Nhạc cụ cổ truyền VN – Đàn Ân Toong/Atoong

Đọc các bài cùng chuỗi, xin click vào đây.

Chào các bạn,

Tiếp tục chuỗi bài Nhạc Cụ Cổ Truyền Việt Nam, hôm nay mình giới thiệu đến các bạn nhạc cụ đầu tiên trong bộ gõ, Đàn Ân Toong/Atoong.

Đàn Ân Toong/Atoong là nhạc cụ họ tự thân vang, chi gõ của người Việt/Tà Ôi.

Đàn Ân Toong/Atoong gồm 7 thanh gỗ đường kính khoảng 6 – 11cm, dài khoảng 41 – 72cm, phần giữa của mỗi thanh được đẽo vòng thành 7 thanh đàn. 7 thanh đàn này được sắp xếp từ thấp đến cao buộc vào 2 sợi dây mây rồi treo dốc lên giá đàn. Khi diễn tấu nghệ nhân sử dụng hai dùi bằng gỗ dài khoảng 20cm gõ trực tiếp vào các thanh gỗ. Đọc tiếp Nhạc cụ cổ truyền VN – Đàn Ân Toong/Atoong

Trồng người trăm năm

Chào các bạn,

“Trồng lúa một năm, trồng cây mười năm, trồng người trăm năm” là sao các bạn?

Tức là trồng lúa thì một năm đã thu hoạch, nên kế hoạch cho trồng lúa là kế hoạch một năm. Trồng cây thì 10 năm mới thu hoạch, nên kế hoạch cho trồng cây phải là kế hoạch 10 năm. Và trồng người thì 100 năm mới thu hoạch, nên kế hoạch cho trồng người phải là kế hoạch 100 năm.

Nhưng con số 100 năm là nói đến con số đại trà, đa số người trong xã hội.

Nếu một thiền sư dạy một nhóm thiền sinh vài chục người, thiền sư không thể nói đến trăm năm cho nhóm đó, vì chẳng mấy ai sống đủ 100 năm để nói chuyện gì, làm chuyện gì. Đọc tiếp Trồng người trăm năm

Giáo Sư Trần Văn Khê qua đời

Chào các bạn,

Mình vừa nhận được thông báo của anh chị Trần Quang Hải & Bạch Yến thông qua nhóm cựu sinh viên Đại Học Văn Khoa của Sài Gòn trước đây, Giáo Sư Trần Văn Khê đã mệnh chung sáng ngày 24 tháng 6 năm 2015 sau một cơn bạo bệnh.

Gia đình chúng mình xin thành kính phân ưu cùng anh chị Trần Quang Hải & Bạch Yến và toàn gia đình. Nguyện xin hương linh của Giáo Sư sớm được siêu sinh tịnh độ.

GS Trần Văn Khê là một cây đại thụ của nền Âm Nhạc Cổ Truyền Việt Nam. Sự ra đi của ông là một mất mát lớn lao chẳng những cho dân tộc Việt Nam nói riêng và còn cho kho tàng văn hóa thế giới nói chung. Đọc tiếp Giáo Sư Trần Văn Khê qua đời

Con gà mái ấp

Chào các bạn,

Hơn một tháng nay mình gởi nhà trong Buôn Làng cho mẹ E và mẹ Hreng giữ, cũng như chăm sóc vườn và cho gà ngỗng ăn giúp mình, vì các chị ở với mình về nhà chính từ cuối tháng Năm còn mình ở ngoài nhà Lưu trú với mười lăm em học sinh khối Mười hai giúp các em ôn thi tốt nghiệp, đến đầu tháng Bảy các em thi tốt nghiệp THPT và Đại học. Trong khi mẹ E và mẹ Hreng chăm sóc cho gà ăn hằng ngày đã xảy ra một chuyện mình không biết nói sao!

Nhà trong Buôn Làng của mình có một chuồng gà rộng, chắc, đẹp, do các bố mẹ trong Buôn Làng làm cho. Đọc tiếp Con gà mái ấp

Phản ứng khi được góp ý

Chào các bạn,

Rất tình cờ mình đang định viết bài này thì đọc được bài của anh Hoành viết Nổi giận vì bị hạ nhục.

Mình có chuyện trao đổi một vài ý tưởng về kinh doanh và nghiên cứu với boss lớn cũng là thầy của mình. Tức là boss của các thầy mình. Thường thì trong tổ chức lớn, boss lớn lúc nào cũng bận rộn. Và không phải lúc nào cũng có cơ hội gặp. Một năm mình mới gặp 1, 2 lần và thường chỉ rất nhanh giữa các buổi hội thảo. Đọc tiếp Phản ứng khi được góp ý

Tây Nguyên : Những “sân chơi âm nhạc” hào hứng

Tháng sáu tràn mưa không ngăn nổi những dòng người cổ vũ đổ về đầy ắp những “sân chơi âm nhạc” lành mạnh vừa diễn ra trên thủ phủ cà phê. Giải Sao Mai 2015 vòng chung kết khu vực đầu tư bạc tỉ được trau chuốt bao nhiêu, thì cuộc thi Tiếng hát karaoke người làm báo Đắk Lắk tổng chi chỉ có… “ 35 chai” cũng hấp dẫn giới truyền thông bấy nhiêu.

Hoành tráng với Sao Mai

        Liên tục từ ngày 16 đến ngày 20/6/2015, Liên hoan Tiếng hát Truyền hình toàn quốc giải Sao Mai 2015 khu vực Miền Trung Tây Nguyên diễn ra sôi động tại Trung tâm Văn hóa tỉnh Đắk Lắk. Đọc tiếp Tây Nguyên : Những “sân chơi âm nhạc” hào hứng

Khốn khó bởi nghêu…

() – Số 142 LÊ TUYẾT – VĂN NGUYỄN – 1:0 PM, 24/06/2015

Buổi chiều ở biển Tân Thành lặng ngắt, không còn nhộn nhịp như trước. Ảnh: L.T

Biển Tân Thành (Gò Công Đông, Tiền Giang) là vùng nuôi nghêu lớn thứ 2 ở ĐBSCL với diện tích khoảng 2.300ha. Con nghêu của vùng biển này đi khắp nơi, sang tận trời Âu, trời Mỹ với sản lượng xuất khẩu mỗi năm gần 20.000 tấn… Từng được ví là “vàng trắng”, nhưng nhiều năm nay, con nghêu khiến người nông dân nơi đây bạc tóc, khóc ròng, lâm cảnh khốn khó vì cứ gần đến mùa thu hoạch nghêu lại chết, tổng thiệt hại cả ngàn tỉ đồng…

Biển chiều lặng ngắt

Chúng tôi tìm được đến biển Tân Thành khi trời chiều đang chuyển tối, những người cào nghêu thất thểu trở về, trên vai còn mang một ít nghêu mót được sau một ngày lao động cật lực ngoài bãi. Đọc tiếp Khốn khó bởi nghêu…

Foreigners need border permits

A number of tourist spots like Co To Island, Can Gio Biosphere Reserve and Mu Cang Chai mountainous commune are included in the list of restricted border areas. — File Photo

HA NOI (VNS) — Starting July 11, non-Vietnamese citizens will be required to obtain permits from the Immigration Management Office of the Ministry of Public Security to enter certain areas along the border.

The new requirement is mentioned in a recent regulatory circular covering border region operations. Đọc tiếp Foreigners need border permits

Chạy bộ ‘kiếm cơm’

Ngô Tùng – Thùy Liên

TPChạy bộ không chỉ để nâng cao sức khỏe mà còn để đem tới những bữa cơm cho người nghèo.

Thành viên SRC tập chạy xung quanh Khu chế xuất Tân Thuận, quận 7, TPHCMThành viên SRC tập chạy xung quanh Khu chế xuất Tân Thuận, quận 7, TPHCM

Chung một đam mê

Phong trào chạy bộ tại TPHCM ngày càng nở rộ với sự tham gia của nhiều người thuộc nhiều ngành nghề, độ tuổi. Những đội, nhóm, câu lạc bộ rèn luyện chạy bộ ra đời, trở thành mái nhà chung cho nhiều đôi chân muốn chạy, muốn thử thách và thay đổi mình. Vietrunners & Friends (VRF), Sunday Running Club (SRC), Run.club… là những nhóm quy tụ người yêu thích bộ môn chạy bộ, từng bước nhen lên tinh thần tập luyện và thử sức trên những đường chạy phong trào. Đọc tiếp Chạy bộ ‘kiếm cơm’