đầu năm mua muối”. Và, như để góp phần hoàn chỉnh cái cảm quan về đời sống & phong tục Việt nằm đằng sau câu tục ngữ: “Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi” ( hoặc “cuối năm mua dầu”), anh đã làm bài thơ “Mua vôi ngày áp tết” như sau:

Vắng trầu, thưa nhạt mùi vôi
Xi măng, sắt thép vào thời thắng thua
Ông Bình Vôi buổi bão mưa
Đem đi nghìn tuổi mà chưa thấy về. Đọc tiếp Ông Bình Vôi nghìn tuổi trở về

Biết mình ăn gì?

Chào các bạn,

Trong thiên nhiên có rất nhiều loài thực vật có khả năng thay đổi theo các đặc điểm của môi trường (ánh sáng, dinh dưỡng của đất và nước), ví dụ như cây hoa Hydrangea – Nếu đất mà bị kiềm quá (alkaline) thì hoa sẽ có màu hồng và trắng; còn nếu đất mà bị chua quá (acid) thì hoa có màu xanh.

Mình tình cờ biết tên loại hoa này trong một cuốn sách khoa học cho thiếu nhi. Đọc xong mình mới nghĩ rằng, chà, mấy thứ thường bị coi là vô tri như cây cối mà còn nhạy cảm với thức ăn như vậy, nữa là cơ thể con người, một sinh vật cấp cao có tâm lý cấu trúc phức tạp và nhạy cảm. Đọc tiếp Biết mình ăn gì?

Xuân Tiết

Tết Nguyên Đán là lễ hội quan trọng nhất và mang tính thiêng liêng nhất của người Việt – những người mang dòng máu đỏ, da vàng, dù là Bắc, Trung, Nam.

Theo chiết tự: Tết được đọc trại từ chữ “tiết” (節), Nguyên Đán (元 旦) gồm hai từ: Nguyên là “khởi đầu” hoặc “sơ khai”, Đán là “buổi sáng sớm”. Tiết Nguyên Đán được “rút gọn” và biến âm Tiết thành Tết, người Trung Hoa gọi là “Xuân Tiết” (春 節) hoặc “Nông lịch Tân niên” (農 曆 新 年). Xuân Tiết vẫn là Tết cổ truyền của Trung Hoa, mặc dù từ năm 1949, họ đã chính thức chuyển qua dùng dương lịch và cũng mừng đón Tết dương lịch. Đọc tiếp Xuân Tiết

Cư trần lạc đạo phú – Hội 6

hội thứ 6

Cư Trần Lạc Đạo Phú

Đệ lục hội

Thực thế!
Hãy xá vô tâm, tự nhiên hợp đạo.
Đình tam nghiệp, mới lặng thân tâm.
Ðạt một lòng, thì thông Tổ giáo.
Nhận văn giải nghĩa, lạc lài nên Thiền khách bơ vơ.
Chứng lý tri cơ, cứng cát phải nạp tăng khôn kháo.
Han hữu lậu, han vô lậu, bảo cho hay: the lọt, duộc thưng.
Hỏi Ðại thừa, hỏi Tiểu thừa, thưa thẳng tắt: lòi tiền, tơ gáo.
Nhận biết làu làu lòng vốn, chẳng ngại bề thời tiết nhân duyên.
Chùi cho vặc vặc tính gương, nào có nhuốm căn trần huyên náo.
Vàng chưa hết quặng, xá tua chín phen đúc, chín phen rèn.
Lộc chẳng còn tham, miễn được một thì chay, một thì cháo.
Sạch giới lòng, chùi giới tướng, nội ngoại nên Bồ Tát trang nghiêm.
Ngay thờ chúa, thảo thờ cha, đi đỗ mới trượng phu trung háo.
Tham thiền kén bạn, nát thân mình mới khá hồi ân.
Học đạo thờ thầy, rục xương óc chưa thông của báo.
 
Đọc tiếp Cư trần lạc đạo phú – Hội 6

Hà Nội tuyệt đẹp những ngày giáp Tết – Ngẩn ngơ phố cổ Hội An- Bình Đông trên bến dưới thuyền ngập hoa – Góc Hoàng Sa – Trường Sa giữa Hội hoa xuân Đà Nẵng

Hà Nội tuyệt đẹp những ngày giáp Tết

VietNamNetCùng ngắm những hình ảnh tuyệt đẹp về Hà Nội trong những ngày giáp Tết âm lịch 

Hà Nội, giáp Tết
  Đọc tiếp Hà Nội tuyệt đẹp những ngày giáp Tết – Ngẩn ngơ phố cổ Hội An- Bình Đông trên bến dưới thuyền ngập hoa – Góc Hoàng Sa – Trường Sa giữa Hội hoa xuân Đà Nẵng