Hấp dẫn âm thầm

Chào các bạn,

Chúng ta đã nói về aura–vùng hào quang—của mỗi người chúng ta trước đây. Đó là vùng sáng, cái dáng, cái vẻ… của ta mà người khác thường cảm nhận được mỗi khi gần ta. Có người có aura làm người khác nghi ngại, có người có aura làm người khác yêu mến và tin tưởng…

Một phần lớn aura đến từ thân ngữ (ngôn ngữ của thân thể). Nếu ta là người thường yêu mến và quý trọng người khác, toàn thân thể của ta sẽ nói ra điều đó một cách vô thức, và mọi người khác cũng đọc được các thân ngữ đó một cách vô thức. Ngược lại, nếu ta là người hay ganh đua nghi kỵ, thì thân ngữ ta cũng nói lên điều đó và những người khác cũng đọc được, một cách vô thức.

Đọc tiếp Hấp dẫn âm thầm

Có những con đường…

Hình tượng con đường trong văn học có lẽ cũng chẳng hề thua kém các chủ đề khác bởi tính biểu quát đặc trưng của nó. Lỗ Tấn, nhà văn nổi tiếng của Trung Quốc, trong tác phảm “Cố hương” có câu nói rất hay được trích dẫn: “Vốn dĩ trên mặt đất làm gì có đường, người ta đi mãi thì thành đường thôi…!”

Nhìn con đường bằng đôi mắt trẻ thơ có lẽ không ai qua nhạc sĩ Hoàng Long (Ông là anh em sinh đôi với nhạc sĩ Hoàng Lân, và cả hai ông đều viết nhạc thiếu nhi rất hay)

Đọc tiếp Có những con đường…

Phiêu bạc hay phiêu bạt? Tản mạn về từ Hán Việt (phần 3)

Nguyễn Cung Thông
nguyencungthong@yahoo.com

Bài này ghi lại vài suy nghĩ về từ Hán Việt/HV phiêu bạc so với phiêu bạt cùng những tương quan với một số từ liên hệ trong tiếng Việt như bèo, bều, bêu (lêu bêu)… Một số lớn từ vựng tiếng Việt có dính líu trực tiếp hay gián tiếp đến tiếng Hán, như một số học giả ước đoán khoảng 70 đến 75 phần trăm, thành ra hiểu được ngữ căn tiếng Việt là hiểu được phần nào bản chất phong phú và đa dạng của ngôn ngữ dân tộc. Điều nên biết là không chỉ tiếng Việt mới có liên hệ lâu đời với tiếng Hán, mà tiếng Nhật, Hàn cũng không khác gì mấy. Không còn gì thích hợp hơn là trong giai đoạn này ta xem lại cách dùng của các từ phiêu bạcphiêu bạt – nhất là khi mà người Việt chúng ta phiêu tán khắp nơi trên thế giới – lại càng thấy thấm thía ý nghĩa bèo dạt mây trôi của chúng. Giọng Bắc Kinh/BK được ghi bằng hệ thống bính âm (pīnyīn) rất phổ thông hiện nay, cần phân biệt số chỉ thanh điệu (như số 3 trong ju3 hay jǔ) và số phụ chú ghi ngay sau một chữ (như nhiều3). Dấu hoa thị (asterisk) đứng trước một âm là một dạng phục nguyên của âm cổ (reconstructed sound): như *bieo (bèo) chẳng hạn. Để ý là giọng BK của bạc 泊 bây giờ là bó (mất phụ âm cuối -c) thành ra không cần phải đặt vấn đề như bài này!

Đọc tiếp Phiêu bạc hay phiêu bạt? Tản mạn về từ Hán Việt (phần 3)

Học tiếng Anh: Xử ba cựu thành viên Khmer Đỏ cao cấp

Cựu lãnh tụ Khmer Đỏ, ông Nuon Chea, tại phiên tòa ngày 21/11/2011
Cựu lãnh tụ Khmer Đỏ, ông Nuon Chea, tại phiên tòa ngày 21/11/2011

Phiên xử ba lãnh tụ cao cấp nhất của Khmer Đỏ còn sống sót vừa bắt đầu tại Campuchia. Một phiên tòa được Liên Hiệp Quốc hậu thuẫn vừa đưa ra các cáo trạng buộc các ông Nuon Chea, Ieng Sary và Khieu Samphan tội chống lại nhân loại và tội diệt chủng.

Đọc tiếp Học tiếng Anh: Xử ba cựu thành viên Khmer Đỏ cao cấp

Chìm phà chở gần 40 người ở Chu Lai – Vụ chìm phà ở Quảng Nam: Ẩn họa được báo trước

Chìm phà chở gần 40 người ở Chu Lai

SGTT.VN – Đến 11 giờ trưa nay 21.11, hàng ngàn người dân hai bên bờ sông Trường Giang thuộc hai xã Tam Hải và Tam Giang của huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam, đổ xô ra bờ sông để xem các nhân viên cứu hộ lặn hụp dưới lòng sông tìm người và tài sản của chiếc phà chở khách bị chìm.

Lực lượng cứu hộ gồm công an, biên phòng và ngư dân cùng tham gia tìm kiếm cứu nạn phà chìm. Ảnh: Trung Hưng

Trước đó, khoảng 6 giờ sáng 21.11, chuyến đò ngang xuất phát từ xã Tam Hải sang Tam Quang, bất ngờ bị chìm. Người dân đã vớt được 30 người vào bờ, trong đó có một phụ nữ đã tử vong là chị Vũ Thị Thiện Thẩm, trú ở thôn 1, Tam Hải. Chị Thẩm tử nạn do bị kẹt vào ghế kê phía sau chiếc đò.

Đọc tiếp Chìm phà chở gần 40 người ở Chu Lai – Vụ chìm phà ở Quảng Nam: Ẩn họa được báo trước

Sau bánh phở là mặt hàng nào có chất biến đổi gen?

Monsanto – nhà sảm xuất chất
độc da cam – trở lại Việt Nam

Nguyễn Quốc Vọng*

Các phương tiện truyền thông Nhật Bản vừa đồng loạt đưa tin phát hiện chất biến đổi gen (GMO) trong bánh phở làm từ gạo của Công ty cổ phần Thực phẩm (CPTP) Bích Chi, có trụ sở tại thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp (Vietnam.net,17/11/2011). Cơ quan chức năng của Nhật Bản còn cho biết chất biến đổi gen đó là gen Bt (Bacillus thuringiensis). Ngay sau khi nhận được thông báo từ Nhật Bản, Công ty CPTP Bích Chi đã cho tiến hành lấy các mẫu sản phẩm và gửi Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 ở thành phố Hồ Chí Minh (QUATEST 3), thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn- Đo lường- Chất lượng Việt Nam để phân tích. Tại phiếu thông báo kết quả thử nghiệm đối với 4 mẫu phân tích gồm gạo, bánh phở, bột gạo, tinh bột khoai mì QUATEST 3 khẳng định không phát hiện có chứa hàm lượng chất biến đổi gen.