Đọc các bài cùng chuỗi, xin click vào đây.
Chào các bạn,
Tiếp theo Đàn Tranh/Thập Lục, mình giới thiệu đến các bạn Đàn Tứ/Đoản của Việt Nam hôm nay.
Đàn Tứ là một nhạc cụ cổ truyền của Việt Nam. Đàn có tên Đàn Tứ vì có bốn dây (Tứ là Bốn). Tuy nhiên đàn còn nhiều tên gọi khác như Đàn Đoản (Đoản là Ngắn, bởi cần đàn ngắn hơn Đàn Nguyệt), Đàn Nhật (Nhật là Mặt Trời) vì thùng đàn hình tròn như Mặt Trời nên tạo thành một đôi với Đàn Nguyệt (Nguyệt là Mặt Trăng).
Đàn Tứ có 2 loại:
* Đàn Tứ Thùng (loại mới)
* Đàn Tứ Tròn (Đàn Đoản – loại cổ truyền).
Đàn Tứ có những bộ phận chính như sau:
Bầu vang (bộ phận tăng âm): hình hộp tròn, dẹt như đàn Nguyệt. Đường kính mặt đàn và hậu đàn bằng nhau, khoảng 35 cm. Thành bầu xấp xỉ 7 cm (thành bầu vang của các loại tương tự của người dân tộc mỏng hơn). Đọc tiếp Nhạc cụ cổ truyền VN – Đàn Tứ/Đoản