Nhạc cụ cổ truyền VN – Đàn Bầu

Đọc các bài cùng chuỗi, xin click vào đây.

Chào các bạn,

Việt Nam là một quốc gia có một kho tàng nhạc cụ cổ truyền hết sức phong phú và đa dạng. Kho tàng ấy được hình thành trong suốt hành trình cuộc sống và chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước. Có những nhạc cụ được sáng tạo tại chỗ có tính đặc trưng bản địa, có những nhạc cụ được du nhập từ nhiều đường khác nhau nhưng đã được dân tộc hóa, bản địa hóa, cho phù hợp với nhạc ngữ, với thẩm mỹ âm nhạc Việt Nam. Kho tàng ấy có tới vài trǎm chi loài nhạc cụ khác nhau hiện đang được trưng bày một cách hệ thống và khoa học tại Phòng trưng bày nhạc cụ Việt Nam Viện Âm nhạc. Đọc tiếp Nhạc cụ cổ truyền VN – Đàn Bầu

Chạy theo mọi thứ

Chào các bạn,

Các bạn có biết là chúng ta chạy theo quá nhiều thứ trong ngày và quá nhiều thứ trong đời không?

Thấy bạn bè khen cuốn sách này hay, phải mua về đọc. Có mốt áo quần mới, phải mua về mặc. Có nhà hàng nhiều người khen, phải vào ăn thử. Có lý thuyết tiếp thị mới, phải học. Có cách kiếm tiền mới, phải nhào vô. Có lý thuyết kinh tế xã hội mới, phải biết… Đọc tiếp Chạy theo mọi thứ

Chia sẻ quảng đại

Chào các bạn,

Cuộc sống anh em Buôn Làng mình còn rất nhiều khó khăn, khó khăn về mọi mặt từ kinh tế đến nhận thức, từ vật chất đến tinh thần. Nhưng anh em Buôn Làng lại rất quảng đại, hào phóng trong sự chia sẻ mặc dầu gia đình còn nhiều thiếu thốn. Anh em Buôn Làng bao giờ cũng mở lòng ra trước những khó khăn thiếu thốn của những người sống bên cạnh, hoặc những hoàn cảnh tình cờ gặp gỡ.

Chẳng hạn hai gia đình trong Buôn Làng cùng đi nuôi người nhà đau ở bệnh viện, một gia đình ở Buôn Làng đến trước xin được phiếu cơm miễn phí, gia đình bên cạnh mới ở Buôn Làng chuyển ra người nhà chưa có cơm ăn. Đọc tiếp Chia sẻ quảng đại

China’s missed opportunity at the Shangri-La Dialogue

Cuộc sống của những đứa trẻ “sống thì nuôi, chết thì phải chịu”

DTCuộc sống gần như tách biệt với thế giới bên ngoài nên những trò giải trí đối với những đứa trẻ Đan Lai ở vùng lõi Vườn Quốc gia Pù Mát chỉ là ước mơ xa xỉ. Bởi vậy, đối với chúng, ngày Tết Thiếu nhi cũng chỉ như những ngày bình thường khác mà thôi.

 >> Tộc người “ngủ ngồi”: Nhúng trẻ sơ sinh xuống nước lạnh!

Những đứa trẻ Đan Lai èo uột vì nghèo đói và hủ tục.
Những đứa trẻ Đan Lai èo uột vì nghèo đói và hủ tục.

Nhắc đến Đan Lai người ta nghĩ ngay đến đói nghèo, lạc hậu, tảo hôn và nhiều hủ tục khác. Đai Lai là một tộc người sinh sống ở vùng lõi Vườn Quốc gia Pù Mát, tập trung chủ yếu bên cạnh dòng sông Giăng (xã Môn Sơn, Con Cuông, Nghệ An). Người Đan Lai còn được biết đến là tộc người “ngủ ngồi” bởi cách hình thành dòng tộc hết sức khốn khó và đau thương của họ. Đọc tiếp Cuộc sống của những đứa trẻ “sống thì nuôi, chết thì phải chịu”

“Mổ xẻ” năng lực tiếng Anh của người Việt qua bài thi TOEIC

31/05/2015 15:22 GMT+7

TTOTheo báo cáo mới đây của Viện khảo thí giáo dục Hoa kỳ (ETS) về năng lực sử dụng tiếng Anh thể hiện qua bài thi TOEIC, Việt Nam đứng ở vị trí khá khiêm tốn trong số gần 50 quốc gia được khảo sát.

Bảng xếp hạng về năng lực sử dụng tiếng Anh thể hiện qua bài thi TOEIC do Viện khảo thí giáo dục Hoa kỳ (ETS) công bố
Bảng xếp hạng về năng lực sử dụng tiếng Anh thể hiện qua bài thi TOEIC do Viện khảo thí giáo dục Hoa kỳ (ETS) công bố

Báo cáo này được thực hiện dựa trên khảo sát nhiều tiêu chí khác nhau từ tuổi tác, giới tính, chuyên ngành học, vị trí công tác, nghề nghiệp, thời lượng dành cho việc học tiếng Anh, kỹ năng được chú trọng khi học cho đến yêu cầu thực tế của đời sống công việc. Đọc tiếp “Mổ xẻ” năng lực tiếng Anh của người Việt qua bài thi TOEIC

Bán nhà để mở lớp học tình thương

Nguyễn Dũng

TPDù đang ở nhà thuê nhưng cách đây hơn 1 năm, ông bán miếng đất gia tiên ở Bà Rịa – Vũng Tàu để tập trung đầu tư cho lớp học tình thương ở TPHCM, dạy học miễn phí cho hơn 130 trẻ em nghèo, cơ nhỡ…
Một bữa ăn của học sinh trước giờ vào lớp học thầy Hùng.
Một bữa ăn của học sinh trước giờ vào lớp học thầy Hùng.

Ông là Đoàn Minh Hùng, 53 tuổi, ngụ quận Tân Phú, TPHCM mà người dân hay gọi là thầy Hùng.

Tiếng “ê, a” xen lẫn “A Di Đà phật”

6 giờ tối, lớp học tình thương của thầy Hùng tại 166 đường Phan Anh, quận Tân Phú, lại vang lên tiếng tập đọc “ê, a” xen lẫn tiếng “A Di Đà Phật”. Kéo dài từ ngoài sân vào đến trong nhà và lên cả gác gỗ, tất cả có hơn 130 học sinh từ 5-6 tuổi đến hơn 20 tuổi, đa số là con của dân nhập cư nghèo. Đọc tiếp Bán nhà để mở lớp học tình thương

Tư duy tích cực mỗi ngày