Trái Mâm Xôi

Raspberries

Trái mâm xôi thuộc họ Dâu, còn gọi là Phúc bồn tử (Raspberry) có nhiều loại: Dâu đen (Black Berry), hay Dâu dại (Wild Berry) đều là gốc Dâu – còn có cả Blue Berry (Dâu xanh, quả tròn vo chứ không như các loại trên. Rasberry có màu đỏ tươi. Black Berry có màu đỏ đen.Trái mâm xôi có lẽ xa lạ với nhiều người Việt Nam vì là một loại quả vùng ôn đới.

Ở các nước ôn đới, quả mâm xôi là một loại cây trồng có giá trị thương mại rất cao và sau này người ta lai tạo ra đủ thứ màu sắc: vàng, tím rất lạ…

Raspberries & blackberries

Sở dĩ quả mâm xôi được ưa chuộng vì nó chứa rất nhiều Vitamin C, và một lượng đáng kể chất chống oxy hóa polyphenol, các sắc tố anthocyanin liên quan đến bảo vệ sức khỏe và làm tăng tỉ lệ chất xơ.Quả mâm xôi không những ngon miệng mà còn chứa đầy chất dinh dưỡng, giúp cơ thể được khỏe mạnh. Quả này được xếp vào nhóm “siêu thực phẩm” thời hiện đại.

Nhạc Nga có một bài rất hay: “Trái mâm xôi”, giai điệu đẹp đẽ và sinh động của nó làm người nghe say đắm, dù….không biết tiếng Nga 😀

Đọc tiếp Trái Mâm Xôi

Sống lời cầu nguyện

Chào các bạn,

Các lời cầu nguyện và các câu hộ niệm đã được học thuộc lòng và ta đọc nó hàng ngày, thật ra là các lời dạy cách sống sâu sắc mà ta phải thực hành. Nhưng đa số những người đọc chúng, vì đã quá thuộc lòng nên chỉ đọc như máy, miệng thì lẩm nhẩm lời kinh, nhưng đầu thì nghĩ đến việc đi chợ, việc cãi nhau, việc đi nghĩ hè, việc ngày mai đón đào đi chơi… Cho nên nhiều người đọc các lời kinh, các lời cầu nguyện cả đời mà không hề hiểu ý kinh một chút nào, đừng nói là sống ý kinh. (Bài kinh mà người ta đọc thường xuyên và hoàn toàn không hiểu nhiều nhất là bài Bát Nhã Tâm Kinh của Phật giáo).

Hôm nay chúng ta nói về sống lời cầu nguyện (lời kinh) mình đọc hàng ngày. Để dùng 2 lời kinh làm ví dụ, chúng ta hãy lấy lời cầu nguyện nhiều người biết nhất trên thế giới, đó là Kinh Lạy Cha (The Lord’s Prayer) mà bất kì người nào trong khối Ki tô giáo của thế giới đều biết, và câu niệm nhiều người Phật giáo nói nhất là câu “Nam mô A di đà Phật”.

Đọc tiếp Sống lời cầu nguyện

Chuyện nàng H’Bia Drang

Trích sử thi Jrai


“Nữ thần săn bắn” 1910

Tóm tắt cốt chuyện : H’Bia Drang là con ông trời, vì yêu Y Rít nên bị chàng lừa lấy mất váy áo, không bay về trời được, phải xuống trần làm vợ Rít. Hai người có một đứa con. Khi Rít đi rừng, em chàng đã lấy váy áo cho chị dâu bay để xem và dỗ cháu. Drang bị gió thổi bay xa không về lại được làng. Rít cầu cứu các vị thần đất, thần giông, thần mưa…làm cho đôi cánh và nhưng vật quý để đi tìm vợ, nhờ đó, mặc chú vợ muốn gả nàng cho người khác, Rít vẫn thắng cuộc đua và đưa vợ trở về.

Đọc tiếp Chuyện nàng H’Bia Drang

Luật nhà văn: ‘Người đề xuất Luật Nhà văn chưa hiểu nguyện vọng nhà văn’ – Luật nhà thơ để làm gì? – Đất nước nhiều nhà thơ càng tốt

‘Người đề xuất Luật Nhà văn chưa hiểu nguyện vọng nhà văn’

Dù không chắc chắn về khả năng Luật Nhà văn được Quốc hội xem xét, đại biểu Nguyễn Minh Hồng vẫn nhất quyết trình lên ‘bằng bất kỳ giá nào’ vì ‘đã hứa với các nhà văn’. Theo một số người cầm bút, ông Hồng đã ‘hiểu quá đơn giản’ mong muốn và đề xuất của giới viết lách.

Tại kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa 13, nhà văn, bác sĩ, đại biểu Nguyễn Minh Hồng đề xuất đưa Luật Nhà văn vào chương trình xây dựng luật và pháp lệnh Quốc hội khóa 13.

Chia sẻ với VnExpress.net cách hình dung của mình về đề xuất này, đại biểu Nguyễn Minh Hồng cho biết: “Thực trạng văn học đặt ra nhiều vấn đề như: viết về lịch sử như thế nào thì không bóp méo, xuyên tạc lịch sử; Xử lý tranh chấp bản quyền, hồi ký ra sao; Căn cứ nào phân giải hiện tượng đạo văn; Làm sao bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, quyền thừa kế cho nhà văn ra sao… Rồi có người hỏi, thế nào là nhà văn? Có thẻ Hội Nhà văn có phải nhà văn không? Có người viết văn rất nhiều nhưng không có thẻ thì có gọi là nhà văn? Hoặc có giáo viên dạy chuyên văn thì có thể gọi là nhà văn?… Như thế là phải có luật”.

Cách đặt vấn đề của ông Nguyễn Minh Hồng đã gây ngạc nhiên, tiếp đó là tạo ra tranh cãi trong dư luận, đặc biệt là giới văn chương.

Nhà thơ Bằng Việt chia sẻ: “Tôi chưa hình dung ra chuyện này vì chưa thấy có nước nào trên thế giới có Luật Nhà văn”. Nhà văn Hoàng Minh Tường cho biết: “Khi thấy có người đề xuất ra Luật Nhà văn, tôi thấy ngạc nhiên, buồn cười lắm”. Còn nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo đặt vấn đề: “Nếu xây dựng Luật Nhà văn thì chắc sẽ phải có Luật Nhà thơ, Luật Nhà phê bình rồi Luật Họa sĩ, Luật Nhạc sĩ…?”.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Hồng vừa là bác sĩ vừa là nhà văn. Ảnh: Lê Anh Dũng.

Đọc tiếp Luật nhà văn: ‘Người đề xuất Luật Nhà văn chưa hiểu nguyện vọng nhà văn’ – Luật nhà thơ để làm gì? – Đất nước nhiều nhà thơ càng tốt

Vinashin chính thức bị kiện


Nợ và tài sản của Vinasin đang được chuyển về các tập đoàn khác trong nỗ lực cơ cấu nợ.

Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam, Vinashin cùng hơn 20 tổng công ty, công ty con tại Việt Nam vừa bị khởi kiện tại tòa ở London.

Đơn kiện được Tòa Thương mại, Chi nhánh Queen’s Bench thuộc Tòa Thượng thẩm nhận và mở hồ sơ ngày 01/11/2011, một viên chức tại tòa xác nhận với BBC Việt ngữ sáng ngày 08/11.

Viên chức này cho biết thêm nội dung chi tiết đơn kiện đang ở dạng được giữ kín và sẽ được công bố chi tiết ngay khi Vinashin xác nhận việc bị khởi kiện.

Đọc tiếp Vinashin chính thức bị kiện

Mỹ lo ‘va chạm chiến thuật’ ở Biển Đông


USS George Washington vừa đậu tại Hong Kong.

Chỉ huy Hạm đội Bảy của Hoa Kỳ cho biết ông không lo lắng về khả năng xảy ra một cuộc xung đột lớn ở châu Á mà là những sự cố nhỏ với những hậu quả không thể đoán trước tại khu vực Biển Đông.

Phó Đô đốc Scott Swift cho biết đối thoại ở cấp cao nhất giữa giới quân đội Mỹ và Trung Quốc đã diễn ra và cả hai bên chia sẻ mong muốn giảm thiểu căng thẳng.

Đọc tiếp Mỹ lo ‘va chạm chiến thuật’ ở Biển Đông