Hòa giải và sống như ngày mai phải ra đi

Chào các bạn,

Mình có giận ai thì mình thực tập hòa giải với người đó mình và với chính mình như thế này

Thứ nhất là mình không có sức khỏe vô địch mentally and physically thế cho nên mình không thể nắm giữ cái cục giận, cục tức, cục cằm thù đó lâu được. Những cái cục đó rất là nặng phải xả nó ra bằng những cách khác nhau. Chủ động làm lành, xin lỗi, hoặc tự nhủ với chính mình rằng tha thứ cho họ nếu họ có lỗi với mình.

Hoặc kể cả mình đã tự hòa giải như vậy rồi mà người ta vẫn cứ giận mình quay đi không làm lành với mình thì mình cũng chỉ biết chờ cơ duyên nào do Trời, Phật, Chúa mang lại giúp cho mình và cho người ta, vậy thôi. Vì ít nhất là mình quẳng được cái cục nặng đó cho các “vĩ nhân” đó rồi :D, điều đó giúp mình sống nhẹ nhàng hơn nhiều và không phải hối tiếc. Đọc tiếp Hòa giải và sống như ngày mai phải ra đi

Biết được trái tim mình

Chào các bạn,

Khi bạn còn rất xung động, thường là bạn không biết bạn đang xung động dữ dội. Nhưng khi bạn tập các cách làm cho trái tim bạn tĩnh lặng—như Thiền, cầu nguyện—thì bạn bắt đầu nhận ra một số các xung động của bạn. Đến khi bạn trở thành rất tĩnh lặng, thì một nét buồn nhỏ hay một cơn bực mình nhẹ như gió thoảng đi qua trái tim bạn, bạn cũng nhận ra.

Đó là tại sao các bậc thánh nhân thường thấy mình yếu kém và tội lỗi. Đọc tiếp Biết được trái tim mình

Chia thức ăn

Chào các bạn,

Một buổi sáng Chúa nhật, trong giờ các em học sinh Lưu Trú sắc tộc Buôn Ma Thuột làm công tác vệ sinh nhà cửa, lúc đó mình đang ở trong nhà kho tiếp giáp với phòng cơm Lưu Trú, đã nghe câu chuyện giữa em Y Drozal học sinh Lớp Mười một, và em Y Hap học sinh lớp Mười.

Trong nhà Lưu Trú những năm đó, các sinh hoạt cũng như các công tác kể cả chỗ ngồi trong phòng cơm, đều được chia theo Tổ. Mỗi Tổ được chia đều từ các em học sinh Cấp I đến Cấp III, chỉ duy một điều: Tổ nam riêng và Tổ nữ riêng. Đọc tiếp Chia thức ăn

Cung cấp năng lượng cho Trái đất – Chương 9: Fukushima và tương lai của năng lượng nguyên tử (Phần 4)

Powering Planet Earth:
Energy Solutions for the Future

by Nicola Armaroli, Vincenzo Balzani, Nick Serpone

Chapter 9: Fukushima and the Future of Nuclear Energy – Chương 9: Fukushima và tương lai của năng lượng nguyên tử (Phần 4)

Số phận của năng lượng hạt nhân

Sau ba năm liên tiếp suy giảm, điện được tạo ra trên toàn thế giới bởi các cơ sở điện hạt nhân tăng 2.8% trong năm 2010 so với năm trước. Tuy nhiên, sau tai nạn Fukushima, dự kiến ​​trong năm 2012 sẽ có một sự suy giảm đáng kể.

Chính phủ Liên minh châu Âu đã đưa ra những cam kết long trọng để thực hiện kiểm tra và xác minh (stress tests – kiểm tra tính ổn định) trong đó, nếu thực hiện nghiêm túc, có thể dẫn đến việc đóng cửa một số lượng là 146 lò phản ứng hiện tại ở các nước EU. Đáng tiếc, các bài kiểm tra sẽ được thực hiện theo trách nhiệm của mỗi quốc gia. Mỗi quốc gia không bị yêu cầu phải tiết lộ các kết quả của các bài kiểm tra. Đọc tiếp Cung cấp năng lượng cho Trái đất – Chương 9: Fukushima và tương lai của năng lượng nguyên tử (Phần 4)

Letter of PM Phạm Văn Đồng to PM Zhou En Lai on September 14, 1958

Too many empty noises, too much sorcery, for this 2-paragraph letter from PM Phạm Văn Đồng to PM Zhou En Lai on Sept. 14, 1858.

China threw it onto the Internet, crowning it as Công Hàm. I am not sure what Công Hàm really means, but it sounds important and mysterious. Someone translated the name into Diplomatic Note.

And the Chinese, masters in the art of smoke blowing, said the Công Hàm meant that Prime Minister Phạm Văn Đồng agreed to China’s sovereignty over the Paracels and the Spratlys.

Unfortunately, a bunch of anti-commie overseas Vietnamese picked it up after the Chinese, and advertised the letter as Công Hàm Bán Nước (Công Hàm to sell the country). So, the letter became famous, thanks to Chinese propaganda.

But indeed, all the scholars I know (including the non-lawyer scholars) agree that the letter said only one simple thing, that Prime Minister PVĐ agreed to the 12-mile territorial sea adopted by the Chinese in 1958.

I wrote the following imaginary trial between Counsel for China (Cch), Counsel for Vietnam (Cvn) and a five-judge arbitration panel, talking mainly through one judge (J), to show what PM PVĐ intended to write in his letter. Đọc tiếp Letter of PM Phạm Văn Đồng to PM Zhou En Lai on September 14, 1958

Hoàn cảnh lịch sử dẫn đến tranh chấp chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa – Nguyên nhân và giải pháp

Hàn Nguyên Nguyễn Nhã

http://sachhiem.net/LICHSU/N/NguyenNha1.php

17 tháng 7, 2009

 

Sự thực lịch sử về chủ quyền và những hoàn cảnh lịch sử dẫn đến sự tranh chấp cùng nguyên nhân xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đã quá rõ ràng, nên giải pháp phải là “cái gì của César phải trả lại cho César”. Bất kỳ chính quyền nào cũng như bất cứ người Việt Nam nào, dù khác chính kiến, đều coi trọng việc lấy lại Hoàng Sa về với Việt Nam và bảo toàn toàn vẹn Trường Sa. Lịch sử đã chứng minh dù có hàng ngàn năm bị lệ thuộc rồi cũng có ngày với sự kiên cường, bất khuất, cuộc đấu tranh sẽ thành công. – Hàn Nguyên Nguyễn Nhã

A- HOÀN CẢNH LỊCH SỬ DẪN ĐẾN VIỆC CHÍNH QUYỀN TỈNH QUẢNG ĐÔNG (TRUNG HOA) KHẢO SÁT TRÁI PHÉP QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀO NĂM 1909 VÀ TIẾP TỤC XÂM PHẠM CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM Ở HOÀNG SA CHO ĐẾN NĂM 1930

Việt Nam bị Pháp xâm lược năm 1858, mất hết chủ quyền tự chủ ngoại giao theo Hiệp ước cuối cùng ký với Pháp năm 1884, nên đã không bảo vệ được chủ quyền của mình tại Hoàng Sa khi bị các nước khác xâm phạm. Đọc tiếp Hoàn cảnh lịch sử dẫn đến tranh chấp chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa – Nguyên nhân và giải pháp

Cứu nghìn mạng sống nhờ những người mang dòng máu hiếm

VnExpressĐang ăn cơm trưa, Phạm Tuấn Minh (Hà Nội) nhận tin báo có bé sơ sinh cần truyền máu hiếm ORh-. 20 phút sau, cậu đã có mặt ở bệnh viện tiếp máu cho bé.

Tuấn Minh, 24 tuổi, là một trong hơn 200 thành viên của câu lạc bộ Nhóm máu hiếm khu vực phía Bắc. Ngày 4/6, Minh đang ăn cơm thì nhận được điện thoại của gia đình chị Phạm Thị Quỳnh Nga. Chị Nga vừa sinh con, cậu bé bị vàng da huyết tán phải truyền máu ORh-. Đây là nhóm máu hiếm, ngân hàng máu của bệnh viện không dự trữ, gia đình cầu cứu đến CLB máu hiếm. Ngay khi nhận điện thoại, Tuấn Minh vội vã đến Bệnh viện Nhi trung ương cứu con chị Nga.

Vì ORh- là nhóm máu hiếm, lường trước trường hợp không đủ máu truyền cho con chị Nga, các bác sĩ đã phân tích nhóm máu hai mẹ con, và tìm được một loại máu khác thích hợp để truyền cho bé. Sau ba lần thay máu, cậu bé đã qua cơn nguy kịch. “Khi đến viện các bác sĩ cho biết không cần nhóm máu ORh- nữa, nhưng em vẫn hiến máu của mình cho bé, đề phòng lúc cần dùng đến”, Tuấn Minh cho biết.

tuanminh.jpg

Tuấn Minh trong một lần hiến máu tại Viện Huyết học Truyền máu Trung ương. Ảnh:NVCC.

Đọc tiếp Cứu nghìn mạng sống nhờ những người mang dòng máu hiếm