Chào các bạn,
Nghe mọi điều người khác nói “như nó là”, tức là “đúng như ý và xúc cảm của người nói” là chuyện khó. Cho nên những người nghe giỏi thường là những nhà ngoại giao giỏi và thầy giỏi.
Nhưng làm sao để nghe cho dễ? Có nhiều tiếng ồn trong đầu ta làm ta nghe không được, nhưng trong đối thoại, có lẽ tiếng ồn lớn nhất là ta cảm thấy ta phải phản ứng lại với lời người kia, thế mới là đối thoại. Tức là, người kia nói một câu, ta có cảm tưởng ta phải nói lại một câu, hoặc là follow-up, hoặc là phân tích thêm kiểu đồng ý, hoặc là phân tích thêm kiểu không đồng ý… Và trong môi trường công việc hàng ngày, có lẽ đây là cách thức chúng ta làm việc với nhau. Kiểu như là động não cho rõ một vấn đề.
Có lẽ làm việc thì phải vậy, nhưng nó tạo cho ta một thói quen đàm thoại như thế ở khắp nơi, với tất cả mọi người. Tuy nhiên, bên ngoài môi trường làm việc chúng ta cần slow down và communication sâu hơn. Và hai điều này có nghĩa là nghe tập trung và kỹ lưỡng, và thường là chẳng cần phải nói lại nhiều. Thường là chỉ cần một hai câu hỏi ngắn follow-up như là: “Vậy lúc đó chị có sợ không?” Những câu follow-up như vậy có nghĩa là người nghe đang nghe rất chăm chú.
Và chính cái nghe đó là đối thoại, một cách nói chuyện để người nói có thể mở lòng với mình, và đó là một điều mang đến hạnh phúc cho người, vì rất ít khi một người có được dịp mở lòng với một người am hiểu mình.
Thường thì chúng ta có nhiều kiến thức quá, và lại có thể phân tích mọi chuyện rất nhanh trong đầu, nên nhiều ý tưởng và lý luận, cho nên chúng ta quen nói ra nhiều. Ai cũng vậy.
Nhưng nếu quen nghe sâu sắc—nghe “như nó là” và không cần phân tích– thì chính ta sẽ hạnh phúc nhiều hơn, và những người đến với ta cũng thế.
Chúc các bạn một ngày hạnh phúc.
Mến,
Hoành
© copyright 2014
Trần Đình Hoành
Permitted for non-commercial use
www.dotchuoinon.com
em có đọc nhiều bài trên ĐCN thấy mấy anh chị viết hay em mới tập tò viết mong các anh chị chỉ giáo
ThíchThích
Em cám ơn những bài Trà đàm hằng ngày của anh.
Em rất thích “nghe” và biết mình còn tập nhiều.
Em gửi cả nhà bản nhạc về việc tập “nghe” theo Bồ Tát Quán Thế Âm do sư ông Thích Nhất Hạnh viết.
Lạy đức Bồ Tát Quán Thế Âm – Tập ngồi nghe
Chúc cả nhà hạnh phúc.
ThíchThích
Cám ơn anh Hoành,
Khi viết bài này chắc anh chẳng nghĩ gì hết nhỉ?
ThíchThích