Kaushiki Chakrabarty và nhạc cổ điển Ấn Độ

Chào các bạn,

Kaushiki Chakraborty (tiếng Bengali: কৌশিকী চক্রবর্তী; sinh ngày 24-10-1980) là ca sĩ cổ điển Ấn Độ và là con gái của Ajoy Chakraborty (sinh ngày 25-12-1952, là ca sĩ cổ điển Hindustani Ấn Độ).

Chị xuất thân từ gia đình âm nhạc nổi tiếng ở Calcutta, phía đông Ấn Độ. Chị thuộc về Gharana Patiala. Gharana Patiala là một trong những gharanas (trường phái hay phong cách ca hát) của nhạc cổ điển Hindustani. Đọc tiếp Kaushiki Chakrabarty và nhạc cổ điển Ấn Độ

Nếu có quyền lực chính trị cao nhất nước…

Chào các bạn,

Nếu có quyền lực chính trị cao nhất nước, mình sẽ thúc đẩy giáo dục. Mình nghĩ ai cũng hiểu tầm quan trọng của giáo dục với sự phát triển bền vững của đất nước.

Trong giáo dục, mình sẽ đặt giáo dục đại học lên hàng đầu. Giáo dục đại học phát triển sẽ là đầu tàu để kéo các giáo dục khác đi theo, gồm: giáo dục phổ thông, giáo dục tiểu học, giáo dục mầm non…

Để giáo dục đại học phát triển, mình sẽ để đại học có quyền tự trị. Quyền tự trị đại học bao gồm tự trị tổ chức, tự trị tài chính, tự trị nhân sự và tự trị học thuật. Đọc tiếp Nếu có quyền lực chính trị cao nhất nước…

Để thêm lời cầu nguyện cho em

Chào các bạn,

Mình cùng nhóm bạn học thời phổ thông đến tham dự lễ cưới người con gái út của bố mẹ Thảo, do ngày xưa mẹ Thảo là bạn học thời Trung học.

Thánh lễ hôn phối cử hành lúc năm giờ chiều. Sau lễ, bố mẹ Thảo mời cả nhóm về gia đình, từ khi nghỉ học đến giờ ít có dịp bạn bè gặp nhau đông đủ như lần này.

Về đến nhà chơi một lúc thì mẹ Thảo dọn thức ăn cùng với nước ngọt và bia Heineken loại chai thủy tinh. Bởi đang chuẩn bị đám cưới nên thức ăn có sẵn, bố mẹ Thảo cũng như cả nhóm ngồi vào bàn ăn nói cười vui vẻ. Nhìn những chai Heineken thủy tinh, các bạn cho biết bia loại chai thủy tinh này hiện tại người ta rất chuộng nên giá cao hơn Heineken đóng lon. Nhắc đến bia chai làm mình nhớ đến bố mẹ Khal ở thôn Tư Buôn Hằng, trong một lần mình bất ngờ đến thăm. Đọc tiếp Để thêm lời cầu nguyện cho em

Rào cản của nền kinh tế tuần hoàn: vì sao thế giới lãng phí quá nhiều (đó không chỉ riêng là lỗi của người tiêu dùng)

Barriers to a Circular Economy: 5 Reasons the World Wastes So Much Stuff (and Why It’s Not Just the Consumer’s Fault)

Nếu bạn đang cần động lực để không sử dụng ống hút vào bữa trưa ngày hôm nay, hãy xem xét điều này: Các nhà khoa học tìm thấy rằng kể cả băng ở Bắc cực – nơi rất xa nhiều đô thị lớn – cũng đã xuất hiện dấu hiệu của nhựa. Theo Tiến sĩ Jeremy Wilkinson thuộc Viện Khảo sát Bắc Cực Anh Quốc, “điều này cho thấy những mẩu nhựa siêu nhỏ đã xuất hiện tràn ngập trong đại dương toàn cầu. Không nơi nào miễn nhiễm”.

Loài người đang gặp vấn đề về rác thải. Ở cấp độ toàn cầu, chúng ta đang thải khoảng 1.3 tỷ tấn rác hàng năm, vượt xa năng lực xử lý hoặc tái chế thỏa đáng rác thải. Điều này dẫn tới các bi kịch môi trường như ô nhiễm nhựa ở đại dương, và xung đột địa chính trị do các nước phương Tây tìm kiếm địa điểm mới để chôn giấu rác thải.

Đọc tiếp trên CVD >>

Hợp đồng mua bán điện trực tiếp là giải pháp cho ngành năng lượng mặt trời không có trợ cấp

Kết quả hình ảnh cho cánh đồng năng lượng mặt trời

devi-renewable.com

1. Giới thiệu

Việc dừng chương trình RO (Renewables Obligation – RO) cho các dự án điện mặt trời mới của Anh vào cuối tháng 3 đã cho thấy một dấu mốc quan trọng trong xu hướng giảm bớt các ưu đãi của chính phủ đối với các dự án năng lượng tái tạo. Sau việc dừng chương trình RO ở Anh, thì ở Mỹ cũng diễn ra việc giảm dần ưu đãi thuế sản xuất và ưu đãi thuế đầu tư, những ưu đãi này đã giúp thúc đẩy thị trường năng lượng sạch của Hoa Kỳ trong thời gian gần đây. Việc loại bỏ hoặc siết chặt sự hỗ trợ của chính phủ đối với lĩnh vực năng lượng mặt trời là xu thế toàn cầu do một số yếu tố gây ra, bao gồm sự bất ổn về kinh tế, giá nhiên liệu hóa thạch thấp, sự giảm đáng kể chi phí sản xuất năng lượng mặt trời và sự thành công của đấu thầu đấu thầu cạnh tranh như một phương pháp để giảm giá và đạt mức giá thấp kỷ lục.

Đọc tiếp trên CVD >>

Ngôi chùa hơn 50 năm không bao giờ thắp nhang ở Sài Gòn

VNE – Chủ nhật, 8/7/2018, 02:08 (GMT+7)

Chùa Bửu Long có khuôn viên rộng và không bao thắp nhang, người dân chỉ đến cầu nguyện, tham quan.

Ngôi chùa hơn 50 năm không bao giờ thắp nhang ở Sài Gòn

Chùa Bửu Long (đường Nguyễn Xiển, quận 9, TP HCM) được xây dựng từ năm 1942. Chùa nằm trên khuôn viên rộng 11 ha, vị trí là ngọn đồi phía tây sông Đồng Nai, cách trung tâm thành phố khoảng 25 km.

Năm 2007 chùa Bửu Long được trùng tu và xây dựng thêm. Chùa có lối kiến trúc đặc trưng của các chùa Thái Lan, Ấn Độ và kết hợp cùng nét kiến trúc các chùa thời Nguyễn tạo nên vẻ đẹp độc đáo.

Đọc tiếp trên CVD >>