Angulimala song

Chào các bạn,

Câu chuyện Đức Phật Thích Ca hóa độ đồ tể tướng cướp khét tiếng để buông dao hoàn cải, tu tập thành Phật rất nổi tiếng cả hơn 2000 năm nay.

Trong phần giới thiệu của bài hát về tướng cướp Angulimala dưới đây có kể:

Tướng cướp Angulimala là một tên đồ tể khét tiếng. Hắn thích giết người và không tha một ai. Sau đó thì chặt lấy 1 hoặc 2 ngón tay của nạn nhân để đeo thành vòng cổ như là chiến lợi phẩm. Cái têm Angulimala tiếng Pali còn có nghĩa là finger necklace – vòng đeo cổ bằng ngón tay! Đọc tiếp Angulimala song

Nhịn người trong nhà

Chào các bạn,

Nhiều khi chúng ta nhịn nhục với người ngoài dễ hơn nhịn người trong nhà. Chính vì vậy mà hòa bình dễ có với người ngoài hơn người trong nhà. Cổ nhân ta nói “Thương nhau lắm cắn nhau đau” là vì vậy.

Điều đó có lẽ vì chúng ta quan tâm đến người trong nhà nhiều hơn người ngoài. Ông hàng xóm có làm gì sai thì cũng là chuyện của ông ấy, ta không cần nhúng tay vào. Nhưng em của mình trong nhà mà làm gì mình nghĩ là sai thì mình cảm thấy có nhiệm vụ phải sửa sai em; thế là có thể xảy ra chiến tranh. Đọc tiếp Nhịn người trong nhà

Bán chuối chiên

Chào các bạn,

Buổi chiều trên đường chạy xe vào thôn Hai, đến khúc quanh đầu tiên để rẽ vào, thấy dưới bóng mát gốc cây to có nhiều em nhỏ xúm lại, có thêm một số mẹ địu con đứng ngồi túm tụm ở đó. Cảnh tượng này cũng khác thường đối với nếp sống ở Buôn Làng, vì vậy khi xe gần đến, mình cho chạy chậm lại xem chuyện gì. Đến nơi, nhận ra hàng bán chuối chiên.

Trong Buôn Làng thường những hàng buôn bán to cũng như nhỏ, đều do những người Kinh từ ngoài thị trấn vào, nhưng hôm nay người chiên chuối chiên để bán lại là một em gái người Buôn Làng, và khi nhìn kỹ mình nhận ra em Kiết, học sinh cũ ở Lưu Trú sắc tộc Buôn Ma Thuột của mình. Đọc tiếp Bán chuối chiên

Cung cấp năng lượng cho Trái đất – Chương 9: Fukushima và tương lai của năng lượng nguyên tử (Phần 5)

Powering Planet Earth:
Energy Solutions for the Future

by Nicola Armaroli, Vincenzo Balzani, Nick Serpone

Chapter 9: Fukushima and the Future of Nuclear Energy – Chương 9: Fukushima và tương lai của năng lượng nguyên tử (Phần 5)

Mở rộng toàn cầu của điện hạt nhân?

Vì nhiều lý do: Không! Điều đó sẽ là một sai lầm khi mở rộng năng lượng hạt nhân toàn cầu. Trước hết, từ quan điểm kỹ thuật, có một sự kết nối chặt chẽ và kết hợp kinh tế mạnh mẽ giữa các cơ sở hạt nhân dân sự và quân sự, bằng chứng là các cuộc thảo luận về sự phát triển của điện hạt nhân ở Iran và Bắc Triều Tiên. Một sự phát triển chung của năng lượng hạt nhân dân sự sẽ không tránh khỏi dẫn đến phổ biến vũ khí hạt nhân, và do đó dẫn đến căng thẳng mạnh mẽ giữa các quốc gia – chưa kể đến việc tăng khả năng có hành vi trộm cắp các chất phóng xạ có thể được sử dụng trong các cuộc tấn công tàn phá bởi những kẻ khủng bố. Đọc tiếp Cung cấp năng lượng cho Trái đất – Chương 9: Fukushima và tương lai của năng lượng nguyên tử (Phần 5)

Được đi học và trách nhiệm với xã hội

Chào các bạn,

Hôm nay mình chia sẻ thêm chuyện đi học của mình như mình có nói trong bài trước đây.

Năm đầu tiên cũng như nhiều du học sinh được học bổng tụi mình cũng hăm hở và tưởng là được chào đón nồng nhiệt. Nhưng no no, chương trình của mình không có mục đó – reception – vì chương trình mới, họ chưa phối hợp tổ chức được họp mặt được các các thầy và các trò và với các boss  từ 8-10 trường đại học với nhau chưa kể những bên liên quan. Thế nên sinh viên phải tự lo cho mình. Còn lại tất cả làm việc qua email, conference call.

Đến hết năm đầu tiên tụi mình mới được gặp ông boss của cả chương trình, tức là boss của tất cả các thầy của mình. Trong buổi gặp và welcome speech, ông nói rất ngắn gọn, đi thẳng vào vấn đề. Đọc tiếp Được đi học và trách nhiệm với xã hội

Tản mạn về World cup thế giới – World cup (4)

Năm 1950 Brazil đã đăng cai World cup thế gìới, từ đó đến nay đã 64 năm. Năm nay 2014, Brazil lại một lần nữa đưọc đăng cai World cup thế gìới. Vậy trong lần đăng cai năm 1950 như thế nào?! Kính mời các bạn theo chân cầu thủ ngày xưa.

Cách đây hơn nửa thế kỷ..

Brazil – 1950: Sau World cup 1938 diễn ra ở Pháp, khoảng 12 tháng sau thì đại chiến thứ hai bùng nổ. Mãi cho đến 12 năm sau (1950) giải vô địch bóng đá mới được tiếp tục, mặc dầu sau chiến tranh, các nước châu Âu bận rộn với sự phục hồi kinh tế, khắc phục hậu quả chiến tranh nhưng FIFA vẫn quyết định tổ chức giải bóng đá cup thế giới lần thứ tư tại Brazil- Nam Mỹ.

Trong số 73 nước thành viên chỉ có 31 nước tham gia cộng thêm nước đương kim vô địch là Italia và nước chủ nhà đăng cai Brazil, tổng cộng là 33 nước. Đọc tiếp Tản mạn về World cup thế giới – World cup (4)

Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước: Biến ‘vịt nhà’ thành ‘vịt trời’

TN Đó là hình ảnh được dùng để ví von về tình trạng làm ăn kém hiệu quả, thua lỗ, nợ nần… của doanh nghiệp nhà nước tại hội thảo “Doanh nghiệp nhà nước – Thành công và những bài học đắt giá” do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hiệp hội Năng lượng VN phối hợp với Công ty CP Tri thức doanh nghiệp quốc tế tổ chức tại TP.HCM ngày 30.6.

 Doanh nghiệp nhà nước
Doanh nghiệp ngoài quốc doanh sử dụng nguồn vốn hiệu quả hơn doanh nghiệp nhà nước – Ảnh: Ngọc Thắng

 

“Hãy mạnh dạn giải tán, phá sản”

TS Nguyễn Thị Mỹ Dung, Phó hiệu trưởng Trường đại học Tài chính – Marketing, cho rằng tốc độ cổ phần hóa (CPH) các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) hiện gặp quá nhiều khó khăn, tốc độ quá chậm, không đạt yêu cầu và mục tiêu đề ra. TS Dung nói: “3 năm gần đây, cả nước chỉ sắp xếp được 180 DN trong đó CPH được 99 DN và 81 DN được sắp xếp dưới hình thức khác. Đặc biệt, khi thị trường chứng khoán tụt dốc, năm 2012 chỉ có 13 DNNN được CPH, sang năm 2013 chỉ đạt 3 – 5 DN”. Đọc tiếp Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước: Biến ‘vịt nhà’ thành ‘vịt trời’