Nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên (Hà Giang) – nơi quy tập 1.708 liệt sĩ hy sinh trong cuộc chiến bảo vệ biên giới phía bắc. Ảnh: Hải Nguyễn
(LĐ) – Số 171 ĐÀO TUẤN – LÊ PHƯƠNG Cuộc chiến tranh biên giới phía bắc đã qua 35 năm, Nhà nước đã dành sự quan tâm và giải quyết chính sách đầy đủ cho các liệt sĩ, thân nhân của họ; nhưng đâu đó trong đời sống, trong sách giáo khoa chính thống vẫn còn những góc “bỏ ngỏ”. Đã đến lúc chúng ta phải công khai tôn vinh và tưởng nhớ những anh hùng trong cuộc chiến tranh biên giới phía bắc.
Khoảng trống thời hậu chiến
Nhà mẹ Nguyễn Thị Tài ở Tam Nông, Phú Thọ. Một bức tường gạch bình dị thấp lè tè dựng tạm bằng đá ong. Một căn phòng vài mét vuông kín mít như lôcốt. Bữa chúng tôi đến đúng vào ngày giỗ, mẹ già nay đã 84 tuổi lụi cụi vét kẽ hòm nhúm gạo đủ để nấu một bát cơm cúng. Mắt mẹ đăm đắm nhìn mắt con qua làn khói nhang lặng lẽ bên ban thờ. Một nén cho cha, bộ đội thời kháng chiến. Một nén cho con – liệt sĩ Hán Văn Chung, hy sinh tháng chạp 1984, biên giới phía bắc, đồi 509, Vị Xuyên, Hà Giang và một nén cho người con thứ – ít năm trước mất vì bệnh “điên”.
Một mình mãi cũng quen – lời mẹ. 5 đứa con thì một hy sinh. Hai tại ngũ. Một đứa “điên hiền” thì chết. Một đứa “điên ác” thì phải gửi đi trại T02. Gian buồng của người mẹ, chừng chục mét vuông, y như một cái lôcốt. Đọc tiếp Ghi ơn anh hùng liệt sĩ trong chiến tranh biên giới phía bắc: Cần lắm những tượng đài! →