Những tình khúc bất tử (3) – Tristesse de Chopin

 

Etude (tiếng Pháp nghĩa là nghiên cứu) trong thuật ngữ âm nhạc có thể tạm hiểu như các bài tập ngắn, là một thể loại nhạc viết ra để các nhạc công dùng vào việc tập luyện.

Về mặt âm nhạc thì etude thường khô khan, giai điệu không hay vì chú trọng kĩ thuật là chính.Nhưng tới Chopin thì khác, ông là người tiên phong trong việc viết etude mà giai điệu vẫn đẹp lạ thường.

(Sau này có nhạc sĩ Franz List phát triển Etude đến một kĩ thuật khó và phức tạp hơn nhiều.)

Chopin viết khoảng 27 etudes, nổi tiếng nhất là Étude Op. 10 No. 3, E major mà sau này được nhiều nhạc sĩ trên thế giới soạn thêm phần lời và thường được gọi là “Tristesse de Chopin”.

Thực ra đây là một đoản khúc nhạc không lời nặng tình hoài hương, được Chopin viết ở Pháp năm 1832 trong tâm trạng buồn đau vì nhớ thương tổ quốc Ba Lan.

Đọc tiếp Những tình khúc bất tử (3) – Tristesse de Chopin

Bắt đầu lại với tấm bảng sạch

Chào các bạn,

“To start over with a clean state” là “bắt đầu lại với tấm bảng sạch”. Slate là tấm bảng, thường bằng đá, cho học trò tập viết. Chùi bảng cho sạch để bắt đầu viết bài tập mới lên bảng là “to start over with a clean slate”. Cụm từ này thường được sử dụng trong những trường hợp người ta làm lại mọi sự từ đầu, như là một người vừa ra tù và làm lại từ đầu.

Quan trọng hơn đời sống vật chất, “bắt đầu lại với tấm bảng sạch” rất quan trọng cho đời sống tâm linh và tâm l‎ý của chúng ta.

Đọc tiếp Bắt đầu lại với tấm bảng sạch

Trăng Khuyết

 

(Phóng tác theo phim Crescent Moon)

Đứa lớn cõng đứa nhỏ, đó là một thằng bé ốm nhách chừng 8, 9 tuổi và đứa con gái nhỏ 3, 4 tuổi cũng chẳng có da thịt gì hơn… Chúng đi giữa đồng cỏ khô, hai cái bóng nhỏ, cõng nhau, đi lẻ loi giữa một khung trời chiều mông quạnh. Trên mặt chúng nó, những vết chàm, vết bùn đất quến lại với nhau như mặt mèo, che mất những đường nét mặt non nớt, thơ ngây của hai đứa trẻ đã sớm mồ côi cha mẹ. Con bé khẽ cựa quậy trên vai. Thằng anh chợt giựt mình, lên tiếng:

– Oghi, em không sao chứ? Cái gù có làm em đau lắm đó không?

Con bé nhướng cặp mắt bồ câu trong trẻo lên, nhìn mây trắng trôi lẩn từng cụm nhẹ nhàng:

– Anh Nannah…em không sao, chỉ hơi ê một tí thôi, em tự té mà..

Đọc tiếp Trăng Khuyết

Việt Nam giàu gió nhất Đông Nam Á

vnexpress
Nhà sản xuất hàng đầu thế giới về các giải pháp năng lượng gió đánh giá rằng Việt Nam sở hữu tài nguyên gió dồi dào nhất khu vực, và tin rằng Việt Nam sẽ phát triển năng lượng gió thành công.
> Phí điện gió đắt gấp đôi thủy điện
> Tích lũy năng lượng gió bằng bánh đà

Việt Nam có tiềm năng phát triển điện gió. Ảnh:
Việt Nam có tiềm năng phát triển điện gió. Ảnh: Petrotimes.

Nhân các hoạt động trong chuyến thăm của Thái tử Đan Mạch và tuần lễ môi trường hai nước, ông Sean Sutton, chủ tịch công ty Vestas châu Á Thái bình dương trả lời phỏng vấn VnExpress

Đan Mạch đã giúp Việt Nam phát triển điện gió như thế nào thưa ông?

Đọc tiếp Việt Nam giàu gió nhất Đông Nam Á

Lật tẩy thủ đoạn tham nhũng trong ngân hàng

vnexpress
Cơ quan chống tham nhũng cho rằng để xảy ra các vụ chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng như thời gian qua là do công tác phát hiện và xử lý tội phạm còn yếu kém; cơ chế kiểm tra, giám sát sơ hở.

Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao đổi với các đại biểu tham dự hội nghị. Ảnh: Tá Lâm.
Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: ” Ít nhất phải đình chỉ lãnh đạo ngân hàng để xảy ra thất thoát”. Ảnh: Tá Lâm.

Ngày 30/11, ông Phạm Anh Tuấn (Phó chánh văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng) cho biết qua khảo sát 30 vụ án xảy ra trong lĩnh vực vực tín dụng, ngân hàng, cơ quan chức năng nhận thấy có thủ đoạn “cán bộ ngân hàng lợi dụng chức vụ, quyền hạn dùng vàng giả đưa vào thế chấp; giả mạo chữ ký khách hàng, làm giả giấy rút tiền; ép buộc khách hàng chi tiền trong vay vốn ngân hàng…”.

Đọc tiếp Lật tẩy thủ đoạn tham nhũng trong ngân hàng

Việt Nam chưa bao giờ từ bỏ chủ quyền Hoàng Sa’

vnexprress

Ông Trần Công Trục. Ảnh: Nguyễn Hưng.
Ông Trần Công Trục. Ảnh: Nguyễn Hưng.

“Chúng ta phải thu thập, đưa ra bằng chứng có giá trị pháp lý cao nhất và tìm đến cơ quan tài phán quốc tế để đòi chủ quyền Hoàng Sa”, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ Trần Công Trục bày tỏ quan điểm với VnExpress.
> Chủ quyền Hoàng Sa thuộc Việt Nam từ nhiều thế kỷ trước/ ‘Việt Nam đòi chủ quyền Hoàng Sa bằng hòa bình’

*Ảnh: Dấu ấn chủ quyền Hoàng Sa

Tuyên bố của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ngày 25/11 tại phiên chất vấn Quốc hội rất đúng mực và rõ ràng. Tuyên bố của Thủ tướng mặc dầu mang tính chất nguyên tắc nhưng hoàn toàn phù hợp với quá trình Nhà nước Việt Nam xác lập, thực thi chủ quyền với quần đảo Hoàng Sa. Chúng ta có đầy đủ bằng chứng pháp lý chứng minh sự xác lập chủ quyền, chiếm hữu thật sự, hòa bình ở quần đảo này.

Đọc tiếp Việt Nam chưa bao giờ từ bỏ chủ quyền Hoàng Sa’

Đêm dài nhất, ngày ngắn nhất

Chào các bạn

Khi bạn tuyệt vọng đến độ sâu nhất, thấp nhất, đó là lúc bạn đến điểm “đêm dài nhất và ngày ngắn nhất”.

“Đêm dài nhất và ngày ngắn nhất” được gọi là ngày “Winter Solstice”, “ngày Đông Chí”. Đó là điểm chính giữa của mùa đông. Sau ngày Đông Chí, đêm sẽ bắt đầu ngắn dần và ngày bất đầu dài dần. Ngày Đông Chí đến vào khoảng ngày 21 hay 22 tháng 12 mỗi năm. (Ngày Đông Chí năm nay sẽ là Thứ Năm, ngày 22 tháng 12 năm 2011).

Người La Mã thuở xưa có tục dùng ngày Đông Chí làm ngày lễ Thần Mặt Trời (Dies Natalis Solis Invicti), mừng đón thần mặt trời bắt đầu cuộc hành trình trở lại cho mùa xuân.

Đọc tiếp Đêm dài nhất, ngày ngắn nhất

Nhạc mùa Giáng Sinh – Alleluia & Water Music – Handel

 

    Nhạc mùa Giáng Sinh – Gloria in excelsis Deo (Gregorian chant, Bach, Mozart, Vivaldi)
    Nhạc mùa Giáng Sinh – Thế giới Ả-rập và Byzantine Chant
    Nhạc mùa Giáng Sinh – Alleluia & Water Music – Handel
    Nhạc mùa Giáng Sinh – Greensleeves
    Nhạc mùa Giáng Sinh – Các thánh ca Giáng Sinh quốc tế phổ thông nhất
    Nhạc mùa Giáng Sinh – Các bản dân ca Giáng Sinh phổ thông nhất thế giới
    Nhạc mùa Giáng Sinh – Những bản tình ca Giáng Sinh quốc tế I
    Nhạc mùa Giáng Sinh – Những bản tình ca Giáng Sinh quốc tế II
    Nhạc mùa Giáng Sinh – Những bản tình ca Giáng Sinh quốc tế III
    Nhạc mùa Giáng Sinh – Những bản tình ca Giáng Sinh quốc tế IV
    Nhạc mùa Giáng Sinh – Những bản tình ca Giáng Sinh quốc tế V (Dolly Parton & Kenny Rogers)
    Nhạc mùa Giáng Sinh – Những bản tình ca Giáng Sinh quốc tế VI (The Beach Boys)
    Nhạc mùa Giáng Sinh – Những bản tình ca Giáng Sinh quốc tế VII
    Nhạc mùa Giáng Sinh – Các bản nhạc Giáng Sinh nổi tiếng của các quốc gia
    Nhạc mùa Giáng Sinh — Tiếng ca thiên thần của Celtic Woman
    Nhạc mùa Giáng Sinh – Christmas rock với Trans-Siberian Orchestra
    Merry Christmas 2011: Christmas History – World Christmas Trees
    Những Bài Hát Noel Quốc Tế Không Bao Giờ Cũ
    Những Bản Nhạc Noel Bất Tử
    Nhạc mùa Giáng Sinh – Thánh ca Giáng Sinh Việt
    Nhạc mùa Giáng Sinh – Tình ca Giáng Sinh Việt 1
    Nhạc mùa Giáng Sinh – Tình ca Giáng Sinh Việt 2
    Nhạc mùa Giáng Sinh – Tình ca Giáng Sinh Việt 3
    Nhạc mùa Giáng Sinh – Hang Bê Lem và nhạc sư Hải Linh
    Nhạc mùa Giáng Sinh – Cao Cung Lên & Linh mục nhạc sĩ Hoài Đức

George Frideric Handel (bên trái) và vua George I trên sông Thames, 17.7.1717. Tranh vẽ bởi Edouard Jean Conrad Hamman (1819–88).
George Frideric Handel (1685 – 1759) là nhạc sĩ người Anh gốc Đức. Sinh ra trong gia đình không yêu âm nhạc, nhưng được học nhạc ở Halle, Hamburg và Ý trước khi dời sang Luân Đôn năm 1712 và thành công dân Anh năm 1727.

Ông được ảnh hưởng nhiều bởi âm nhạc Baroque lúc còn ở Ý. Lập 3 công ty opera ở Luân Đôn để trình diễn opera Ý cho người Anh. Nhưng sau khi thành công với vở nhạc kịch Messiah (Đấng Cứu Thế, 1947) ông không bao giờ trình diễn nhạc opera Ý nữa và làm nhạc tiếng Anh thuần túy.

Ngoài Messiah, Handel còn nhiều tập nhạc nổi tiếng như Water Music, Music for the Royal Fireworks… và rất nhiều đoạn nhạc lớn nhỏ. Ông sinh cùng năm với Johann Sebastian Bach và Domenico Scarlatti. và được xem là một trong những nhạc sĩ hàng đầu thời đó.

Đọc tiếp Nhạc mùa Giáng Sinh – Alleluia & Water Music – Handel

Quê Mình Hà Nội: Bài 2 – Thời Cổ Tích


 

Nhà hộ sinh Cây Đa Nhà Bò, căn nhà ngói nhỏ dốc Thọ Lão, vượt lên chừng hai mươi thước dốc là phố Lò Đúc thuộc bang Cò, ngược lên là chợ Hôm, phố Huế, Vân Hồ…xuôi xuống là cửa ô Đông Mác, làng Thanh Nhàn, trường Lương Yên, xa nữa là Lò Lợn, là đê, là sông Cái…Tôi đã sống và lớn lên quanh quẩn vùng đất với những tên ký ức vừa nhắc thức, tính đến ngày rời Hà Nội, 1976, là gần ba mươi lăm năm. Cuộc ly hương trên chính quê hương mình nào ngờ dài quá, lâu quá, sau 30 năm, nửa đời người, tôi mới trở lại thăm quê lần nhất. Loạt bài viết dưới đây, chép lại cảm nhận tôi sau những lần trở về quê, như một chuộc lỗi vội vã, khi thấy tuổi tác đã đến hối thúc chân chậm chạp bước về nguồn cội đời người. Mời đọc để yêu quê mình, Hà Nội.

 

2. Thời Cổ Tích

 
Đọc tiếp Quê Mình Hà Nội: Bài 2 – Thời Cổ Tích

Hoa dại

 

Hoa dại nhìn xa xăm nơi khung cửa sổ có một chậu hoa nhỏ nọ ngày ngày được chăm bón, nâng niu. Em cũng muốn được yêu như thế, nhưng em là… hoa dại. Hoa dại vẫn cứ thế lớn lên và rồi kết nụ. Em bâng khuâng nhiều lắm về những bông hoa sẽ nở của mình. Liệu có ai yêu chúng không?

Hoa dại nâng niu từng nụ bé nhỏ của mình. Em là con của đất trời. Và em đang sống! Mỗi một ngày qua đi là mỗi một ngày của sự cho và nhận. Có làm sao đâu khi không được ôm ấp bởi một bàn tay người? Có làm sao đâu khi không được bày trang trọng giữa một căn phòng đẹp? Em có những nụ hoa một ngày sẽ nở…
Hoa dại thèm tình yêu nơi con người vẫn kiên nhẫn chờ đợi. Em không nấp vào một góc khuất. Em ùa ra với nắng, với gió. Em xòe những chiếc lá, hứng lấy niềm vui từ đất trời vì mỗi ngày em đang sống là nhận và cho đi. Có làm sao đâu khi cảm thấy thiếu thốn một điều gì? Có những khoảng trống trong trái tim để ta khát khao lấp đầy. Và em ngày một lớn…

Đọc tiếp Hoa dại

Chủ quyền Hoàng Sa thuộc Việt Nam từ nhiều thế kỷ trước

vnexpress

Tại Bảo tàng tổng hợp Quảng Ngãi và Bảo tàng TP Đà Nẵng đang lưu giữ nhiều hình ảnh, bản đồ từ thế kỷ thứ 16 đến 19 khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa.
> ‘Việt Nam đòi chủ quyền Hoàng Sa bằng hòa bình’

Đọc tiếp Chủ quyền Hoàng Sa thuộc Việt Nam từ nhiều thế kỷ trước

Tờ lệnh của Quan Bố Án Sát tỉnh Quảng Ngãi về việc phái binh thuyền vâng mệnh triều đình ra đảo Hoàng Sa thực thi nhiệm vụ vào ngày 15/4 năm Minh Mạng thứ 15 (1834).

Ông Phạm Minh Hoàng được giảm án

bbc

Ông Phạm Minh Hoàng tại tòa sơ thẩm hồi tháng Tám
Ông Phạm Minh Hoàng theo hạn định sẽ được ra tù ngày 13/01/2012

Tòa phúc thẩm tại TP Hồ Chí Minh vừa giảm án tù tội lật đổ cho giảng viên đại học Phạm Minh Hoàng xuống còn 17 tháng, cộng thêm 3 năm quản chế tại gia.

Đọc tiếp Ông Phạm Minh Hoàng được giảm án

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu với VN

Lũ lụt ở đồng bằng sông Cửu Long

Đại diện từ gần 200 quốc gia đã tụ hội về Durban, Nam Phi, dự Hội nghị Liên Hiệp Quốc (LHQ) về biến đối khí hậu, kéo dài 12 ngày bắt đầu từ thứ Hai, 28/11.

Trong bản phúc trình đưa ra ngay khi các cuộc hội đàm của LHQ bắt đầu, tổ chức từ thiện Oxfam cho biết tình trạng khí hậu khắc nghiệt đã dẫn tới tình trạng giá thực phẩm tăng cao khiến hàng chục triệu người bị đẩy vào tình trạng nghèo đói trong hơn 18 tháng qua.

Đọc tiếp Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu với VN

Tấm lòng

Sống trong đời sống cần có một tấm lòng…

Chào các bạn,

Chữ tấm lòng trong tiếng Latin là voluntatis, từ đó có tiếng Pháp la volonté mà ta dịch tiếng Anh là the will. và tiếng Việt là ý chí hay tâm. Bonae voluntatis trong tiếng Latin dịch ra là la volonté bonne trong tiếng Pháp, good will trong tiếng Anh, thiện tâm trong Hán Việt, và lòng tốt trong tiếng Việt thuần.

Nhưng voluntatis cũng bà con với voluntarius trong Latin, có nghĩa là volontaire trong tiếng Pháp, voluntary trong tiếng Anh, và xung phong hay tình nguyện trong tiếng Việt.

Có nghĩa là tâm hay lòng hay ý chí có cùng một gốc nghĩa với xung phong, tình nguyện !

Vậy nghĩa là sao nhỉ?

Đọc tiếp Tấm lòng