Yêu Hà Nội

Chào các bạn,

Hơn ba tuần nay, hầu như ngày nào mình cũng nghe bài này – bài Yêu Hà Nội, có khi nghe hàng giờ. Mình đã yêu Hà Nội?! 🙂

Mình đi đến đâu cũng lưu luyến đến đó và với Hà Nội cũng vậy. Một trong những ấn tượng đầu tiên khi mình tới Hà Nội là ở tại Đại sứ quán Tây Ban Nha, đường Hai Bà Trưng, quận Ba Đình. Đọc tiếp Yêu Hà Nội

Cái nhìn của chúng ta về cuộc đời

Chào các bạn,

Cuộc đời là từ để nói về sự sống—chính ta, mọi người quanh ta, mọi sự quanh ta, mọi vật quanh ta, và mọi thứ trong đầu ta…

Cái nhìn của ta về mọi thứ ngoài tâm ta cũng như mọi thứ trong tâm ta bị ảnh hưởng bởi trạng thái tích cực hay tiêu cực của tâm ta. Đây là một điều rất căn bản, ai cũng hiểu. Nhưng thực hành thì rất khó, vì ta thường không biết ta tiêu cực khi ta đang tiêu cực.
Đọc tiếp Cái nhìn của chúng ta về cuộc đời

Được mời dùng cơm

Chào các bạn,

Thật ngạc nhiên, vì chiều ba mươi Tết mẹ Thép gọi điện thoại mời mình mười một giờ trưa Mồng một Tết đến nhà mẹ Thép dùng cơm trưa! Sao không ngạc nhiên được?! Vì từ ngày về Buôn Làng ở đến bây giờ gần hai năm, đây là lần đầu tiên được mời đến dùng cơm gia đình, mặc dầu trong năm có những lần mình đến gia đình các mẹ dùng cơm, những lần đó mình xin chứ không phải được mời như mẹ Thép mời hôm nay! Đọc tiếp Được mời dùng cơm

Xây nhà và làm tổ

Chào các bạn,

Khi mình học tiếng Anh mình học được từ House và Home rất thú vị.

House: where you stay: là nơi ta ở gọi là cái nhà vật lý, ta nhìn thấy được, sờ thấy được

Home: where you belong to: là cái tổ (ấm), là nơi trái tim ta thuộc về khó sờ hay nhìn thấy được

Thế nên trong tiếng Anh có một câu khác “home sweet home” chứ không ai nói “house sweet house”. Tức là không đâu bằng cái tổ ấm của mình.

Đọc tiếp Xây nhà và làm tổ

Tản mạn về từ Hán Việt – Sinh thì là chết? – P11.1

Nguyễn Cung Thông
nguyencungthong@yahoo.com

Đầu năm 2014, chúng tôi được đọc một bài viết1 rất thú vị của TS Lã Minh Hằng ” NGUỒN TƯ LIỆU TỪ VỰNG THẾ KỈ 17 – QUA KHẢO SÁT TRUYỆN ÔNG THÁNH INAXU”. Qua những trao đổi sau đó với chị, chúng tôi xin ghi nhận vài nhận xét cá nhân về cách dùng hai chữ sinh thì (nghĩa là chết), một vấn đề khá hóc búa nhưng cũng là một dấu ấn thâm trầm của thời kỳ giao lưu văn hóa ngôn ngữ của Việt Nam và Tây phương khi tập hợp các giáo sĩ qua Á Đông truyền đạo. Đọc tiếp Tản mạn về từ Hán Việt – Sinh thì là chết? – P11.1

Để chuyện thuần dưỡng voi Buôn Đôn mãi lưu truyền cho đời sau

Hậu duệ Ama Kông hiến bộ đồ nghề bắt voi cho Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam

Để chuyện thuần dưỡng voi Buôn Đôn mãi lưu truyền cho đời sau

Nếu đàn voi nhà mai kia không còn nữa, thì câu chuyện về nghề bắt voi rừng và những bài thuốc quý bảo vệ mạng sống cho các dũng sĩ săn voi Buôn Đôn thông minh, dũng cảm vẫn sẽ được lưu truyền mãi cùng với bộ đồ nghề bắt voi của gia tộc Ama Kông, khi bảo vật này được trưng bày và giới thiệu tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam – Thầy thuốc Khăm Phết Lào xúc động nói khi quyết định hiến tặng tài sản quý nhất của gia tộc mình .  

Nghi thức trao tặng - Từ trái qua : Ông Nguyễn Công Vượng Bí thư đảng ủy-Chủ tịch UBND xã Ea Tu, ông Khăm Phết Lào, ông Đỗ Thanh Xuân trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, nhà báo Hoàng Thiên Nga, Ts Võ Quang Trọng, ông Trần Việt Hùng.
Nghi thức trao tặng – Từ trái qua : Ông Nguyễn Công Vượng Bí thư đảng ủy-Chủ tịch UBND xã Ea Tu, ông Khăm Phết Lào, ông Đỗ Thanh Xuân trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, nhà báo Hoàng Thiên Nga, Ts Võ Quang Trọng, ông Trần Việt Hùng.

Đọc tiếp Để chuyện thuần dưỡng voi Buôn Đôn mãi lưu truyền cho đời sau

Sản vật Hoàng Sa ra thế giới

Những chuyến hành tỏi từ Lý Sơn vào đất liền. Ảnh: Nam CườngNhững chuyến hành tỏi từ Lý Sơn vào đất liền. Ảnh: Nam Cường

TPVới anh Nguyễn Văn Định, không cứ gì hải sâm, cá ngựa mà hành tỏi cũng là sản vật của Hoàng Sa. Anh đang từng bước đưa hành tỏi, hải sâm từ Lý Sơn tới đất liền, từ đất liền ra thế giới.

“Lý Sơn – tiền đồn của Hoàng Sa, là nơi mấy trăm năm trước cha ông trên đảo lên thuyền ra bảo vệ và khai thác sản vật, vậy thì hà cớ gì hành tỏi không phải của Hoàng Sa?” – Anh Định nói. Đọc tiếp Sản vật Hoàng Sa ra thế giới