Ensembles of Afghanistan National Institute of Music

Chào các bạn,

Chúng ta thường nghĩ đến Afghanistan như là vùng đất của chiến tranh và khủng bố. Đặc biệt đó là nơi hai tượng Phật đứng được tạc vào vách núi từ thế kế thứ 6 (năm 507 và năm 554), trong thung lũng Bamwan ở vùng Hazarajat tại miền trung tâm Afghanistan, bị chính phủ Afghan cho nổ mìn vào tháng 3 năm 2001, sau khi tòa án Afghan tuyên bố đó là các ngẫu tượng đối với Hồi giáo. Rất nhiều tổ chức quốc tế, và cả chính phủ Mỹ, lúc đó đã xin là chính phủ Afghan đừng làm thế, vì đó là các di tích văn hóa của loài người. Nhưng chính phủ Afghan nhất định phá hủy.

Đó là Afghanistan dưới thời Taliban và al Qeada.

Ngày nay Afghanistan đã được giải phóng, chưa hẳn đã là hòa bình hoàn toàn, nhưng thời điên rồ đó đã qua đi. Và hai bức tượng Phật đó đang được các chuyên gia xây dựng lại. Đọc tiếp Ensembles of Afghanistan National Institute of Music

No fear

Chào các bạn,

Mình đang mắc nợ nhà XB cuốn No Fear, vì hai lý do. Một là mình quá bận. Nhưng lý do thứ hai có lẽ là lý do chính, là mình không đủ ý trong đầu để viết 200, 300 trang về no fear, mặc dù mình đã có các bạn viết cho một mớ bài để mình lấy ý. Nhà XB hối thúc, mình cũng trả lời y hệt như vậy. Hy vọng là có một lúc nào đó cái đầu mở ra chăng.

Vì lý do nào đó, nói đến no fear là mình chỉ có vài câu trong đầu:

– Hãy tin vào Chúa. Chúa ở trong lòng bạn và luôn ở cùng bạn, không có gì có thể làm bạn lo sợ.
Đọc tiếp No fear

Đọc Kinh cầu nguyện cho ma

Chào các bạn,

Buổi tối, khi ngồi nói chuyện với các em trực nhà Lưu trú trên hàng hiên trước cửa phòng ngủ, em Lem, học sinh lớp Mười một nói: “Trực nhà Lưu trú mùa hè ít người rất sợ ma!”. Nhắc đến ma, mình nói: “Ở đây hai năm, đêm Yăh ngủ rất khuya, sáng dậy rất sớm, nhưng không có cảm giác sợ như những năm ở nhà Lưu Trú sắc tộc Buôn Ma Thuột”. Nghe vậy, em Mươi nói: “Có chuyện gì kể nghe đi Yăh!”. Mình hỏi không sợ sao? “Sợ nhưng vẫn muốn nghe!”.

Mình kể ở nhà Lưu Trú sắc tộc Buôn Ma Thuột sợ thật, tuy chung quanh mọi người ở san sát nhau, nhưng với khuôn viên nhà ở gần một mẫu, cây cối trong vườn nhiều, có những cây to tạo nên khung cảnh buổi tối thật tĩnh mịch, vì vậy thấy rất sợ! Thêm vào đó, mình biết chung quanh nơi mình ở trước kia là đất nghĩa trang, nên cũng có nhiều điều không lý giải được. Đọc tiếp Đọc Kinh cầu nguyện cho ma

Thượng viện Mỹ yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan

VnExpressThượng viện Mỹ hôm qua đã thông qua nghị quyết về Biển Đông, yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981 và lực lượng hàng hải liên quan khỏi vị trí hiện nay.

Tàu Trung Quốc bảo vệ giàn khoan Hải Dương 981 đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam. Ảnh: TTXVN.

Tàu Trung Quốc bảo vệ giàn khoan Hải Dương 981 đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam. Ảnh: TTXVN

Bản nghị quyết 412 hôm qua được Thượng viện Mỹ bỏ phiếu thuận, nhất trí thông qua nhằm tái khẳng định sự ủng hộ mạnh mẽ của chính phủ nước này đối với quyền tự do hàng hải, sử dụng các vùng biển, vùng trời ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương theo quy định của luật pháp quốc tế, giải quyết các yêu sách và tranh chấp lãnh thổ bằng biện pháp ngoại giao hòa bình.

Đọc tiếp Thượng viện Mỹ yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan

Trận chiến bảo vệ biên giới Vị Xuyên: Bi thương – hào hùng

11/07/2014 07:00 (GMT + 7)
TTTrận chiến ác liệt chống quân Trung Quốc xâm lược ở Vị Xuyên đã lùi xa 30 năm nhưng biết bao nỗi đau thương, trăn trở vẫn còn đó.

Cựu binh Đặng Vũ Tùng (trái) và Đỗ Quang Huy, nguyên lính trinh sát sư đoàn 356 và phía sau là cao điểm 772, Hà Giang – nơi diễn ra trận đánh ác liệt ngày 12-7-1984  – Ảnh: Việt Dũng – Hoàng Điệp

Hôm nay 11-7, những cựu binh trở về chiến trường xưa để tưởng niệm đồng đội mình còn nằm lại nơi ấy.


Cao điểm 772, Hà Giang – nơi diễn ra trận đánh ác liệt ngày 12-7-1984 – Ảnh: Hoàng Điệp

 

Đại úy Trần Ngọc Lợi – Ảnh: Hà Hương

Những cơn mưa tầm tã tháng 7 của đất Vị Xuyên – nơi được mệnh danh là túi mưa của Hà Giang – cũng không ngăn được bước chân của những người lính tìm về.

Từ TP.HCM, Nghệ An, Yên Bái, Hà Nội… hàng trăm cựu chiến binh ngược lên vùng biên giới Thanh Thủy nơi họ đã chiến đấu trong những năm tháng tuổi trẻ chống quân Trung Quốc xâm lược, nơi máu xương của đồng đội đã hòa với đất đá, bom mìn suốt 30 năm qua. Ngày 12-7 được những người lính của sư đoàn 356 gọi là ngày giỗ trận của sư đoàn. Năm nào họ cũng tự gom góp tiền để quay lại, dù chỉ để thắp nén hương cho đồng đội.

Đọc tiếp Trận chiến bảo vệ biên giới Vị Xuyên: Bi thương – hào hùng