Xẩm Tiễu trừ cướp biển

Chào các bạn,

“Tiễu trừ cướp biển” là một dự án phi lợi nhuận do nhóm xẩm Hà Thành thực hiện. Clip thể hiện tình yêu biển đảo trên làn điệu xẩm sai.

Sai có nguồn gốc từ trong âm nhạc của các thầy cúng. Sai có nghĩa là sai khiến, điều khiển âm binh giúp trừ tà ma hắc ám để mang lại sự bình yên cho đời sống. Hát Sai được khai thác trở thành một làn điệu trong hát xẩm từ trên dưới 1 thế kỷ, nhưng lại rất ít được sử dụng. Tuy nhiên, mỗi lần sử dụng xẩm sai là ở vào thời điểm quan trọng của đất nước, hay thời điểm xã hội bức bối hoặc nói về một vấn đề nào đó được nhiều người quan tâm. Đọc tiếp Xẩm Tiễu trừ cướp biển

Unlearn – Xoá học

Chào các bạn,

Lúc 14, 15 tuổi nhà mình ở bên cạnh đường xe lửa, Cổng số 6 trên đường Lê Văn Sĩ, Sài Gòn. Mình nhớ là khi đi đâu mình thường thích đi trên đường ray hơn là đường bộ, và đương nhiên là vừa bước vừa phải giữ thăng bằng. Nhưng cũng không khó giữ thăng bằng mấy và mình có thể bước đi rất nhanh.

Bây giờ dù có tập võ và mọi thứ, đi trên đường ray như thế vẫn khó cho mình giữ thăng bằng. Đọc tiếp Unlearn – Xoá học

Bò trai và bò gái

Chào các bạn,

Đến thăm nhà mẹ Hreng cuối tuần, lần đầu tiên mình gặp em Kim Cương, con trai út của mẹ Hreng. Sau lần nói chuyện với em Kim Cương, mỗi lần nhớ hoặc kể lại chuyện này, không ai có thể nhịn cười được!

Em Kim Cương năm nay mười sáu tuổi, học lớp Năm và rất nhỏ con, nhìn vóc dáng bên ngoài chỉ đoán em Kim Cương khoảng mười tuổi!

Tuy con trai út nhưng em Kim Cương chỉ có một chị Hreng, năm nay mười chín tuổi. Bố Hreng bị bệnh mất khi gia đình mới chỉ hai người con, mẹ Hreng ở như vậy nuôi các con cho đến bây giờ. Đọc tiếp Bò trai và bò gái

Cung Cấp Năng Lượng Cho Trái Đất – Chương 11: Năng lượng tại Canada (Phần 3)

Powering Planet Earth:
Energy Solutions for the Future 

by Nicola Armaroli, Vincenzo Balzani, Nick Serpone 

Chapter 11: Energy Canada – Chương 11: Năng lượng tại Canada (Phần 3) 

Sử dụng nước

Quá trình chiết xuất dầu thô tổng hợp từ cát dầu rất tốn nước, cần khoảng 2-4.5 m3 nước/1 m3 dầu thô. Hiện tại, công nghiệp khai thác cát dầu tiêu tốn khoảng 360 triệu m3 nước lấy từ sông Athabasca  – nhiều hơn gấp đôi lượng nước sinh hoạt tiêu thụ hàng năm của một thành phố cỡ Calgary (thủ đô dầu mỏ của Canada thuộc Alberta). Tùy vào lượng nước tái chế, để sản xuất 1 m3 dầu bằng các phương pháp sản xuất tại chỗ (in situ) chỉ cần khoảng 0.2 m3 nước. Con sông Athabasca chảy qua một khoảng cách cỡ 1231 km từ sông băng Athabasca tới hồ Athabasca, với vận tốc dòng chảy trung bình 633 m3/s, đạt đỉnh ở 1200 m3/s vào lúc cao điểm nhất. Đọc tiếp Cung Cấp Năng Lượng Cho Trái Đất – Chương 11: Năng lượng tại Canada (Phần 3)

Lên phương án bảo vệ hơn 1.500 lao động Việt Nam ở Libya

VnExpressHiện có hơn 1.500 lao động Việt Nam đang làm việc tại Libya, trong đó có hơn 200 người làm việc tại Tripoli và Benghazi, nơi có tình trạng an ninh bất ổn.

Chiều 29/7, ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động) cho biết cơ quan này đang gấp rút báo cáo Chính phủ về phương án bảo vệ an toàn cho lao động Việt Nam đang làm việc tại Libya do tình hình chiến sự leo thang tại quốc gia bắc Phi này.

ve-nuoc-3624-1406642992.jpg

Lao động hết hợp đồng về nước.

Hiện nay có hơn 1.500 lao động Việt Nam đang làm việc tại Libya, trong đó có hơn 200 người làm việc tại thành phố Tripoli và Benghazi, hai khu vực bất ổn về an ninh. Số lao động còn lại làm việc cách vùng nguy hiểm hàng trăm km.

Đọc tiếp Lên phương án bảo vệ hơn 1.500 lao động Việt Nam ở Libya

Trung Quốc thúc đẩy ngư dân ra vùng tranh chấp

VnExpressTrên những con tàu cá cũ kỹ của ngư dân đảo Hải Nam có một bộ thiết bị rất hiện đại dựa trên hệ thống định vị vệ tinh. Nó là một trong những phần thưởng mà chính quyền Trung Quốc cho ngư dân nếu họ tích cực ra các ngư trường tranh chấp ở Biển Đông.

china-fish-boat-AP-1488-1406608614.jpg

Các tàu cá Trung Quốc được trang bị thiết bị vệ tinh có thể truyền tín hiệu khẩn cấp tới lực lượng Hải cảnh bất cứ lúc nào. Ảnh: AP

Thiết bị trên tàu cá của ngư dân Trung Quốc kết nối trực tiếp tới lực lượng hải cảnh Trung Quốc. Nếu ngư dân gặp thời tiết xấu hay chạm mặt các đội tuần tra chấp pháp của nước láng giềng, họ chỉ cần bấm một nút khẩn cấp là có thể báo cho hải cảnh, tạo điều kiện cho các tàu chính phủ đến can thiệp.

Đọc tiếp Trung Quốc thúc đẩy ngư dân ra vùng tranh chấp