Chào nguyên xuân..

 

Chào các bạn,
hoa_mai
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn viết về thi sĩ Bùi Giáng như sau: “Ở cõi đời này, anh đã đến, đã sống và đã rơi vào một cơn hôn mê bất tận. Anh nói cười bằng một thứ ngôn ngữ xa lạ với thế gian và từ đó sinh ra ngộ nhận. Ngộ nhận gây nên đau đớn và cũng từ phía đau đớn ấy, anh như kẻ đắm tàu mang đi cùng mình một nỗi tuyệt vọng bất khả tư nghì”.

Bùi Giáng là một nhà thơ rất nổi tiếng ở miền Nam ngày trước, ông tự nhận mình là nhà thơ điên (mặc dù điên hay không chắc chỉ mình ông hiểu rõ). Sau này mặc dù người ta tranh luận về ông khá nhiều, nhưng tất cả đều không thể phủ nhận tài năng lạ lùng về cách sử dụng ngôn ngữ của ông. Đọc tiếp Chào nguyên xuân..

Đời sống tâm linh của bạn

 

Tôi giàu có và sinh sống đã rất đầy đủ rồi, vậy
tại sao tôi cần quan tâm đến đời sống tâm linh?
Hoặc một quan điểm khác: Cuộc sống của tôi
quá nghèo khổ vất vả, lo cơm ăn hàng ngày còn
khó khăn thì lấy đâu ra thời gian chăm sóc cho
đời sống tâm linh?
Đào Thu Hằng, NCS Tiến sĩ, Portugal

Làm thế nào để các tôn giáo trở thành khả tín
trong thời đại chúng ta?
Sr. M Matta Trần Thị Lành, Dòng Nữ Vương Hòa Bình Buôn Ma Thuột

humilityis9Chúng ta thường nghĩ đến đời sống tâm linh như là ngồi Thiền mỗi ngày một tiếng, hay đi nhà thờ mỗi ngày chúa nhật, hay vào chùa tụng kinh hàng tuần… Các hoạt động này, nếu nói là tôn giáo thì có thể đúng là tôn giáo. Nhưng nói là tâm linh thì có thể là tâm linh hoặc không tâm linh. Tùy theo…

Ngồi trong nhà thờ mà mắt thì chăm chăm vào cô áo hồng tóc xõa ngồi hàng ghế bên kia, thì đó có lẽ là lâm tình hơn là tâm linh. Miệng thì niệm Phật, bụng thì tính chuyện thuê một băng côn đồ đi đòi nợ dùm, thì đó là tính đấm hơn là tâm linh. Ngồi Thiền mà tâm thì tập trung vào cô hàng xóm trong bộ bikini thì đó là tắm xinh hơn là tâm linh…

Đọc tiếp Đời sống tâm linh của bạn

Bán kem

 

Chào các bạn,
TD
Chiều nay, mình có việc phải ra ngoài thị trấn Phước An. Lúc về, mình đi ngang qua trường Tiểu học Chu Văn An, nhìn thấy một em bé trai khoảng mười ba tuổi bán kem trước cổng trường. Nhìn em nhỏ đó, mình nhớ về em Y Lộc, học sinh Lưu Trú sắc tộc của mình thật nhiều.

Mình đổi về phụ trách nhà Lưu Trú sắc tộc bắt đầu NK 2008 – 2009. Trong NK này, em Y Lộc học lớp Bốn. Em nhỏ con nhưng có khuôn mặt trắng trẻo, rất dễ mến. Đọc tiếp Bán kem

Những nông dân vẽ vàng ròng trên đất sét

 
VnExpressĐến từ nhiều vùng quê, quen với công việc chân tay như phu hồ, đóng gạch, gieo hạt, cấy lúa, thế nhưng bằng phương pháp dạy nghề kiểu “6 không” của vị đại gia đất Cảng – Hải Đồ cổ, họ đã trở thành nghệ nhân tự tin cầm bút vẽ.
Gốm sứ vẽ bằng vàng bạc tỷ của đại gia đất Cảng

1

Nguyên tắc đào tạo kiểu “6 không: không phân biệt nam nữ; không phân biệt dân tộc; không phân biệt tuổi tác, không phân biệt văn hóa; không phân biệt lành hay què và không phân biệt năng khiếu đã giúp cơ sở sản xuất của ông tập trung nhiều nghệ nhân nhất nước.

Đọc tiếp Những nông dân vẽ vàng ròng trên đất sét

‘Phải dạy giáo viên trung thực’

 
VnExpress “ĐH Sư phạm là nền tảng của giáo dục nên phải dạy giáo viên tương lai tính trung thực, không để tình trạng học sinh giơ tay thẳng là thuộc bài, giơ tay cụp là chưa thuộc”, PGS Trần Hữu Nghị đề xuất.
Giáo viên dạy học trò nói dối‘Trường đại học chưa có trụ sở sẽ bị giải thể’
 

Thầy Trần Hữu Nghị cho rằng các trường sư phạm cần dạy giáo viên tương lai đức tính trung thực. Ảnh: Hoàng Thùy.

Đọc tiếp ‘Phải dạy giáo viên trung thực’

Một đòn mạnh giáng vào “đường lưỡi bò” phi pháp

 
Tuổi trẻVới việc kiện Trung Quốc ra Tòa án trọng tài Liên Hiệp Quốc, Philippines đang theo đuổi chiến lược ba mũi nhọn nhằm đối phó với những yêu sách chủ quyền phi pháp của Trung Quốc trên biển Đông.

>>Philippines kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế

>>Philippines kêu gọi người dân đoàn kết kiện Trung Quốc

TT6

Tàu hải giám Trung Quốc xuất hiện gần bãi cạn Scarborough Ảnh: AFP

Ba bước đi của Philippines

Theo thông cáo báo chí của Bộ Ngoại giao Philippines, phụ lục VII của UNCLOS xác định quá trình trọng tài bắt đầu bằng việc thông báo cho bên bị kiện. Philippines đã thông báo về vụ kiện cho Đại sứ quán Trung Quốc tại Manila. Bước kế tiếp là thành lập một ủy ban trọng tài năm thành viên và hai nước đạt thỏa thuận về việc lựa chọn địa điểm phán xử. Sau khi ủy ban được thành lập, các bên liên quan sẽ đưa ra tài liệu để khẳng định lập luận của mình. Dựa trên các vụ phân xử về tranh chấp hàng hải trước đây, quá trình kiện tụng có thể kéo dài 3-4 năm.

Ba mũi nhọn này là ngoại giao, chính trị và pháp lý. Philippines đưa ra bốn cáo buộc. Một là, “đường lưỡi bò” của Trung Quốc là phi pháp xét theo luật pháp quốc tế. Hai là, Trung Quốc đã chiếm giữ và xây dựng cơ sở trên các bãi đá ngầm, bãi cạn, bãi cạn lúc chìm lúc nổi… trên biển Đông và gọi chúng một cách bất hợp pháp là “đảo”. Ba là, Trung Quốc đã can thiệp bất hợp pháp vào các hoạt động bảo vệ chủ quyền của Philippines trong vùng lãnh hải nước này. Bốn là, Philippines tìm kiếm một phán quyết trong luật pháp quốc tế về vấn đề mà Trung Quốc chưa đưa vào danh sách “không chấp nhận” của Bắc Kinh.

Bộ Ngoại giao Philippines khẳng định đã vận dụng mọi giải pháp chính trị và ngoại giao để giải quyết tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc một cách hòa bình nhưng bất thành. Nếu Philippines không hành động, cộng đồng quốc tế sẽ cho rằng Manila ngầm chấp thuận việc Trung Quốc “thực hiện chủ quyền” trên vùng biển Philippines bằng các tàu hải giám. Trên thực tế, Trung Quốc đã thôn tính bãi cạn Scarborough bằng việc triển khai tàu chiến, tàu tuần tra tại khu vực này, thậm chí còn lập rào chắn. Ngư dân Trung Quốc cứ tiếp tục đánh bắt cá trái phép trên vùng biển của Philippines.

Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) đưa ra bốn cơ chế giải quyết tranh chấp lãnh thổ: Tòa án luật biển quốc tế (ITLOS), Tòa án công lý quốc tế (ICJ), Tòa án trọng tài và Tòa án trọng tài đặc biệt. Philippines đã tuân thủ mọi quy trình của UNCLOS. Các nước khi ký kết UNCLOS là đã chấp nhận việc giải quyết tranh chấp bắt buộc. Đầu tiên các nước phải giải quyết tranh chấp song phương. Nếu không đạt được thỏa thuận, một quốc gia có quyền đưa vụ việc ra tòa quốc tế theo UNCLOS. Quốc gia này có quyền chọn ITLOS hoặc Tòa án trọng tài.

Philippines đã chọn Tòa án trọng tài. Ban đầu Tòa án trọng tài sẽ xác định cơ quan này có thẩm quyền giải quyết tranh chấp hay không. Có nghĩa là tòa án sẽ xác định lập luận của Philippines có bao gồm việc diễn giải hoặc áp dụng UNCLOS hay không. Tòa án trọng tài có thể xác định xem liệu một địa điểm tranh chấp là đảo, bãi cạn hay bãi đá ngầm. Quan trọng hơn, Tòa án trọng tài có thể xác định xem liệu Trung Quốc có can thiệp bất hợp pháp vào chủ quyền lãnh thổ của Philippines trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Philippines hay không.

Tháng 8-2006, Trung Quốc tuyên bố không chấp nhận quy trình giải quyết tranh chấp bắt buộc dựa trên bốn cơ chế trên trong các vấn đề về phân định vùng lãnh hải, EEZ và thềm lục địa. Philippines khẳng định vụ việc này liên quan đến các vấn đề ngoài vùng lãnh hải, EEZ hay thềm lục địa. Vụ việc của Philippines cũng bao gồm việc diễn giải luật quốc tế theo UNCLOS. Do đó, Tòa án trọng tài có thể sẽ ra phán quyết ủng hộ Philippines. Nhiều khả năng phán quyết này sẽ tái xác nhận đường bờ biển, vùng lãnh hải và EEZ của Philippines dựa trên luật pháp quốc tế. Đó sẽ là một đòn mạnh giáng vào yêu sách “đường lưỡi bò” bất hợp pháp của Trung Quốc.

Chính quyền Philippines đã lựa chọn một cách cẩn thận những khía cạnh pháp lý đặc thù trong tranh chấp với Trung Quốc để đưa ra tòa án Liên Hiệp Quốc. Bất kỳ một phán quyết nào của Tòa án trọng tài phủ nhận “đường lưỡi bò” của Trung Quốc cũng đều có lợi cho các quốc gia khác có đòi hỏi chủ quyền trên biển Đông. Các nước như Việt Nam hoàn toàn có thể học tập kinh nghiệm và tiền lệ của Philippines.

 

Thúc đẩy quốc tế hóa tranh chấp biển Đông

Hành động chính trị – pháp lý của Philippines sẽ thúc đẩy hơn nữa tiến trình “quốc tế hóa” tranh chấp biển Đông. Nó cũng có thể dẫn tới phản ứng dây chuyền tại các quốc gia khác có tuyên bố chủ quyền tại biển Đông. Có thể các quốc gia này sẽ theo gương Manila đưa tranh chấp với Trung Quốc ra Tòa án trọng tài quốc tế.

Lường định những rủi ro có thể có, các nhà hoạch định chính sách ở Manila không hề hành động một cách bất cẩn. Trong nhiều tháng qua, dưới sự chủ trì của Ngoại trưởng Albert del Rosario, các học giả và luật sư Philippines và quốc tế đã hình thành một chiến lược pháp lý. Sự khôn khéo của Manila là việc chọn một khía cạnh pháp lý – chính trị liên quan “đường lưỡi bò” mà dư luận quốc tế đều thừa nhận là phi lý. Một khi “đường lưỡi bò” bị bác bỏ về mặt pháp lý và công lý quốc tế, lợi ích của Philippines tại bãi cạn Scarborough cũng sẽ được bảo vệ. Ở mức độ, vụ kiện này sẽ góp phần vào cuộc đấu tranh chung về pháp lý, chính trị, ngoại giao để tìm một giải pháp cho cuộc tranh chấp trên biển Đông. “Cách tiếp cận luật pháp quốc tế” luôn là một sự lựa chọn có giá trị, một lá bài chiến lược để ngỏ.

TS Nguyễn Ngọc Trường

 H.TRUNG ghi

 

GIÁO SƯ CARL THYER (HỌC VIỆN QUỐC PHÒNG ÚC)