Chén hát Tây Tạng

 

Chào các bạn,
800px-Klangschale
Chén hát (còn được gọi là Chén hát Tây Tạng, cồng rin, chén Himalaya hoặc cồng Suzu) là một loại chuông, được phân loại riêng giống như 1 chiếc chuông đứng.

Thay vì treo ngược hoặc gắn liền với một tay cầm, chén hát đặt với bề mặt đáy được kê. Các mặt và miệng chén hát ngân lên để tạo âm thanh đặc trưng bởi một tần số cơ bản (hòa âm đầu tiên) và thường 2 âm bội hòa âm có thể nghe được (hòa âm thứ hai và thứ ba). Theo nhà nghiên cứu chén hát Joseph Feinstein, chén hát truyền thống được sử dụng ở châu Á và truyền thống âm thanh với những cái chén bằng đồng có thể trở lại 3.000 năm hoặc nhiều hơn tới Thời đại Đồ đồng. Continue reading Chén hát Tây Tạng

Học thế nào cho hiệu quả?

 

Kỹ năng học hiệu quả là gì?
Hoàng Khánh Hòa, NCS tiến sĩ, Đại Học Missouri – Columbia, Mỹ

Em phải làm sao để tiếp thu bài học một cách hiệu quả?
Các em Thâm, Kypa, Truyên, Navi, Szun, Phơm, Milinh, THPT
Nguyễn Thị Minh Khai, Lưu Trú Buôn Hằng, Krông Păk , Đăklăk

 

study-hardVấn đề học hiệu quả vừa là vấn đề chung cho mọi người, vừa là vấn đề riêng cho mỗi môn học, lại vừa là vấn đề riêng cho cá tính của từng người. Chúng ta sẽ đi qua một số điểm căn bản, như là các đường chấm của một bản đồ, để giúp các bạn tự tìm cách học. Các điểm căn bản đó, được trình bảy dưới đây trong hai nhóm: các yếu tố chi phối cách học, và các cách học căn bản.

I. Các yếu tố chi phối cách học

Các phương pháp học thường thay đổi tùy theo:

– Môn học
– Trình độ
– Tuổi tác
– Cá tính mỗi người
Continue reading Học thế nào cho hiệu quả?

Bút vở đi học

 

Chào các bạn,
vở
Mỗi chiều thứ Sáu hằng tuần sau thánh lễ, mình dạy giáo lý lớp Vào Đời III, là lớp cuối cấp của chương trình giáo lý phổ thông. Đa số các em tuổi từ mười bảy trở lên và trình độ văn hóa của các em không đồng đều. Khoảng 2/3 lớp là học sinh lớp Mười trở lên, 1/3 lớp có trình độ văn hóa lớp Ba hoặc lớp Bốn và có một vài em không biết chữ.

Lớp giáo lý được khai giảng vào đầu tháng Mười, khi các em đã ổn định việc học văn hóa tại các trường lớp. Trong buổi học đầu tiên, mình đã thông báo cho các em biết thời biểu và lịch học của lớp, đồng thời yêu cầu các em đến học giáo lý – giờ của mình – phải có bút vở. Nếu các em đi học không mang bút vở để chép bài, mình sẽ mời ra khỏi lớp. Continue reading Bút vở đi học

Không xin

 

05
Túi vỏ bia đỏ xanh lăn lóc mé sân. Người mua rong – nữ – ngoài ba mươi, đạp xe qua thấy. Dừng, nhìn vào tỏ ý hỏi. Chị gật đầu. Nữ mua rong nhặt nhạnh nhặt nhạnh, đếm đếm… và chìa bàn tay… không có ngón.

Tay khác rút bút ghi :2000đ. Miệng ú ớ.. Ồ… một người câm lại thiếu ngón tay. Chị lắc đầu ngụ ý không lấy tiền. Nữ lại ghi: 2500đ. À, nữ ấy hiểu cái lắc đầu của chị là không đồng ý với giá trước nên sửa lại, hơn. Chị lại lắc đầu nhưng thêm tay ra hiệu quả quyết nói “Không lấy tiền đâu”. Lần này chính nữ lắc đầu, xua một tay, một tay moi tiền trong túi. Chị ngỡ ngàng rồi hiểu ý cầm lấy tờ 2000. Nữ cười tươi, cột hàng dắt xe. Ra khỏi cổng vẫy vẫy tay, bàn tay thiếu ngón…

Vuốt tờ tiền nhàu nát chị nghĩ “Đây là đồng tiền đẹp, đồng tiền của người có lòng tự trọng. Hành động nhỏ nhưng ý nghĩa lớn được tạo nên từ một người khiếm khuyết”.

Đã lâu không thấy lại nữ mua rong . ..Chị cầu mong rủi ro không xảy ra với nữ.

Tôn Nữ Ngọc Hoa
 

Ông giám đốc không bằng cấp

 
Dân tríHọc không kém, ráng hết sức cũng vào nổi trường nào đó nhưng anh lại chọn lối đi khác. Ông giám đốc chỉ tốt nghiệp phổ thông có những triết lý học hành rất thiết thực mà không ít người bỏ quên trong vòng quay chạy theo bằng cấp.

 >>  Bằng cử nhân bị … xếp xó, vì đâu?
 >>  Những tấm bằng bị … xếp xó

Dân làm kính ở TPHCM ít ai không biết đến anh Trần Công Minh, giám đốc công ty Minh Sáng, sản xuất bàn kệ kính có tiếng từ khu vực Đà Nẵng đổ vào. Nhiều người gọi anh là Minh “dị nhân” bởi không chỉ cách sống, làm việc kỳ quái mà còn vì so với nhiều giám đốc bằng cấp đầy mình thì “gã dị nhân” này chỉ tốt nghiệp phổ thông.

 
trancongminh1-a81fb

Ông giám đốc Trần Công Minh xuất thân từ thợ kính.

 

Continue reading Ông giám đốc không bằng cấp

Kéo điện lên núi thắp sáng bản Mông

 
Thanh Niên – Nằm trên đỉnh núi nhìn xuống nhà máy thủy điện Sơn La là 3 bản Noong Phụ, Pá Toong và Thẩm Hon nhưng đồng bào Mông ở đây có lẽ không ngờ có ngày điện lưới sẽ ngược núi lên với họ.

keodien2

Anh Vàng A Do đang soạn thảo văn bản trên máy tính – Ảnh: Nguyễn Đức

Continue reading Kéo điện lên núi thắp sáng bản Mông

Quảng Bình: 10 nhà máy nước sạch bỏ hoang, dân dùng… nước bẩn

 
Dân trí Tỉnh Quảng Bình hiện có hơn 50 nhà máy cung cấp nước sạch. Trong số đó có 10 công trình được đầu tư hàng chục tỉ đồng nhưng đang bị “bỏ hoang”. Hàng trăm ngàn người dân vẫn phải sử dụng nguồn nước nhiễm phèn, ô nhiễm.

 

10 nhà máy nước sạch bỏ hoang, dân dùng... nước bẩn
Ông Lê Hồng Quân, Trưởng thôn Trung Thôn, xã Quảng Trung, huyện Quảng Trạch rất bức xúc vì hàng trăm hộ dân thôn này đã nộp tiền lắp đặt hệ thống ống dẫn nước hơn 6 năm nay nhưng vẫn phải dùng nguồn nước nhiễm bẩn

Continue reading Quảng Bình: 10 nhà máy nước sạch bỏ hoang, dân dùng… nước bẩn