Hà Nội tuyệt đẹp những ngày giáp Tết
VietNamNet – Cùng ngắm những hình ảnh tuyệt đẹp về Hà Nội trong những ngày giáp Tết âm lịch
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Bình Đông trên bến dưới thuyền ngập hoa
29/01/2014 11:30
>> Nhộn nhịp chợ hoa tết Bình Điền
>> Thời tiết đang làm khó hoa tết
>> TP.HCM tổ chức 128 chợ hoa tết
![]() Hàng trăm chiếc ghe đậu kín một đoạn sông dài chờ đưa hoa lên bờ |
Bến Bình Đông nhờ lợi thế thuận tiện về giao thông đường thủy nên nhà vườn các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp dễ dàng chở hoa và cây kiểng cung cấp cho nhu cầu chưng tết của người dân TP.HCM.
Những ngày giáp tết, đường phố chật kín người nhưng ai cũng vui vẻ từ tốn trong việc đi lại và mua bán hai bên đường.
![]() Ngày 28 tháng Chạp, mọi người tranh thủ đi mua hoa cho kịp tết ![]() Cúc vạn thọ giá khá mềm, 40 ngàn đồng 1 cặp
|
Đã kề tết, nhưng hoa dưới ghe vẫn còn nhiều. Khách mua có tâm lý chờ cận ngày để mua được giá tốt còn người bán cố giữ giá vì việc trồng hoa chủ yếu lấy công làm lời.
Cùng với thời tiết TP.HCM “dịu dàng” trong suốt hơn một tháng qua, chiều trên bến Bình Đông thật đẹp. Điều này khiến cho nhiều tay máy cảm thấy phấn khích, chụp ảnh liên hồi. Nhiều năm qua, chợ hoa trên bến dưới thuyền này đón tiếp một lực lượng chụp ảnh đông đảo. Nhờ đó, bến Bình Đông càng được nhiều người biết đến hơn và trở thành một nét văn hóa đặc sắc, duyên dáng trong những ngày giáp tết ở TP.HCM
![]()
|
Hoa về bến Bình Đông ổn định và có phần tăng hơn so với năm trước. Việc mua bán, lưu thông trong khu vực hiền hòa trật tự.
Mong rằng chính quyền TP.HCM phát huy hơn nữa nét văn hóa “trên bến dưới thuyền” này, thậm chí có thể nhân rộng ra thêm một vài địa điểm khác để phục vụ nhu cầu hoa quả chưng tết cho người dân thành phố.
![]() Những tia nắng càng làm cho thuyền hoa trên kênh Tàu Hủ lung linh hơn ![]() Các tay máy không thể bỏ qua khoảng khắc này
|
Nguyễn Hữu
(thực hiện)
Ngẩn ngơ phố cổ Hội An
28/01/2014 19:30
![]() Hội An rực rỡ sắc màu đón năm mới
|
Nét mới của nhiều cửa hiệu, nhà cổ dịp tết Giáp Ngọ năm nay là cây nêu cổ truyền.
Phong tục truyền thống của dân tộc ta được Hội An tái hiện khoảng vài năm trở lại đây bằng cách phát động cuộc thi.
Ban đầu việc dựng cây nêu do các đình chùa, đền miếu thực hiện. Đến năm nay, nhiều hộ dân cũng hưởng ứng theo, tạo thêm hình ảnh đặc sắc cho phố cổ.
Sắc màu tết không chỉ hiện diện trên vài tuyến đường chính trong phố cổ, mà ở từng xã, phường cũng có trang trí lồng đèn đường phố từ ngày 22.1 – 15.2 (tức 21 tháng chạp năm Quý Tỵ đến 16 tháng giêng năm Giáp Ngọ).
Thanh Niên Online ghi lại một số hình ảnh Hội An rực rỡ sắc màu Xuân Giáp Ngọ:
![]() Cây nêu ngày tết ở Hội An ![]() Xem lẫn nét rêu phong là những mảng màu đỏ thắm của lồng đèn ![]() Các cửa hiệu cũng treo đèn trang trí ![]() Du khách đổ về Hội An ăn tết cổ truyền Việt Nam ![]() Từng đoàn xe xích lô chuẩn bị đón khách du xuân ![]() Bạn trẻ ghi lại khoảnh khắc mùa xuân ![]() Xuân về trên những chiếc thuyền neo ở bến sông |
Nguyễn Tú (thực hiện)
Góc Hoàng Sa – Trường Sa giữa Hội hoa xuân Đà Nẵng
29/01/2014 16:20

Từ nay đến ngày 7.2 (tức mùng 8 tháng Giêng năm Giáp Ngọ), du khách có thể thưởng lãm không gian Tết xưa và Tết nay tại Công viên 29.3.
![]() Góc trưng bày Hoàng Sa – Trường Sa trong khuôn viên Công viên 29.3, nơi diễn ra Hội hoa xuân Giáp Ngọ 2014
|
Khu Tết nay với các hoạt động phong phú như biểu diễn mô tô bay, chung kết hội thi Tài năng nghệ thuật, Tiếng hát mãi xanh, xiếc, ảo thuật…
Khu Tết xưa tái hiện nhà rông, không gian văn hóa dân tộc Cơ Tu, Chăm, tiểu cảnh bánh chưng, bánh tét, khu thư pháp, trưng bày bon sai, đá cảnh…
![]() Bản đồ Việt Nam cùng hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa bằng đá sỏi
|
Đặc biệt, bên cạnh khu Tết xưa, Hội hoa xuân dành không gian trưng bày bản đồ cổ chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Ngoài ra, còn có 6 mô hình sa bàn về tổng thể vị trí địa lý cũng như cận cảnh một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa để người dân cũng như du khách hiểu hơn về chủ quyền nước nhà.
![]() Mô hình Trường Sa với cầu cảng, công sự kiên cố
|
![]() Lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên mô hình
|
![]() Cột mốc chủ quyền, đường băng, công trình bằng mô hình ở Trường Sa
|
![]() Du khách tham quan góc trưng bày Hoàng Sa – Trường Sa trong khuôn viên Công viên 29.3, nơi diễn ra Hội hoa xuân Giáp Ngọ 2014
|
![]() Sa bàn chi tiết Hoàng Sa, Trường Sa
|
![]() Các em nhỏ tham quan mô hình
|
![]() Tổng cộng có 6 mô hình như thế này trưng bày cho người dân và du khách xem
|
![]() Cận cảnh các mô hình
|
![]() Cận cảnh mô hình đảo Song Tử Tây
|
![]() Các chi tiết trên đảo Song Tử Tây
|
![]() Một mô hình sử dụng chất liệu đá sỏi
|
![]() Cách thể hiện sinh động của các mô hình giúp khách tham quan hiểu rõ hơn về những quần đảo thuộc chủ quyền Việt Nam
|
Nguyễn Tú
(thực hiện)