Cây Giáng Sinh…

 

Chào các bạn,
200px-Arbol_Navidad_03
Cây Giáng Sinh là cây xanh (thường là cây thông) được trang hoàng để trưng bày trong dịp lễ Giáng Sinh theo phong tục của người Ki tô giáo.

Truyền thuyết kể rằng, vào một đêm Noel đã rất lâu rồi có một người tiều phu nghèo khổ đang trên đường trở về nhà thì gặp một đứa trẻ bị lạc và lả đi vì đói. Mặc dù nghèo khó nhưng người tiều phu đã dành lại cho đứa trẻ chút thức ăn ít ỏi của mình và che chở cho nó yên giấc qua đêm. Vào buổi sáng khi thức dậy, ông nhìn thấy một cái cây đẹp lộng lẫy ngoài cửa. Hoá ra đứa trẻ đói khát tối hôm trước chính là Chúa cải trang. Chúa đã tạo ra cây để thưởng cho lòng nhân đức của người tiều phu tốt bụng. Đọc tiếp Cây Giáng Sinh…

Làm thế nào để tập trung?

 

Làm thế nào để tập trung?
Hoàng Khánh Hòa, NCS Tiến sĩ, Đại Học Missouri – Columbia, Mỹ

Em không thể tập trung học tập được.
Hễ cứ ngồi vào bàn học là đầu óc lại nhảy
lung tung đi đâu í. Làm thế nào để có thể có
cảm hứng và sự tập trung khi ngồi vào bàn học?
Nguyễn Chí Thuận, Kỹ sư vi tính, Hà Nội

Làm thế nào để nhớ nhanh, nhớ lâu, nhớ sâu?
Phạm Thị Mỹ Duyên_Đại Học Kiến Trúc, Đà Nẵng

 
tập trungKỹ năng tập trung giải quyết đến 90% vấn đề của việc học. Thường thì khi ta tập trung tốt ta hiểu bài rất rõ, nhớ rất kỹ, và nhớ rất lâu. Không tập trung thì nhìn một bài giải toán với cả chục hàng số trên bảng chỉ thấy bãi biển, dòng sông, hay tiên đi qua phố…

Chúng ta có thể có rất nhiều nguyên nhân mất tập trung, có những nguyên nhân rất khó có giải pháp, có những nguyên nhân dễ hơn. Trong danh sách sau đây chúng ta đi từ những nguyên nhân khó đến các nguyên nhân dễ. Và sau đó chúng ta nói đến cách học chủ động, vì biết cách học sẽ giúp cho chúng ta tập trung dễ hơn.

I. Các nguyên nhân mất tập trung

– Nếu bạn đang thất tình thì không có thuốc chữa. Phải chờ rất lâu ngày, khi cơn thất tình của bạn nguôi ngoai bạn mới tập trung được. Trong thời gian chờ đợi bạn có thể dùng sự học để chống thất tình, như là: “Mình phải lo học, không để chuyện tình này làm hỏng tương lai của mình.” Nhưng có lẽ bạn sẽ tốn thời gian khá lâu. Trường hợp thất tình nặng, bạn mất một hai năm học là chuyện thường.
Đọc tiếp Làm thế nào để tập trung?

Bà chủ quán áo dài quần… đùi

 

Chào các bạn,
The-Christmas-Story-24
Gần đến lễ Mừng Chúa Giáng Sinh gợi nhớ cho mình về một kỷ niệm và cũng thêm một kinh nghiệm cho mình khi sống với anh em sắc tộc, là những người không cùng bản sắc văn hóa với mình.

Ở các giáo xứ, giáo họ cũng như ở trong những nhà Lưu Trú công giáo, thường tối 24/12 có tổ chức một buổi canh thức Mừng Chúa Giáng Sinh. Nội dung là làm sống lại lịch sử cứu độ của Thiên Chúa từ ngày Thiên Chúa tạo dựng đến ngày Chúa Giêsu giáng sinh. Có thể diễn tả bằng cách đóng các vai diễn như người ta vẫn thường hay đóng kịch hoặc cũng có thể dẫn bằng một số hình ảnh liên quan, tùy sáng kiến mỗi nơi, không có một chuẩn mực bắt buộc, điều bắt buộc là không làm sai lệch những điều đã có trong Kinh Thánh là được. Đọc tiếp Bà chủ quán áo dài quần… đùi

Cảnh sát trật tự cơ động “làm luật” – Kỳ 2: Ngã giá ngay tại trụ sở

 
Thanh NiênNếu như Đội trưởng đội Cảnh sát trật tự cơ động Q.6 (TP.HCM) “làm luật” với chủ xe tại quán nhậu, thì Đội Cảnh sát trật tự cơ động – Công an Q.Bình Tân lại công khai hơn, tổ chức ngã giá với chủ xe ngay tại trụ sở. Sau đó chủ xe chung tiền, đọc biển số xe để “thủ quỹ” vào sổ!

>> Cảnh sát trật tự cơ động “làm luật

Trong quá trình tìm hiểu nạn “làm luật” để mua đường, đi đâu, gặp tài xế nào chúng tôi cũng nghe kể vanh vách cách làm tiền trắng trợn, có tổ chức của Đội Cảnh sát TTCĐ – Công an Q.Bình Tân. Theo cánh tài xế, sau khi ngã giá xong mức chung chi hằng tháng, chủ xe phải đóng tiền, báo số lượng xe và biển số cho trung tá Thiều Quang Văn, người được coi là “thủ quỹ” của Ðội Cảnh sát TTCĐ – Công an Q.Bình Tân.

 Trung tá Chương
Trung tá Chương – người quyết định giá bảo kê xe tải của anh H. – Ảnh: Hoài Nam

Đọc tiếp Cảnh sát trật tự cơ động “làm luật” – Kỳ 2: Ngã giá ngay tại trụ sở

‘Phi đội’ tiều phu nhảy tàu mưu sinh

 
VnExpressĐời cha rồi đến đời con, dân nghèo ở những làng chài ven đường tàu truyền nhau “kỹ nghệ” nhảy tàu quá giang lên những khu rừng hun hút của đỉnh Hải Vân Quan đốn củi mưu sinh.

Trời còn mờ hơi sương, gần 30 người cả phụ nữ và đàn ông đã ngồi chờ sẵn ở ga Kim Liên (Đà Nẵng) với lỉnh kỉnh dao, cơm nắm bỏ trong túi… Giụi mắt nhìn về phía đoàn tàu đang hú còi lại gần, ông Trần Văn Khánh nói như thanh minh: “Từ đây lên chỗ đốn củi dài gần 30 km, cuốc bộ mất vài tiếng đồng hồ. Không có xe máy, anh em tụi tôi muốn đi kiếm củi thì chỉ còn cách nhảy tàu thôi”.
 

Phi đội tiều phu bu bám trên nóc tàu để bắt đầu một ngày mưu sinh. Ảnh: Nguyễn Đông
Các tiều phu bám trên nóc tàu để bắt đầu một ngày mưu sinh. Ảnh: Nguyễn Đông

Đọc tiếp ‘Phi đội’ tiều phu nhảy tàu mưu sinh

Người nghèo chèo chống

 
Tuổi TrẻChạy vạy làm đủ việc từ lúc mặt trời chưa mọc đến nửa đêm. Đó là cách người nghèo đang xoay xở vượt khó để mưu sinh trong thời điểm kinh tế khó khăn vào dịp cuối năm, cận tết.
 

TT Ông Thắng ngủ trên vỉa hè đêm đông – Ảnh: Q.Việt

 

Buổi tối trên phố Cửa Nam, Hà Nội, ông Trần Thắng kể chuyện nhặt rác. Ông đã 65 tuổi, vẫn cố làm để khỏi nương cậy con cháu ở quê nhà, nhưng rác giờ cũng ít hơn vì quá nhiều người nhặt. Ngày nào nhặt được dăm chục ngàn đồng là mừng lắm rồi. Đêm đông, ông vẫn co ro ngủ luôn ở hè phố để tiết kiệm tiền trọ, và những khi khó ngủ lại tranh thủ vác bao lang thang tìm rác trên đường.
  Đọc tiếp Người nghèo chèo chống