Đợi – Thơ và Nhạc

 

Chào các bạn,
doi
Khi nhạc gặp được thơ, nhạc đã khoác lên thơ một chiếc áo mới. Bây giờ thơ không chỉ có câu cú, vần, vận(cách gieo vần), mà thơ còn có âm thanh, giai điệu, và tiết tấu. Do vậy ta dễ gần và cảm nhận được ý nghĩa sâu sắc của thơ hơn. “Đợi” – thơ Vũ Quần Phương, nhạc Huy Thục – là một bài như vậy.

Nếu ở thơ, “Đợi” diễn tả sự chung tình, sự bền bỉ chờ đợi người mình yêu của một chàng trai thì ở nhạc, “Đợi” lại diễn tả những cảm xúc đó ở một người con gái. Thời gian trôi đi, cho dù mọi thứ đã đổi thay theo dòng chảy vô thường của cuộc sống, nhưng tình yêu trong trái tim kẻ si tình thì còn mãi, vẫn nguyên vẹn ở đó. Tình yêu là đợi chờ, là hy vọng một ngày kia cây cầu sẽ bắc nhịp cho tình yêu, cho hạnh phúc và ước mơ. Đọc tiếp Đợi – Thơ và Nhạc

Phục vụ tổ quốc

 

Làm thế nào để chúng ta có thể phụng sự tổ
quốc không bằng những cảm xúc nhưng bằng
chính sự kiến tạo của mình?
Sr. M Matta Trần Thị Lành, Dòng Nữ Vương Hòa Bình Buôn Ma Thuột

Có câu rằng “Một cánh én nhỏ, chẳng làm nên
mùa xuân”. Đứng trước những vấn đề to lớn của
xã hội, một người dân nhỏ bé có thể làm được gì?
Nguyễn Chí Thuận, kỹ sư vi tính, Hà Nội

Yêu nước có cần điều kiện gì không, trong khi nhiều
người nói nếu yêu nước bạn hãy làm việc A, việc B… ?
Đào Thu Hằng, NCS Tiến sĩ, Portugal

 

phucvutoquocVấn đề phục vụ tổ quốc thường là câu hỏi khó cho người trẻ và người dân thấp cổ bé họng, vì lý do chính là (1) khi mình thấp cổ bé họng thì chuyện đất nước hầu như mình luôn cảm thấy quá xa tầm tay mình, và (2) mình chẳng làm sao làm được chuyện to tát cho đất nước.

Nhưng có lẽ vấn đề dễ hơn chúng ta nghĩ, nếu ta biết đường đi nước bước một chút. Những điều sau đây nhằm đề nghị với các bạn một số những con đường bạn có thể đi.

1. Giữ trái tim bạn tinh khiết, yêu người và công bình, cả đời, vĩnh viễn.

Đây là 75% của vấn đề. Nếu một lúc nào đó trái tim bạn rơi xuống bùn, thì mọi kiến thức, bằng cấp, chức vụ, danh tiếng của bạn chỉ là khí cụ để làm nghề trộm cắp. Cho nên điều số 1 này khó hơn cả là tuyên thệ lái xe cả đời mà không bị tai nạn.

Đọc tiếp Phục vụ tổ quốc

Đường đi học

 

Chào các bạn,
tre-con-dan-toc-di-hoc
Nhà Lưu trú Buôn Hằng cách Giáo xứ 16 km, có hai con đường để đi: Một đường nhựa đi qua Buôn Hằng I còn gọi là Eauy và một con đường đất mới làm, người dân Buôn gọi là đường tránh lũ. Mỗi lần về, mình thường đi con đường đất tránh lũ vì nó gần hơn và đỡ giồng hơn đường nhựa. Mang tiếng là đường nhựa nhưng toàn ổ voi nên người trong Buôn Hằng II ra thị trấn ít ai đi đường này.

Mình chạy xe được hai phần ba đường thì gặp hai em bé trai khoảng mười, mười một tuổi. Sau lưng mỗi em mang một cái gùi, vừa đi vừa ăn chung một trái ổi non. Nhìn các em nhếch nhác, lếch tha lếch thếch, có lẽ mệt và đói, mình dừng xe lại cho hai em quá giang.Trên đường về, hỏi chuyện thì được biết hai em là anh em ruột: Em Hang mười hai tuổi và em Hak mười một tuổi. Hai em không đi học. Sáng nay đi hái lá nhưng không có, giờ đi về để chiều ra ruộng bắt cua… Chở các em về rồi mình trở lại nhà xứ. Tự nhiên mình thấy nhớ em A Páo – học sinh Lưu Trú sắc tộc Buôn Ma Thuột thật nhiều! Vì em cũng cũng mười một tuổi và gầy gò, nhỏ con, đen đủi như em Hak. Đọc tiếp Đường đi học

Crafting Asia Economic Strategy in 2013

Report of the CSIS Asia Team
January 2013

By Michael J. Green, Ernest Z. Bower, Victor Cha, Karl F. Inderfurth, Christopher K. Johnson, and Matthew P. Goodman (Project Director)

AISA PACIFICThe CSIS Asia Team is pleased to announce the release of a new report, “Crafting Asia Economic Strategy in 2013”. Economics is critical to Asia-Pacific affairs and to U.S. interests there. The region accounts for roughly half of global GDP and trade and includes some of the world’s fast-growing economies. Effective U.S. economic policies in the region are thus an essential complement of the Obama administration’s “strategic rebalancing” to Asia, reinforcing and being reinforced by the military, diplomatic, and political elements.

With the help of regional experts who participated in a series of roundtable discussions in the fall of 2012, CSIS prepared this report on a number of key economies of the Asia region: China, India, Japan, Korea, and the Association of Southeast Asian Nations (ASEAN). The report is intended to offer practical advice to Obama administration policymakers as they set a strategic course for economic relations with these important countries over the next four years.

To continue reading Crafting Asia Economic Strategy in 2013, please click here.

 

Gặp lại người “xé luật, phá rào”

 
Kỷ niệm 83 năm Ngày thành lập Đảng (3-2-1930 – 3-2-2013)
Tuổi trẻ“Thấy Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói đất nước thừa gạo xuất khẩu mà lại có con cháu phải ăn khoai đến trường, tôi thấy thắt lòng” – ông Nguyễn Thành Thơ, nguyên ủy viên trung ương Đảng, phó bí thư Thành ủy TP.HCM xúc động tâm sự.

614870Ông Mười Thơ (đứng giữa) trong một lần đi thăm sản xuất ở Thanh Hóa sau nạn đói – Ảnh do nhân vật cung cấp Đọc tiếp Gặp lại người “xé luật, phá rào”

Khổ vì quy định lỗi thời

 
Thanh NiênNhiều chính sách, quy định lạc hậu, phi thực tế, nhưng đến nay vẫn được áp dụng tại nhiều cơ quan, ban ngành, địa phương, gây lúng túng, thậm chí bức xúc cho cán bộ công chức và người dân.

Khổ vì quy định lỗi thời
Minh họa: DAD

Đọc tiếp Khổ vì quy định lỗi thời

Trung Quốc ngấm ngầm đưa ‘bản đồ lưỡi bò’ vào Việt Nam qua Wechat

 
Giáo dục Việt NamChuyện về WeChat không chỉ dừng ở việc hai ca sĩ trẻ Bảo Anh, Bùi Anh Tuấn bị cộng đồng mạng phản ứng vì quảng cáo cho phần mềm, mà còn nhiều điều nguy hiểm đằng sau công cụ chat của Trung Quốc này.
 

Người dùng Việt Nam có lẽ không hề biết rằng, khi chấp nhận dùng WeChat, họ đã vô tình xác nhận chủ quyền “đường lưỡi bò” trên biển Đông là của Trung Quốc, được thể hiện trong bản đồ ngầm của sản phẩm này.

bandotienganh

Trong bản đồ ở phiên bản tiếng Anh, hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam bị WeChat cố tình “lờ tịt”!

luoibo

Trong khi tại phiên bản tiếng Trung, “đường lưỡi bò” phi pháp lại được WeChat cho hiện rất rõ.

Đọc tiếp Trung Quốc ngấm ngầm đưa ‘bản đồ lưỡi bò’ vào Việt Nam qua Wechat