– Ở làng Ghè (xã Ia Dơk – Đức Cơ) có một người còn trẻ, chưa từng nghe một nghệ nhân nào kể Khan (trường ca, sử thi…) lại bỗng nhiên biết kể 10 Khan rất dài. Các nghệ nhân và dân làng chỉ còn biết gọi anh là “người Yàng”!
Trận ốm kỳ dị
 |
Rơmah Kim. Ảnh: Ngọc Tấn |
Rơmah Kim không biết năm mình sinh, chỉ nhớ năm nay vừa tròn 30 mùa rẫy. Kim sinh ra tại làng Sung Kép – xã Ia Kla. Cha mất lúc Kim mới 10 tuổi. Anh chỉ có một em gái đang ở với mẹ.
Vào khoảng năm 1990 Kim lấy vợ. Vợ Kim là Keng – vốn là con của một người Kinh lưu lạc được ông Klit mang về nuôi. Lấy vợ được mấy tháng, Kim theo cánh thanh niên lên biên giới đãi vàng. Một hôm do sơ ý, Keng làm vỡ quả bầu đựng nước. Bị mẹ đánh đuổi, Keng xấu hổ bỏ nhà đi. Khi trở về Kim tìm vợ khắp nơi nhưng không thấy. Mãi sau này trong một lần đi rừng, Kim tình cờ nhìn thấy một bộ xương người. Nhờ chiếc còn lại của bộ xương mà Kim nhận ra đó chính là vợ mình. Năm 1992 Kim lấy vợ khác và về sống tại làng Ghè. Vợ chồng anh giờ đã có 5 con…
Nhìn tướng mạo Kim, khó ai nghĩ là anh là một con người đặc biệt. Kim cao dong dỏng, mái tóc xoăn tự nhiên khá đẹp; da hơi vàng do dấu tích của những trận sốt rét. Mắt Kim không hoạt nhưng khi suy nghĩ để trả lời một điều gì thì ánh lên những tia rất sắc. Kim hay chuyện và có vẻ sôi nổi dù vốn tiếng phổ thông không nhiều bởi Kim không được đi học và ít tiếp xúc với người Kinh…
Ở làng Súng Kép, Kim lớn lên như mọi đứa trẻ bình thường. Chẳng có gì đặc biệt nếu câu chuyện không bắt đầu từ một trận ốm kì lạ vào tuổi 15. Kim vẫn còn nhớ rất rõ, hôm ấy anh sang nhà người bà con ở xã B1 xin củ mì (sắn) về. Nồi mì bắc lên bếp vừa chín, bỗng Kim thấy hoa mắt rồi gục xuống. Qua một đêm vẫn thấy Kim bất động, người nhà tưởng Kim anh đã chết, liền trói heo để chuẩn bị đám ma thì tự nhiên Kim tỉnh lại.
Hai mắt anh đỏ ngầu, miệng lảm nhảm những gì không ai hiểu, Kim chạy khắp làng hùng hổ như tìm đánh ai. Rồi Kim vớ cái bao tải nhét đủ thứ giẻ rách, chổi cùn vắt lên vai chạy vào rừng. Mãi hôm sau, dân làng mới tìm thấy Kim đang ngồi lảm nhảm dưới một gốc cây to. Phải ba người đàn ông khỏe mạnh mới bắt nổi Kim đưa về nhà. Thêm một ngày nằm thiêm thiếp, cuối cùng Kim tỉnh lại và ăn uống bình thường.
Sau trận ốm kì dị đó tự dưng Kim thấy đầu mình như có ai vén sang một bên bức màn tối. Khan ở đâu tự dưng đầy ắp trong đầu Kim. Đầy nghi hoặc, Kim cố nhớ lại những gì đã xảy ra trong lúc ốm. Trong cái đêm mê man đó, Kim đã gặp một ông già. Đó là một người Jrai ăn vận theo lối xưa, bên mình mang một cây mác dài. Ông già dẫn Kim đi hết ngọn núi này đến con suối khác. Sau cùng hai người tới một ngôi làng xa lạ. Ở đó có một đám đông ăn mặc rất đẹp đang ngồi nghe một ông già kể Khan. Ông già bảo Kim ngồi nghe cho đến khi thuộc hết các Khan thì hai người trở về làng cũ. Rồi ông già biến mất…
Kim đem Khan Điêu H’lun kể cho tụi con nít trong làng nghe thử. Chúng nghe say sưa quên cả ăn. Chuyện Kim biết kể Khan lan ra từ đó.
“Người già chịu thua thôi!”
Sử thi, người Kinh gọi là trường ca, người Êđê gọi là khan, người Ba Na gọi là H””ăng mon, người Jarai gọi là H””Rih, người Mơ Nông gọi là Ốt nrông… đã ăn sâu, đã sống, đã phát triển hòa trong không gian sinh tồn ngàn đời của cư dân miền thượng và chính nó đã góp phần làm cho không gian ấy càng trở nên kỳ vĩ. Sử thi không chỉ là huyền thoại. Nó không chỉ tồn tại trong không gian tiền sử mà trường tồn trong đời sống tinh thần của các tộc người, của nhân loại bởi chính những giá trị thẩm mỹ lớn lao của nó. Sử thi là một loại hình nghệ thuật tổng hợp, là một kho tư liệu về các tộc người thời cổ xưa. Khơi nguồn sử thi chính là con đường tìm về thời tiền sử, tìm về những giá trị văn hóa đích thực của các dân tộc.
(Theo Uông Thái Biểu)
|
Rơmah Kim đã kể cho tôi nghe chuyện anh trở thành “người Yàng” một cách trung thực. Khó mà nghĩ được một con người quanh năm miệt mài với nương rẫy, ít khi bước chân ra khỏi làng lại bịa chuyện nhằm mục đích gì. Điều này càng được khẳng định khi tôi có dịp tìm hiểu qua các nghệ nhân.
Ở làng Súng Kép – nơi Rơmah Kim sinh ra và lớn lên có một người biết Kim rất rõ – đấy là ông Rơma Mloi. Mloi năm nay đã gần 60 tuổi, nguyên là bộ đội phục viên. Ông cho biết ở làng Súng Kép trước nay duy nhất chỉ một người biết kể Khan – đó là Rơmah Tơ (cha vợ ông). Nhờ cha vợ, Mloi cũng biết một số Khan nhưng những Khan này không giống những Khan Rơmah Kim biết. Hơn nữa Rơmah Tơ đã chết từ năm 1979, và ông cũng chưa thấy Kim nghe ông già kể Khan bao giờ.
“Việc Kim nghe rồi bắt chước người già ở làng là không có. Lúc đó nó còn nhỏ, làm gì đủ trí khôn để nhớ. Còn chuyện nó biết nhiều Khan là thật. Thằng Chel với bọn thanh niên ở làng này đã nghe nó kể lúc đi đào vàng. Nó kể hay đến mức lũ thằng Chel bảo nó cứ ở nhà không phải đi làm, tối cứ khan cho chúng nó nghe là được… Mình nghĩ nó không có tài phép gì đâu, do cái đầu nó mà ra cả thôi”Ông Mloi nói.
Như vậy khả năng còn lại là Rơmah Kim học Khan từ những nghệ nhân bên làng vợ hoặc các làng khác? Thế nhưng điều nghi vấn đầu tiên của tôi đã bị loại trừ khi gặp trưởng thôn Rơlanh Luinh. Ông cho biết làng Ghè trước nay không có ai biết kể Khan. Hơn nữa khi Kim về sống với vợ thì đã biết kể Khan rồi. Hỏi thêm ông Luinh tôi được biết cả vùng này trước nay chỉ có ông Rơmah Jam ở làng Do là biết khan. Ông Jam cũng đã từng nghe Kim kể Khan và biết khá nhiều điều thú vị về Kim.
Ông Jam năm nay đã 75 tuổi, được coi là “cán bộ Cách mạng lão thành” của xã. Nghe hỏi về Kim, ông tỏ vẻ rất thú vị và nói ngay những điều mình nghĩ: “Việc thằng Kim tự nhiên biết Khan như thế, cả đời mình chưa thấy mà cũng chưa nghe ông bà nói bao giờ. Còn tại sao thì mình chịu. Mình chỉ biết sự thật là nó khan rất hay. So với nó thì mình thua xa!”
Là một nghệ nhân có tiếng nhưng ông Jam cũng chỉ biết có bốn Khan (đã được sưu tầm và lưu giữ tại Viện NCVHDG). Ông Jam không giấu nổi sự khâm phục của mình với Kim, và dường như trong tâm tưởng ông cũng tin là Kim có “Yang” thật. – “Những nghệ nhân bình thường như mình, do học từ miệng người khác nên giỏi lắm cũng chỉ nhớ được các Khan ngắn hoặc nhớ không trọn vẹn; khi kể có thể bị vấp. Trong khi thằng Kim có những Khan dài kể tới 2 ngày 2 đêm mới hết. Mà nó kể rất mạch lạc, rất hay, không vấp váp – cứ như là nước mạch ngầm chảy ra!”
Sử thi Tây Nguyên ra đời khi con người chưa có chữ viết. Nó được lưu truyền chỉ nhờ vào khả năng nhớ, diễn và kể của các nghệ nhân. Sử thi Tây Nguyên có không gian sống chủ yếu bên bếp lửa dưới mái nhà rông. Người kể sử thi kể từ đêm này qua đêm khác, người nghe cũng vậy. Nếu ai đã cùng người Tây Nguyên dự một đêm khan sẽ thấu hiểu nỗi đam mê của cư dân bản địa với khan.
(Theo Uông Thái Biểu)
|
…Đến đây thì xem như sự hoài nghi của tôi về việc Kim học Khan từ một nghệ nhân nào đó trong vùng đã không có cơ sở. Tôi nghĩ đại thể Kim tự dưng biết nhiều Khan cũng tương tự như những hiện tượng mà khoa học đã nói tới: có người không may bị điện giật hay sét đánh, lúc sống dậy quên hết tiếng mẹ đẻ và tự dưng nói được những ngoại ngữ mà mình chưa hề biết.
Theo GS.TS Phan Đăng Nhật thì Rơmah Kim là hiện tượng mà các nhà khoa học nước ngoài gọi là “những yếu tố Shaman trong sử thi”. Những yếu tố Shaman có thể tìm thấy trong sử thi viết của nhiều nước trên thế giới cũng như trong sử thi của nhiều nền văn hóa không có chữ viết ở phương Bắc”. Hiểu một cách đơn giản, nó tương tự như hiện tượng người bị “ốp đồng” sau những biến động về tâm – sinh lý…
“Yang cho mình, mình phải cho lại dân làng”
Dù được mọi người cho là “người Yàng” nhưng Rơmah Kim không nghĩ như vậy. Trái lại anh còn tỏ vẻ không thích khi có người tò mò muốn biết chuyện đời mình. Ở làng Ghè, Kim vẫn sống một cuộc sống bình thường như mọi người: ngày lên rẫy, tối về với vợ con. Kim không mấy khi đi đâu nếu không có người mời anh đi kể Khan cho một đám cưới hay đám ma nào đó.
Kim cho biết hiện anh đang thuộc 10 Khan. Dài nhất là Điêu H”Lun và Nhuốt – Nhoang. Mỗi Khan phải kể tới 2 ngày đêm mới hết. Các Khan còn lại đều có độ dài 1 đêm. Hiện nay tên Rơmah Kim khắp vùng ai cũng biết, bởi vậy người mời anh đi kể Khan ngày càng nhiều.
Này đây là người kể khan. Giọng ông lên bổng, xuống trầm, rồi ông hú, ông hét, ông hát, ông giả giọng của tất cả các nhân vật có trong câu chuyện. Ông bắt chước tiếng chim hót, suối chảy, cọp gầm, mang tác, tiêng khiên đao va nhau, tiếng mũi tên lướt vèo trong gió… Này đây là người nghe khan. Lúc thì tất cả mọi người nghệt mặt ra thẫn thờ; lúc thì bi thảm, xót thương; lúc thì cười lăn cười bò; lúc lại cùng ồ lên ngạc nhiên hoặc phẫn nộ. Cứ như thế sáng theo ngọn lửa, khan kéo dài từ đêm này qua đêm khác.
(Theo Uông Thái Biểu)
|
Với đồng bào dân tộc, kể khan, đánh chiêng hay đẽo tượng nhà mồ đều không phải là nghề kiếm sống, nó không mang lại lợi ích vật chất nào cho người biết. Bởi vậy Rơmah Kim không bao giờ đòi hỏi gì, ngược lại mỗi lần nhận lời đi kể khan cho ai là một lần Kim phải tốn kém vì phải làm lễ tạ ơn Yàng theo lệ tục. Lễ vật cho mỗi lần thường là một con gà, một ghè rượu. Kim tự mình cúng lễ. Anh gọi tên ông già Glung, cảm ơn ông đã dạy cho mình kể Khan; xin ông phù hộ cho mình và dân làng mạnh khỏe… Ngoài Kim không ai biết đến điều kì dị này: mỗi lần kể Khan Kim đều thấy ông già Glung đến ngồi cạnh. Ông luôn nhắc Kim kể cho đúng, cho hay – nhất là không được bỏ dở nửa chừng. Bởi vậy nếu vì một lý do nào đó mà kể dở thì Kim phải mổ gà làm lễ tạ.
Mỗi đêm Kim kể Khan thật sự là một đêm hội làng. Nhà Kim nghèo, vợ chồng quanh năm vất vả mà vẫn thiếu ăn, có năm thiếu tới bốn tháng. Nhưng mỗi lần thấy bà con kéo đến nghe say sưa là Kim quên hết. Làng Kim không có người quậy phá, ai cũng chăm chỉ làm ăn; biết giữ những gì ông bà để lại – có ai biết một phần cũng là nhờ những đêm trắng nghe Kim kể Khan.
Cách đây ít lâu, Kim vừa đau một trận nặng, phải đi điều trị tận bệnh viện tỉnh. Trong cơn mê sự việc lại tái diễn y như 15 năm trước, chỉ khác lần này Kim không mộng du và chỉ biết thêm 1 Khan. Tôi gặng hỏi nhiều lần nhưng Kim bảo anh phải làm lễ tạ ông già Glung đã mới tiết lộ được.
Lại thêm một chi tiết kì lạ nữa về con người này! Nhưng thôi, điều đó có lẽ nên giành cho các nhà khoa học. Với tôi, những đêm khan của Kim phục vụ dân làng mới đích thực là ý nghĩa!
|
Jun Q’s version:
GIA TELLING KHAN
Gia is telling khan
Gia is getting drunk with his words
Listeners are getting drunk with their Gia
From the past day to the following day
Gia’s words haven’t been stopped
Till kids fall asleep
Till adults feel backache
Just only Gia feels hurt
When the khan’s hero overslept,
without protecting his on-stilt house.
Gia bursts into tears
When the hero’s villagers were under arrest as slaves
Gia’s voice like the wind blowing and the dust flying
Gia’s voice like the tiger roaring in the night
Gia’s voice like the stream flowing in the early morning
Gia raises his voice so high in the middle of his house
Kids have to wake up to listen
Adults have to stretch themselves to listen
The word becomes a chant
The word is like a flower at dawn
The khan’s hero seems to be still alive
The khan’s hero seems not to make any mistake
His posterity regretted without him knowing
His posterity didn’t put any blame on him
Gia’s voice is unceasingly fretty
Gia’s voice gets drunk more and more
Although the season for jar wine hasn’t still come,
Strong fermentation is already felt
Heroes
By Gia’s khan
Immortal…
ThíchThích
Hi Quan & everyone,
Thanks Quan for the translation. I add my work to Quan’s version to come up with the following version. This is a bit more than normal editing. I work to come up with a gift for the author.
Everything is self-explanatory, except for one word: Intoxication. I use intoxicating instead of “drunk”, because I want to use a more formal word, to make the scene a bit more formal and extraordinary, in this context.
One word I am thinking still is whether I should use “rượu cần” instead of “wine” in the English version. “Wine” has very strong feeling in English here. Changing it to ruou can can only weaken its impact.
Other than that, let’s sit on this for a while to see if we need to change anything , then I will send to chi Linh Nga to be forwarded to the author.
This is a very simple poem with some very deep meaning.
Good job, Quan. Thanks! 🙂
GIA TELLING KHAN
Gia is telling khan
Intoxicated by the khan’s verses
The audience intoxicated with Gia’s voices
One day to the next
Gia’s words haven’t stopped
The kids have fallen asleep
The adults have felt backache
Only Gia is hurt
When the khan hero overslept
and failed to protect his nhà sàn
Gia bursts into tears
When the villagers were captured into bondage
Gia’s voice–the wind’s rolling the flying dust
Gia’s voice–the tiger’s roar in the night
Gia’s voice–the stream’s flow in the sunset
Gia lifts up his voice in the mid of the house
So high that the kids have to wake up and listen
That the adults have to straighten up and listen
The words become a chant
Words like flowers in the dawn
The khan hero seems alive still
The khan hero seems to have made no mistake
His descendants miss him till no end
His descendants have no blame for him
Gia’s voice unceasingly moving
Gia’s voice becomes more intoxicating by the time
The wine season is not yet here
But the fermentation is already felt
Heroes
By Gia’s khan
Never die
TDH & Quan Jun translated
ThíchThích