Lưu trữ ngày: Tháng Mười Hai 17, 2012
Đi học và đi làm
công ty khởi nghiệp, nhưng bố mẹ ngăn
cấm vì “con gái cần phải có công việc và
gia đình ổn định”, nên em bị áp lực rất lớn
và rất căng thẳng. Em nên làm thế nào, vì
rất khó đối thoại với bố mẹ.
Đào Thu Hằng, NCS Tiến sĩ, Portugal.
Năm nay em 18 tuổi. Em chưa từng làm
điều gì sai, chuyên tâm học hành, nhưng
không hiểu vì lý do gì ba mẹ vẫn không
cho em được đi làm thêm. Làm sao để
thuyết phục ba mẹ?
Đỗ Hoàng Thiên Ân, SV Công nghệ Thông tin, Đại học Huflit, Sài Gòn
Môi trường làm việc là nơi các bạn trẻ học trưởng thành nhanh nhất. Làm việc giúp các bạn có trách nhiệm và gặt hái nhiều kỹ năng—đúng giờ, ngăn nắp, trật tự, giao tiếp, truyền thông, teamwork, tự tin… Làm việc quan trọng cho con người các bạn đến mức kinh nghiệm làm việc quan trọng cho một nửa CV (curriculum vitae) của các bạn sau này, nửa kia là lịch sử học tập và bằng cấp.
Ở Mỹ, nếu bạn xong trung học phổ thông cấp III mà không có một chút kinh nghiệm làm việc, thì rất khó vào các đại học tốt. Hoặc xong đại học, mà không có kinh nghiệm làm việc thì rất khó tìm việc.
Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên!
Chào các bạn,
Mình vừa chạy xe về đến cổng gặp ông Tơi, phụ huynh của em Zel – học sinh lớp Mười một, trường Trung tâm Giáo dục Thường xuyên, tỉnh Đăklăk – trong nhà Lưu Trú sắc tộc Buôn Ma Thuột. Ông Tơi ở bên xã Eauy, qua dự lễ cưới của cháu được cử hành tại nhà thờ giáo xứ chiều nay.
Cũng gần hai năm rồi hôm nay mình mới gặp lại ông Tơi. Mình hỏi thăm gia đình cũng như con cái của ông Tơi vì mình biết rõ từng người trong gia đình. Khi nói chuyện và hỏi thăm em Zel năm nay học có tốt không? Ông Tơi nói với mình: Năm nay việc học của em Zel không được tốt lắm vì em hay đau nên hay phải nghỉ học! Đọc tiếp Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên!
Tản văn tháng 10
GS Nguyễn Văn Thuận, niềm tự hào của người Việt
Dân Trí – Giáo sư Nguyễn Văn Thuận sinh năm 1966, tốt nghiệp Đại học Kobe vào năm 2002. Hiện ông là Chủ tịch Hiệp hội Công nghệ sinh học sinh sản châu Á.
Những giọt nước mắt khơi dậy quyết tâm
Năm 2002-2007, ông làm nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại Viện Công Nghệ Sinh học thuộc Viện RIKEN, Nhật Bản.
Từ tháng 3/2007 đến nay, tiến sĩ Nguyễn Văn Thuận giảng dạy tại Khoa Công nghệ sinh học động vật tại Đại học Kiến Quốc (Konkuk), Seoul, Hàn Quốc.
Trong cuộc gặp gỡ ấy, các du học sinh Việt Nam đã khóc khi hỏi Bộ trưởng Nguyễn Quân về việc tại sao học sinh Việt học ở Hàn Quốc giỏi hơn các học sinh Hàn, thành tích của họ còn cao hơn sinh viên Hàn Quốc. Nhưng khi học xong về nước, họ lại không thể phát triển chuyên môn của mình, còn các bạn Hàn Quốc ngược lại.

Phí “đè” chủ thẻ ATM
Tuổi Trẻ – Không chỉ phí rút tiền ngoại mạng, theo dự thảo thông tư quy định phí giao dịch ATM, chủ thẻ “gánh” thêm hàng loạt phí khác như phí rút tiền nội mạng (rút tại chính máy ATM của ngân hàng phát hành thẻ), phí chuyển khoản…
>> Bắt đầu thu phí ATM nội mạng
Trong khi đó, các chuyên gia cho rằng thu phí ATM là không thuyết phục, nhất là áp dụng trong thời điểm khó khăn như hiện nay.
Nhiều chuyên gia cho rằng ngân hàng (NH) và doanh nghiệp (DN) là những đơn vị hưởng lợi “kếch sù” từ việc trả lương qua thẻ. Do đó không thể dồn tất cả phí cho người lao động. Đọc tiếp Phí “đè” chủ thẻ ATM
Phạm tội vì chống lại cái xấu: Luật đang dung túng cái xấu ?
Thanh Niên – Nhiều vụ án xảy ra gần đây, bị cáo rơi vào tâm trạng là kẻ cùng đường, phản ứng lại cái ác để bảo vệ mình nhưng đều phải chịu xử lý trách nhiệm hình sự gây nên nhiều phản ứng trái chiều.
Trong phiên xử sơ thẩm ngày 21.6, TAND TP.HCM tuyên phạt Tạ Hữu Nguyện (35 tuổi, ngụ Q.Thủ Đức, TP.HCM) 10 tháng 25 ngày tù (bằng thời hạn tạm giam) về tội “giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng”. Sau phiên tòa, đã có nhiều ý kiến trái chiều.
Đọc tiếp Phạm tội vì chống lại cái xấu: Luật đang dung túng cái xấu ?