Thứ tư, ngày 25 tháng 3 năm 2009

Bài hôm nay:

Câu lạc bộ Cười, Video, bác sĩ Kataria (Ấn Độ) nổi tiếng nhờ dùng tiếng cười để chữa bệnh, anh Trần Đình Hoành nối link.

Thời chuyển đổi, Văn Hóa, song ngữ, kinh dùng trong Lễ sám hối (Yom Kippur) của người Do Thái, anh Nguyễn Minh Hiển dịch.

Tình yêu, Danh Ngôn, song ngữ, chị Loan Subaru dịch.

Tư duy tích cực–“Thuộc về” cuộc đời , Trà đàm, anh Trần Đình Hoành.

.

Tin sáng, chị Thùy Dương tóm tắt và nối links.

Tạo đôi chân cho sách, quận Thốt Nốt, Cần Thơ, lập kệ sách lưu động miễn phí tại các bến đò dọc kinh Bò Ót.

Hy vọng cất lên từ bóng tối, nhóm Hy Vọng của các nhạc sĩ khiếm thị.

Bài hôm trước >>>

Chúc các bạn một ngày tươi hồng !!

🙂 🙂 🙂 🙂

Đọt Chuối Non

Câu lạc bộ Cười

Bác sĩ Madan Kataria ở Mumbai (Ấn độ), người thiết lập Yoga Cười, dùng tiếng cười để chữa bệnh. Ông có các Câu lạc bộ Cười để các thành viên cười với nhau mỗi sáng. Ông cũng có những Câu lạc bộ Cười trong các nhà tù để giúp tù nhân yêu đời và bớt cẳng thẳng.

Trang web Laughter Yoga International của ông ở đây

.

Thời chuyển đổi

spring

Thời chuyển đổi

Mỗi thứ có một mùa
Và mỗi thời dành cho một mục đích
Ở dưới thiên đường

Giờ là thời chuyển đổi
Lá bắt đầu chuyển màu
Từ xanh sang đỏ và cam
Chim bắt đầu chuyển
Trữ thức ăn cho vụ đông

Với cây lá, chim muông và thú vật
Chuyển đổi đến thật tự nhiên
Nhưng với chúng ta, chuyển đổi không dễ dàng như thế

Phải có quyết tâm
Thì ta mới chuyển đổi

Có nghĩa là từ bỏ những thói cũ
Có nghĩa là công nhận mình sai
Và điều đó chẳng bao giờ dễ

summer1

Có nghĩa là mất mặt,
Có nghĩa là bắt đầu lại từ đầu
Và điều này luôn đau đớn

Có nghĩa là nói: “Mình xin lỗi”
Có nghĩa là xác nhận mình có khả năng thay đổi
Và luôn luôn, điều đó thật bẽ bàng

Những điều này thật khó khăn
Nhưng nếu không chuyển đổi, ta sẽ mãi bị vướng bẫy
Trong những con đường ngày hôm qua

Chúa ơi, giúp chúng con chuyển đổi
Từ chai đá sang nhậy cảm
Từ thù địch sang yêu thương
Từ nhỏ nhặt sang đầy mục đích
Từ ghen tị sang bằng lòng
Từ cẩu thả sang kỷ luật
Từ sợ hãi sang tin tưởng
Hãy chuyển đổi chúng con, Chúa ơi, và hướng chúng con về phía Ngài
Làm sống lại cuộc đời chúng con, như mới tự khi đầu
Và hướng chúng con về phía nhau, Chúa ơi,
Bởi trong cô lập, không có sự sống.

Kinh lễ sám hối của Do Thái
Nguyễn Minh Hiển dịch

.
autumn

A time for turning

To everything there is a season,
And there is an appointed time for every purpose
Under heaven.

Now is the time for turning.
The leaves are beginning to turn
From green to red and orange.

The birds are beginning to turn
To storing their food for the winter
For leaves, birds, and animals
Turning comes instinctively.

But for us turning does not come so easily.
It takes an act of will
For us to make a turn

It means breaking with old habits
It means admitting that we have been wrong;
And this is never easy.

It means losing face;
It means starting all over again;
And this is always painful.

It means saying: ‘I am sorry.’
It means admitting that we have the ability to change;
And this is always embarrassing.

snow
These things are terribly hard to do.
But unless we turn, we will be trapped forever
In yesterday’s ways.
Lord, help us turn–
From callousness to sensitivity,
From hostility to love,
From pettiness to purpose,
From envy to contentment,
From carelessness to discipline,
From fear to faith.
Turn us around, O Lord, and bring us back towards You.
Revive our lives, as at the beginning.
And turn us towards each other, Lord,
For in isolation there is no life.

Yom Kippur liturgy

Tình yêu

love

“Ngay khi trong tim bạn có một điều lạ kỳ –mà ta gọi là tình yêu–và bạn cảm nhận được chiều sâu, niềm hân hoan, nỗi ngất ngây của nó, bạn sẽ khám phá ra là, đối với bạn, thế giới đã thay đổi.”

Loan Subaru dịch

.

“The moment you have in your heart this extraordinary thing called love and feel the depth, the delight, the ecstasy of it, you will discover that for you the world is transformed.”

J. Krishnamurti

Tư duy tích cực–“Thuộc về” cuộc đời

net-dep-que-huong
Chào các bạn,

Tiếng Anh có từ “sense of belonging”, dịch ra tiếng Việt là “cảm giác thuộc về”, như là “Anh cảm thấy anh thuộc về quê hương này.” Cảm-giác-thuộc-về là một cảm giác chủ quan, nhìn từ góc độ của người chủ cảm giác. Như vậy nghĩa là, nếu nàng nói “Em thuộc về anh,” thì đó là cảm-giác-thuộc-về của người đang yêu. Nhưng nếu chàng nói, “Em thuộc về anh,” thì đó không phải là cảm-giác-thuộc-về, mà là tuyên bố quyền sở hữu ở thời đại khủng long :-).

Sense of belonging rất cần thiết cho hạnh phúc và tư duy tích cực của ta. Một khảo sát của Reg Williams, giáo sư y tá và tâm lý tại đại học Michigan (bang Michigan, Mỹ) cho thấy, các bệnh nhân bệnh trầm uất có sense of belonging cao mau lành bệnh hơn các bệnh nhân có sense of belonging thấp. Các khảo sát khác cũng cho thấy cô đơn là một trong những nguyên nhân chính của bệnh trầm uất. Và dĩ nhiên là ai trong chúng ta cũng biết là trẻ em không có, hoặc không gần gũi, ai trong gia đình thường dễ “chán đời,” “hận đời” và phạm pháp.

Các nhận xét này liên hệ trực tiếp đến việc thực hành tư duy tích cực. Tất cả các đạo gia và chuyên gia về tư duy tích cực đều lập đi lập lại, ngày này qua tháng nọ, là ta phải yêu người, yêu loài vật, yêu đời, yêu thế giới. Những cái “yêu” này chính là những cảm-giác-thuộc-về, các bạn ạ.

42-17685912

Tôi chỉ có thể yêu được trường này nếu tôi cảm thấy tôi thuộc về trường này—đây là trường của tôi, đây là các thầy cô bạn bè của tôi. Nếu tôi cảm thấy tôi “lạc chuồng” trong trường này, ở đây là những tháng ngày chán nản và tù tội, đây là trường của “chúng nó” và thầy cô của “chúng nó,” chẳng ăn nhập gì với tôi cả, thì tất nhiên là tôi không thể nào yêu trường, tích cực về trường, và tích cực với chính mình trong khuôn viên trường được.

Tương tự như vậy, ta sẽ không thể nào tích cực được với đời trong “khuôn viên”của đời, nếu ta không có cảm giác là ta thuộc về cuộc đời, nếu ta cho rằng ta bị ném vào cuộc đời này như một nhà tù lớn lạnh lùng, vô mục đích.

Nhưng làm thế nào để ta có được cảm giác thuộc về cuộc đời?

À, câu hỏi này trực tiếp liên hệ đến câu hỏi căn bản nhất của tất cả mọi triết thuyết, mọi tôn giáo, mọi truyền thống tâm linh: Ta từ đâu mà đến? Đến để làm gì? Và ta sẽ đi đâu?

Những câu hỏi tối hậu đó, bạn sẽ phải tự nghiên cứu tìm câu trả lời. Tại đây chúng ta chỉ nói đến phương diện thực hành để giúp chúng ta tăng được cảm-giác-thuộc-về, và do đó, tăng được tư duy tích cực. Dù là truyền thống tâm linh hay triết lý nào, giải thích như thế nào, thì trên phương diện thực hành, tất cả đều phải dùng một phương pháp giản dị–đó là “quan tâm”, hay còn gọi là “để ý.” Và ta thực tập “để ý” từng bước một, từ trong nhà đi ra ngoài, như sau.

• Nếu ta muốn có cảm giác ta thuộc về gia đình của ta, cách duy nhất là để ý đến gia đình, hay nói chính xác hơn là để ý đến mọi người trong gia đình—Ai đang làm gì? Ở đâu,? Vui buồn ra sao? Ta cần chào hỏi thường xuyên—nếu đi sớm về khuya, chẳng thấy ai ngoại trừ cái gường của mình, thì khó cho mình có cảm tưởng thuộc về gia đình.

xe-bo

• Bên ngoài gia đình, đối với bạn bè và người thân quen cũng vậy, để ý đến họ một tí, hỏi han họ về công việc, gia đình, vui buồn, khó khăn, thay vì gặp nhau hàng ngày làm việc với nhau mà trong 5 năm chỉ nói chuyện công việc.

• Bước cao hơn của để ý là đối với người không quen biết. Thông thường, ta không bao giờ để ý đến người không quen biết, cho nên ta có thể đi ngang qua hàng nghìn người trong một ngày, nhưng chẳng bao giờ để ý đến ai. Vậy thì, nay ta thực tập nhìn những người ngoài đường kỹ hơn một tí (dĩ nhiên không phải chỉ các cô mặc mini, mà là mọi người :-)), nhất là những người lao động, những người buôn thúng bán bưng, và thương họ hơn một tí vì ta may mắn hơn. Nhìn mọi người chung quanh kỹ hơn một tí và thấy ta là anh chị em của họ và họ là anh chị em của ta. Dù là không quen biết nhau, ta có thể hiểu được những khó khăn, lo lắng, vui buồn của họ, vì đời sống của họ, trên căn bản, chẳng khác đời sống của ta bao nhiêu.

• Nhìn ánh nắng, nhìn hàng cây , nhìn hoa cỏ kỹ hơn một tí, tận hường cái đẹp thiên nhiên, và cám ơn cuộc đời đã cho ta bao nhiêu cái đẹp.

• Nhìn những con thú ta gặp, chó mèo chim chóc, và thán phục cái đẹp và bản tính tự nhiên trong trắng của chúng—ít ra là chúng không nói dối–và cám ơn cuộc đời đã cho thế giới này những người bạn như thế.
hoalucbinh

• Cuối tuần, đưa gia đình về vùng quê đi “dã ngoại”, vừa để thanh thản đầu óc, vừa tận hưởng vẻ đẹp thiên nhiên, vừa thấy đất nước và cuộc đời đẹp đến thế nào.

Nói chung là ta chẳng cần phải làm gì thêm, ngoại trừ “thấy” cuộc đời trước mặt với bao thân thiện đẹp đẽ và gần gũi của nó. Từ đó ta sẽ gần gũi, yêu thương và tích cực hơn với cuộc đời. Bằng không, ta vẫn có thể nhìn cuộc đời hàng ngày, nhưng vẫn không thấy cuộc đời, hoặc chỉ thấy với hằn học và tuyệt vọng—Ôi, đời vô mục đích, vô nghĩa lý, vô tình yêu! Đời là dối trá xảo quyệt! Đời là sa mạc lửa bỏng mênh mông!

Thực sự, đời là một bức tranh huyền diệu—có thể là thiên đàng, có thể là hỏa ngục, có thể là đồng cỏ xanh tươi, có thể là biển cát rực lửa, có thể là những em bé cười khúc khích, có thể là đoàn quỹ dữ gầm gừ… Đời có thể hiện ra trước mắt ta với muôn nghìn hình thái khác nhau. Và người cầm cây đũa thần có thể hô thiên biến vạn hóa đó, chẳng ai khác hơn là tâm ta cả.

Chúc các bạn một ngày vui.

Mến,

Hoành

Bài liên hệ: “Thuộc về” nhóm nào?, “Thuộc về” thế giới.

© Copyright 2009, TDH
Licensed for non-commercial use

Tạo đôi chân cho sách

sach

Gần đây nhiều hành khách đi đò dọc kênh Bò Ót (quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ) thường tỏ ra thích thú khi tại bến đò xuất hiện kệ sách lưu động phục vụ miễn phí nhiều sách, tạp chí được bố trí cả trên bến lẫn dưới đò. Ðó là một trong những điểm đọc của mô hình “Tạo đôi chân cho sách” do Trung tâm Văn hóa thông tin quận Thốt Nốt thực hiện. Ðiều này đã mang lại nhiều bổ ích, kiến thức thiết thực cho người dân nông thôn.

Xem tiếp tại đây.