Hiểu sát nghĩa

 

Chào các bạn,
thinking
Những năm mình phụ trách các nhà Lưu Trú sắc tộc, cùng đồng hành với các em sắc tộc như người trong một gia đình, có những điểm chỉ cần mình ở với các em một, hai ngày là mình sẽ thấy ngay: Như nhờ các em sửa một van nước hay sửa một vật dụng gì trong nhà; như thay một cầu chì điện… Các em có làm nhưng khi làm xong, được hoặc không được, không bao giờ thấy các em báo lại. Mình muốn biết thì phải cho gọi em đó lại và hỏi: Em đã làm được chưa hoặc em đã làm xong chưa… Lúc đó, em mới báo cho mình biết là được hoặc không được hoặc còn cần thêm thứ gì nữa mới làm xong được!

Không phải chỉ những việc trong nhà mới có tình trạng đó, mà kể cả những việc phải nhờ các em đi ra ngoài cũng vậy. Lúc đi thì các em chào mình rồi lấy xe đi, nhưng khi về, không bao giờ thấy các em báo lại, dù đó là việc to hay việc nhỏ như nhờ các em đi chuyển một thư báo đến một người… Nếu mình muốn biết các em có làm, có gặp để trao thư hay không thì phải tìm gọi các em lại hỏi và lúc đó các em mới nói…

Mới đầu, mình rất khó chịu vì cái kiểu này của các em. Nhưng sau mình thấy em nào cũng như vậy cả, dù em đó là sắc tộc Sêđăng, Êđê, Mnông, H’mông hoặc Mường Tày Nùng gì cũng vậy. Nghĩa là cả nhà Lưu Trú sắc tộc các em đều giống nhau ở điểm này.

Khi thấy và biết được các em như vậy, mình đã kiên nhẫn chỉ dạy cho các em. Trong một thời gian ngắn, các em hiểu được là khi đã nhận làm một công việc phải có trách nhiệm với công việc cũng như với người giao cho mình công việc đó. Khi hiểu ra được như vậy thì các em bắt đầu biết trình báo khi làm xong công việc và sau đó đã trở thành nếp trong Lưu Trú, không còn tình trạng nhận việc rồi làm được tới đâu thì làm, và công việc đó muốn ra sao thì ra!

Nhưng các em còn một đặc tính nữa mà mãi cho đến khi mình ở với các em gần hai năm mới nhìn ra được. Đó là các em hiểu sát đúng như điều mình yêu cầu, không bao giờ các em biết suy thêm dù chỉ một tí xíu. Điều này không riêng gì các em nhưng kể cả với người lớn, vì hôm nay mình ở giữa Buôn Làng như đồng bào của họ và phát hiện ra toàn bộ người đồng bào sắc tộc thiểu số đều giống nhau ở điểm này. Có lẽ như vậy nên họ không theo kịp người Kinh và cứ nghèo mãi chăng?

Ở các nhà Lưu Trú, để tập cho các em sau này biết nấu ăn, ít ra trong gia đình các em, nên tất cả mọi em trong nhà Lưu Trú từ lớn cho đến nhỏ, em nào cũng có phiên làm bếp. Vì vậy, trong nhà thường có một tấm bảng để dưới bếp ghi thực đơn của ngày hôm đó cho các phiên làm bếp biết mà làm các món ăn. Chẳng hạn trên bảng ghi canh cải, mình nói các em làm bếp ra vườn cắt cải. Các em ra cắt cải vào để đó, không làm gì thêm, đợi khi mình nói nhặt cải, cắt ra nấu canh thì các em mới biết làm. Các em không nghĩ ra trên bảng ghi canh cải như vậy có nghĩa là cắt cải vào là để nấu canh và mình phải làm để nấu canh… Và tỷ tỷ chuyện tương tự như vậy.

Có nhiều hôm mình ngồi chơi và nói chuyện với các em, mình nói sao các em không lo luyện óc mình cho nó nghĩ ra khi người ta nói hay người ta bảo mình làm như vậy là có ý gì, mà cứ để đầu óc mình không nghĩ gì hết cả vậy? Giống hôm nọ, cô nói: Hôm nay cô bị cho leo cây. Em A Phúc – học sinh lớp Mười một đứng gần đó nói với cô: Vậy hả cô, leo cây gì vậy cô? Đó, các em thấy không?! Các em chẳng chịu nghĩ xem họ nói như vậy là có ý gì cả!

Mình vừa nói xong, các em đang cười thì em H’Nam – học sinh lớp Sáu nói với mình: Nếu vậy thì mình thành người Kinh rồi!

Matta Xuân Lành
 

Một suy nghĩ 5 thoughts on “Hiểu sát nghĩa”

  1. Câu chuyện thật thú vị quá soeur ơi! Một khía cạnh nào đó, em thấy cái hiểu sát nghĩ này cũng hay, ít suy đoán, ít xao động. Anh Hoành ơi, cái tư duy “chính xác” này có gì đó gần với … thiền không? 🙂

    Em nghĩ có lẽ người dân tộc các em không quen suy nghĩ nhiều, không quen suy nghĩ trừu tượng. Các em có thể luyện bằng những trò chơi kích thích suy tư như chơi cờ, đọc truyện, …!

    Thích

  2. Hi Quỳnh Linh

    Cảm ơn Q Linh đã thường xuyên ghé thăm các em, cũng cảm ơn Q Linh đã quan tâm.

    Q Linh biết không sở trường của các em là âm nhạc, là lễ hội, hiện tại cả nhà đang ồn ào tập múa hát inh ỏi vì trưa thứ Bảy này mình cho các em Tất niên có văn nghệ và khách mời cho nên tổ nào tổ đó đang vui như có hội ở ngoài phòng ăn.

    Nhà mình có nhiều truyện và nhiều sách lắm, hôm mình về Saigon Huấn cũng cho mình một ít sách cho các em đọc nhưng không dám để tự do vì có truyện là các em không những không học hành gì ngoài ôm cuốn truyện và kể cả không ngủ luôn.

    Mình cũng đã để truyện để tập cho các em ý thức cũng như rèn luyện tự do của mình nhưng thấy chưa thể được và đã thu hồi lại đang để trong phòng mình. 😀

    Matta Xuân Lành

    Thích

  3. Hi Xuân Lành và Quỳnh Linh.

    Đọc câu truyện thì thấy các em cần được hố trợ để phát triển một số kỹ năng, nhất là communication, sáng tạo, taking initiative (năng động). Người Kinh cũng vậy thôi. Người thuộc vùng kinh tế nông nghiệp hoặc săn bắn chất phác, thường công cần communicate và năng động nhiều như dân thành thị làm việc trong các hảng xưởng và văn phòng, chi nên rất yếu về các kỹ năng đó.

    Communication: là phải nghe nhiều, nói nhiều, báo tin nhiều… Không thể cứ giả thiết là (mọi) người kia đã biết, mà luôn luon phải giả thiết là mình biết mà mình không nói thì không ai biết.

    Sáng tạo: Khi nghe cái này là nghĩ thêm được cái kia, thì thử bước thêm bước nữa được không (nhưng trước đó phải communicate trước với boss hay teammates để xem có nên bước thêm bước đó không).

    Taking initiative: Không chỉ làm cái mình được bảo làm, nhưng thấy cái gì đó làm được thì nên làm không đợi bảo (nhưng trước đó phải communicate trước với boss hay teammates để xem có nên làm thêm không)

    Nhận xét: Communicate luôn luôn cần thiết dù ta muốn làm gì.

    Thiếu các kỹ năng này, người ta sẽ nghèo cả đời. Đó không phải là đặc tính của dân tộc nào cả. Đó là thiếu kỹ năng sống khi mình từ một môi trường kinh tế giản dị bước sang một môi trường kinh tế phức tạp hơn.

    Thích

  4. Comment của anh Hoành làm em nhớ đến việc mình từng suy nghĩ: Một dân tộc đi lên từ lúa nước và nông nghiệp muốn hòa nhập với một nền văn minh công nghiệp và hiện đại thì cần những gì kĩ năng và kiến thức gì, để giảm bớt khoảng cách của 100 năm hay 200 năm….Anh Hoành nhắc lại làm em thấy em…đuối 😀

    Thích

  5. Hi chị Xuân Lành,

    Em nghĩ không chỉ riêng các em dân tộc thiểu số đâu mà hầu như ai cũng vậy, khi không phát triển kỹ năng communication như anh Hoành nói thì luôn có những chuyện Hiểu sát nghĩa tương tự xảy ra.

    Hôm nay em cũng có thêm kinh nghiệm nữa về communication. 🙂

    Thích

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s