Fee Ra Huri

Chào các bạn,

Omnia tự miêu tả mình là ban nhạc chơi nhạc “dân gian ngoại đạo không liên hệ đến người Celt – nonceltic pagan folk”. Celtic là liên hệ đến người Celt, một bộ tộc nói tiếng Celt từ thời đồ sắt và Trung cổ đã lan tràn ra khắp châu Âu, và ngày nay còn tập trung ở Ireland, Scotland, Wales của Anh quốc và nhiều quốc gia châu Âu như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha…

Ban nhạc Omnia thành lập năm 1996, có trụ sở tại Hà Lan. Thành viên của ban nhạc trong những năm qua có nền tảng Ailen, Hà Lan, Cornish, Bỉ, Indonesia và Ba Tư.

Omnia hát tiếng Anh, Pháp, Ailen, Breton, Phần Lan, Đức, Hà Lan, Thụy Điển, Latin, và Hindi. Omnia chơi đàn hạc, đàn môi, hurdy-gurdy (đàn viôlông quay), bodhrán (trống của người Ireland), ghita, đàn bouzouki, ống thổi didgeridoo, sáo các loại, kèn túi, nhiều loại trống và nhạc cụ gõ khác. Đọc tiếp Fee Ra Huri

Tu tâm là gì ?

Chào các bạn,

Nói đến chữ “tu” là thiên hạ kể đến một danh sách dài hàng chục, và nếu đi vào chi tiết thì lên đến hàng trăm, điều các bạn phải làm: tụng/đọc kinh, ăn chay, ngồi Thiền, đi chùa, đi nhà thờ, suy ngẫm kinh sách, thức khuya dậy sớm, mặc áo choàng, học tiếng Latinh, học chữ Hán, học chữ Phạn, không ăn mặc màu mè, không nghe nhạc cuồng nộ, không chửi thề, không uống rượu, không liên hệ sex… Đọc tiếp Tu tâm là gì ?

Người biết tha thứ

Chào các bạn,

Sáng Chúa nhật giữa tháng Mười dương lịch, nhà thờ Mẫu Tâm là nhà thờ dành riêng cho anh em đồng bào các sắc tộc ít người chầu lượt, mình cũng đến tham dự giờ chầu từ 10g45 đến 11g30. Không ngờ giờ chầu này, anh em đồng bào các sắc tộc từ các buôn làng trong giáo phận Banmêthuột về tham dự rất đông, và ngạc nhiên hơn nữa là mình đang đứng trong sân nhà thờ gặp một số bố mẹ ở buôn Ea Kmar thì một số bố mẹ ở Buôn Hằng đến. Trong số các bố mẹ ở Buôn Hằng có bố Toang là gia đình mới tổ chức uống rượu cưới cho em Nguyệt người con gái lớn, mình biết được là do trước ngày cưới em Nguyệt gọi điện báo cho mình và xin cầu nguyện, bởi vậy sau khi chào hỏi nhau một lượt mình nói với bố Toang:

– “Chúc mừng gia đình bố mẹ Toang mới có thêm một thành viên mới, một chú rể mới.” Đọc tiếp Người biết tha thứ

Phóng sự 3 kỳ “Chuyện chó thời nay”

  • Kỳ I – Khi chó chỉ là “cầy tơ”
  • Kỳ II – Giã từ thịt chó
  • Kỳ III – Nơi chó là… bé cưng

***

Hoàng Thiên Nga

Chả có thời nào như bây giờ: nghề thịt chó đang phát đạt rầm rộ bỗng chựng phắt lại ở khắp các quốc gia. Chủ trương vận động toàn dân không ăn thịt chó vừa ra đời đã được nhiều người hoan nghênh nhiệt liệt! Còn ở các trại chó cưng, chó cảnh, nông trại chó thì khỏi nói, chó được trân quý như vua!

Kỳ I – Khi chó chỉ là “cầy tơ”

          Theo ước tính của các tổ chức bảo vệ động vật, và Liên minh bảo vệ chó Châu Á, thì Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á về sở thích ăn thịt chó, với khoảng 5 triệu con chó bị xẻ thịt mỗi năm.

Chó bị nhốt để giết thịt-Ảnh của Liên minh bảo vệ chó châu Á

Đọc tiếp trên CVD >>

Tình hình sạt lở diễn biến nghiêm trọng ở Đồng bằng sông Cửu Long

THẮNG TRUNG (TTXVN/VIETNAM+) Bản in

Bờ biển khu vực Tiểu Dừa, xã Vân Khánh Tây (An Minh, Kiên Giang) sạt lở đặc biệt nguy hiểm. (Ảnh: Lê Huy Hải/TTXVN)

Thời gian qua, do hoạt động khai thác cát trên dòng sông Mekong, xây dựng nhà ở trái phép cùng các tác động tiêu cực do phát triển kinh tế-xã hội ở thượng nguồn sông Mekong và các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long, tình hình sạt lở bờ sông, xói lở bờ biển vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã và đang diễn ra rất nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững trong khu vực.

Đọc tiếp trên CVD >>